Mỗi con người sinh ra đều được cha mẹ, ông bà đặt cho một cái tên, là danh xưng để nhận dạng, xác định con người. Hãy cùng tìm hiểu xem cách đặt tên trong phong tục Việt Nam xưa có gì thú vị nhé.
Tên là thuật ngữ được dùng để nhận dạng, dùng để xác định một con người, một sự vật hoặc một bối cảnh nhất định. Một cái tên cá nhân xác định cụ thể một người và định vị cá nhân. Riêng tên con người thường đi kèm với họ, ở một số nước phương Đông người ta đặt trước và tên đặt sau; ở phương Tây thì tên đặt trước và họ đặt sau. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về cách đặt tên trong phong tục Việt Nam
Cách đặt tên xưa: Đặt tên xấu dễ nuôi
Trẻ con sinh ra không được đặt tên ngay, người ta thường gọi là thằng đỏ và con đỏ. Ở nông thôn Việt Nam, nhiều vùng người ta gọi trẻ sơ sinh là con đỏ (con gái), thằng đỏ (con trai), thằng cò (bé trai), cái hĩm (bé gái), cái đĩ (con gái), thằng lớn, thằng bé, cái cả, cái út… Sở dĩ người ta gọi con cháu của mình bằng những cái tên xấu xí, để tránh cho tà ma dòm ngó, nhằm bảo vệ sinh mạng cho họ.
Lớn lên một chút, ông bà, cha mẹ đặt cho con với những cái tên có vần, gần nghĩa với tên của người thân trong nhà. Cha mẹ có tên là Nhật, thì con cái tên Nguyệt; ông bà có tên là Lê, thì con cháu có tên là Lựu, Đào, Táo, Mận…
Tên gọi của người Việt xưa thường được đặt theo: tên gọi của hoa quả, vật dụng gần gũi, ví dụ như Mận, Đào, Lê, Lựu, Táo, Hồng…; tên gọi của địa danh, Sông, Núi, Biển, Đồng…; tên gọi của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, Mây, Mưa, Sấm, Chớp, Sáng, Tối, Nắng, Sét…; gọi theo con giáp, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Ất, Hợi…
Thời kỳ phong kiến, khi đặt tên người ta kiêng đặt tên giống với tên các vị thần, vị vua. Ví dụ vua tên Trần Nhân Tông, thì dân gian những ai tên Tông phải sửa thành tên khác, có thể là Tôn, Tốn, Tống… Nếu ai đó cố tình đặt tên giống với nhà vua, thì có thể bị định tội khi quân phạm thượng, bị xử phạt nặng. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều vị quan lại đã bị mất chức, mất mạng do vô tình đặt tên con trùng với tên của vua, tổ tiên nhà vua.
Tên con đẹp hay không, ý nghĩa sâu xa như thế nào, tất cả phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ và hoàn cảnh của gia đình. Danh gia vọng tộc thường đặt tên cho con hay, còn nhà nông thì tên giản dị; vùng nào nho giáo phát triển, thì tên người cũng thường có ý nghĩa văn chương.
Một số họ cơ bản ở Việt Nam: An, Âu, Bạc, Bạch, Bành, Bế, Biện, Bùi, Ca, Cái, Cam, Cao, Cát, Cầm, Cấn, Cù, Chế, Chiêm, Chu, Chung, Chử, Danh, Diệp, Doãn, Dư, Dương, Đái, Đàm, Đào, Đặng, Đèo, Đinh, Đoàn, Đô, Đồ, Đỗ, Đồng, Đổng. Giang, Giáp, Hà, Hạ, Lai, Lãi, La, Khưu, Khúc, Khương, Khuất, Khổng, Khiếu, Khiên, Kha, Kỷ, Kim, Nhan, Nguyên, Nguyễn, Ngụy, Ngọ, Nông, Mạnh, Ninh, Mạc, Mã, Mai, Ma, Lợi, Lộ, Linh, Lô, Lê, Lại Lâm, Hồng, Hồ, Hùng, Hứa, Kiều, Hàn, Tạ, Trương, Thân, Vạn, Trần, Vương, Vũ…
Cách đặt tên ngày nay: Theo phong thủy, theo trend
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, trình độ văn hóa cũng đã có nhiều biến đổi. Trong xu thế đó, việc đặt tên cũng có những biến đổi cả về quy trình đặt tên và các tên.
Tên gọi bây giờ rất phong phú, người ta chỉ tránh đặt tên trùng với người trong họ, còn lại thì những quy định về kỵ húy không còn thấy người ta lưu tâm.
Chữ đệm rất phong phú, người ta có thể lấy họ mẹ để làm đệm, tên cha mẹ làm đệm. Trước những năm 2000, con gái đệm “thị”, nam giới đệm “văn”, nay thì quan niệm này đã bỏ.
Người đặt tên thường là bố mẹ, ông bà. Ngay khi vừa sinh, thậm chí chưa sinh người ta đã lựa một tên thật đẹp để đặt cho con.
Ngoài tên đi học, người ta cũng có một tên ở nhà để gọi con. Tuy nhiên, những cái tên này không phải gọi để tránh ma quỷ, mà là những cái tên thân thuộc, ví dụ: thằng bon, cái còi, cu bin…
Đọc bài viết cùng chuyên mục tại:
- Phong tục Việt Nam xưa: Mang thai và sinh nở
- 300+ tên con gái hay 2021, hợp phong thủy nhất cho các tiểu thiên sứ
- Cẩm nang GenZ và 150 từ lóng tiếng Anh trendy nhất 2021
- Quan điểm đặt tên con của người Nhật ? Những tên nào được người Nhật “chuộng” nhất?
Các bạn hãy theo dõi mục mục Giải trí của BlogAnChoi để đón đọc những bài viết thú vị về phong tục Việt Nam xưa nhé.