Thế giới điện thoại ngày nay chia làm 2 nửa: iPhone của Apple đi theo những tiêu chuẩn riêng, còn lại là các điện thoại Android với rất nhiều cải tiến sáng tạo và đột phá. Nhưng đã từng có những cải tiến được kỳ vọng là “vĩ đại” hóa ra lại trở thành “thảm họa” thất bại nặng nề đến mức hầu như không ai biết tới nữa. Hãy cùng khám phá những điều thú vị này nhé!

Sponsor

Rất nhiều ý tưởng cải tiến điện thoại đã bị “chết yểu” do nhà sản xuất thiếu nguồn lực, công nghệ chưa đủ trình độ, không đáp ứng nhu cầu của người dùng, hoặc đơn giản là do chiến lược sai lầm. Hãy cùng điểm qua một số “phát minh” kỳ lạ của điện thoại Android trong những năm gần đây.

1. Màn hình bao quanh điện thoại

Có thể nói đây là một trong những kiểu thiết kế kỳ lạ nhất mọi thời đại của smartphone. Dòng điện thoại Xiaomi Mi Mix Alpha được công bố năm 2019, đó là giai đoạn mà các nhà sản xuất đang rất ưa chuộng kiểu thiết kế màn hình tràn viền của điện thoại.

Một chiếc điện thoại có màn hình ở cả 2 mặt sẽ như thế nào? (Ảnh: Internet).
Một chiếc điện thoại có màn hình ở cả 2 mặt sẽ như thế nào? (Ảnh: Internet).

Màn hình bao quanh của Mi Mix Alpha giống như một phiên bản tương lai của xu hướng đó, không chỉ tràn viền màn hình ở mặt trước mà còn mở rộng ra mặt sau của điện thoại, giúp người dùng trải nghiệm cảm giác toàn màn hình chưa từng có trước đây.

Tuy nhiên ý tưởng đi trước thời đại này lại không thực tế vì nhiều lý do, ví dụ như màn hình ở cả 2 mặt có vẻ thừa thãi vì chúng ta không thể nhìn cả 2 mặt cùng lúc được. Nhưng quan trọng hơn, nếu làm rơi điện thoại thì có thể sẽ bị nứt toàn bộ màn hình do mặt kính rất mong manh. Ngoài ra màn hình rộng hơn cũng đồng nghĩa với tốn pin hơn, và nếu cần sửa bên trong thì màn hình bao quanh toàn bộ sẽ trở thành cơn ác mộng vì rất khó tháo lắp.

2. Điện thoại kiểu lắp ghép

Ý tưởng này thực ra rất hữu ích, đó là điện thoại được tạo nên từ nhiều phần ghép lại với nhau, khi có vấn đề ở một bộ phận nào đó thì chỉ cần thay phần đó chứ không phải tốn tiền mua cả một chiếc điện thoại mới. Thậm chí mỗi người có thể tự tạo ra chiếc điện thoại trong mơ của mình bằng cách lắp ghép như vậy, và cũng giảm bớt rác thải điện tử, ít nhất là về lý thuyết. Dự án Ara của Google đã đi theo hướng đó.

Điện thoại lắp ghép nghe rất hay, nhưng thực tế thì sao? (Ảnh: Internet).
Điện thoại lắp ghép nghe rất hay, nhưng thực tế thì sao? (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên ý tưởng mang tính “cách mạng” này đã thất bại trong thực tế, vì đơn giản là người tiêu dùng không có nhu cầu. Hầu hết mọi người đều không quá đam mê và hiểu biết sâu về công nghệ, chúng ta không có nhu cầu lắp ghép phức tạp mà chỉ muốn có một chiếc máy hoạt động tốt để phục vụ các hoạt động thường ngày.

Hơn nữa, điện thoại lắp ghép về lâu dài sẽ làm giảm doanh số bán hàng của nhà sản xuất vì người dùng không cần mua điện thoại mới nữa mà chỉ mua các bộ phận để thay thế. Hiện nay chỉ có dòng điện thoại Fairphone mang một chút ý tưởng này, nó được thiết kế để có thể sửa từng phần một cách dễ dàng.

3. Camera chuyển động được

Hiện nay hầu hết điện thoại đều dùng camera selfie dạng đục lỗ, nhưng nhược điểm của nó là chiếm một phần diện tích màn hình. Trước đây đã có nhiều ý tưởng “điên rồ” nhằm khắc phục vấn đề này.

Chúng ta đã thấy các hãng như OnePlus, Samsung, Vivo, Oppo và Asus đều có điện thoại được trang bị camera di chuyển được như camera selfie bật lên hay camera chính có thể lật ra đằng trước. Những thiết kế này rất sáng tạo, nhưng đều không thể trở nên phổ biến.

Điện thoại có camera bật lên (Ảnh: Internet).
Điện thoại có camera bật lên (Ảnh: Internet).

Nhiều người lo ngại rằng camera dễ hư hỏng do chuyển động liên tục, nhưng thực ra vấn đề là thiếu không gian. Các nhà sản xuất phải giữ cho điện thoại nhỏ gọn mà vẫn đầy đủ tính năng, trong khi camera kèm theo các bộ phận để chuyển động chiếm rất nhiều không gian của máy.

4. Màn hình cong

Đây là một trong những kiểu điện thoại kỳ lạ nhất từng xuất hiện trong thực tế, cụ thể là dòng điện thoại G Flex của LG và Galaxy Round của Samsung. Điện thoại G Flex được làm cong theo chiều ngang để người dùng xem màn hình thoải mái hơn, còn Galaxy Round được làm cong theo chiều dọc để cầm trong tay chắc chắn hơn.

Điện thoại màn hình cong Galaxy Round của Samsung (Ảnh: Internet).
Điện thoại màn hình cong Galaxy Round của Samsung (Ảnh: Internet).

Màn hình cong là ý tưởng mới lạ trên điện thoại, nhưng không kinh tế. Tốn rất nhiều chi phí để chế tạo kiểu dáng này và chúng lại dễ bị hư nếu làm rơi, chưa kể việc sửa chữa cũng rất khó. Ngoài ra hình dạng cong làm điện thoại chiếm nhiều không gian hơn, tức là vận chuyển cũng khó khăn và tốn kém hơn. Tất cả những vấn đề đó làm cho điện thoại màn hình cong rơi vào quên lãng.

5. Tích hợp máy chiếu

Ý tưởng chèn thêm máy chiếu vào điện thoại có vẻ rất hấp dẫn, và thực tế Samsung đã thử nghiệm điều đó ở dòng điện thoại Galaxy Beam vào năm 2012. Máy chiếu sẽ giúp chia sẻ những nội dung trên điện thoại cho mọi người cùng xem một cách nhanh chóng và ở bất kỳ nơi đâu.

Sponsor
Điện thoại tích hợp máy chiếu Galaxy Beam của Samsung (Ảnh: Internet).
Điện thoại tích hợp máy chiếu Galaxy Beam của Samsung (Ảnh: Internet).

Nhưng Galaxy Beam chỉ được khen ngợi lúc mới ra mắt, khi sử dụng trong thực tế thì nó thất bại về cả 2 mặt: điện thoại và máy chiếu. Hình ảnh chiếu lên có độ phân giải thấp, còn bản thân chiếc điện thoại có các thông số kỹ thuật kém và thời lượng pin rất tệ. Hơn nữa nó có giá rất đắt, cồng kềnh và không nhiều người có nhu cầu như Samsung dự tính trước đó.

6. Tay cầm chơi game đầy đủ

Dòng điện thoại Sony Ericsson Xperia Play chuyên dành cho chơi game được ra mắt năm 2011, thường được gọi là “điện thoại PlayStation”. Thoạt nhìn thì chiếc điện thoại này hội tụ đầy đủ những thứ cần thiết cho một game thủ ở thời điểm đó: bộ xử lý mạnh, màn hình lớn (ở thời đó) và các nút bấm có thể trượt ra ngoài giống như máy PSP Go.

Điện thoại chơi game Sony Ericsson Xperia Play (Ảnh: Internet).
Điện thoại chơi game Sony Ericsson Xperia Play (Ảnh: Internet).

Thiết bị này được giới thiệu là hỗ trợ rất nhiều game PSP, nhưng thực tế chỉ chơi được một số ít game mà cũng không quá phổ biến. Ngoài ra, hầu hết các game trên Android không được thiết kế tương thích tối ưu với các nút điều khiển trên Xperia Play nên rất khó chơi được thoải mái.

Các vòng tròn cảm ứng trên Xperia Play cũng không nhạy bằng nút bấm trên PSP Go và cũng không tốt bằng cảm ứng bình thường, do đó không được ưa chuộng. Nói tóm lại, mặc dù có phần cứng tốt nhưng chiếc điện thoại này không giúp người dùng chơi game thoải mái hơn như kỳ vọng.

Sponsor

Bạn có muốn được dùng thử những chiếc điện thoại độc lạ trên đây không? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Mua điện thoại nào để làm quà cho bạn bè người thân? 9 lựa chọn từ bình dân đến cao cấp

Bạn muốn mua một chiếc điện thoại làm quà tặng cho bạn bè và người thân, nhưng chưa biết nên chọn chiếc nào để đúng ý họ? Đừng lo vì có rất nhiều mẫu điện thoại có thể đáp ứng được mọi nhu cầu khác nhau, từ những thiết bị cao cấp đầy đủ tính năng đến các điện ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 9 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(