Hiện nay, hầu hết các dòng smartphone cao cấp đã chuyển sang sử dụng màn hình OLED để thay thế cho LCD hay Super AMOLED trước đó. Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm hơn như màu sắc đẹp hơn, độ tương phản hay bão hòa tốt, màu đen có chiều sâu hơn, nhưng bản thân màn hình OLED lại có rất nhiều tác hại khác nhau. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về tác hại của màn hình OLED kĩ hơn nhé.

Sự khác biệt giữa màn hình OLED và LCD

Điện thoại có màn hình OLED đang dần thay thế LCD. Ảnh: internet
Điện thoại có màn hình OLED đang dần thay thế LCD. Ảnh: internet

Khác với màn hình LCD hay các màn hình thông thường, màn OLED sử dụng công nghệ giảm ánh sáng màn hình mới có tên Pulse Width Modulation (PWM). PWM khác hoàn toàn với công nghệ giảm sáng trên LCD là DC dimming. Chính bởi vì sự khác biệt này mà đối với phần lớn người dùng sử dụng các thiết bị có màn hình OLED sẽ bị tình trạng đau đầu.

PWM là gì? 

Cách hoạt động của màn hình OLED. Ảnh: internet
Cách hoạt động của màn hình OLED. Ảnh: internet

Hiểu một cách đơn giản nhất thì PWM chính là khả năng thay đổi kích thước (hay còn gọi là độ rộng) của các phần xung ánh sáng, để từ đó có thể chỉnh ánh sáng màn hình. Thông thường, tần số của xung ánh sáng phát ra cực kì cao (200hz và cao hơn nữa) và mắt người không thể phân biệt được, vì thế ta thường thấy ánh sáng luôn liền mạch và không bị hiện tượng nhấp nháy.

Giải thích kĩ hơn thì cách hoạt động của màn hình là do trạng thái tắt hay bật của màn hình. Khi người dùng giảm độ sáng trên màn hình thì trạng thái tắt sẽ lâu hơn trạng thái bật nên tạo cảm giác cho mắt là màn hình đã tối đi nhiều so với lúc trước.

Hãy xem đoạn video dưới đây để hiểu rõ hơn:

Khi chỉnh điện thoại ở mức sáng tối đa thì các xung ánh sáng có độ rộng lớn nhất, vì thế chúng ta luôn thấy màn hình sáng liên tục. Khi bắt đầu giảm độ sáng xuống dần dần thì độ rộng của các xung ánh sáng nhỏ dần tới khi nhỏ nhất và ta thấy màn hình xuất hiện tình trạng nhấp nháy (hay còn được biết với cái tên flicker).

Sẽ có một phần lớn người dùng sẽ thấy khó chịu hay thậm chí là đau đầu khi phải nhìn tình trạng flicker liên tục, nguyên nhân màn hình OLED gây đau đầu là từ đây. Đối với những ai thường sử dụng điện thoại có màn hình OLED thì tác hại này sẽ còn lớn hơn nhiều nữa.

Công nghệ Dc dimming là gì?

Khác hoàn toàn với cách làm trên màn hình OLED, màn hình LCD sử dụng công nghệ Dc dimming sẽ giảm điện năng sử dụng trên bo mạch để giảm độ sáng màn hình. Bởi vì ánh sáng trên LCD được phát ra từ các đèn nền nên càng tăng độ sáng thì điện năng tiêu thụ càng nhiều. Nhìn chung thì công nghệ này giúp LCD có phần tốt hơn OLED.

Tại sao không sử dụng Dc dimming để thay thế cho PWM?

Nguyên nhân chính là ở việc bản chất màn hình LCD là màn hình truyền dẫn ánh sáng, còn màn hình OLED là màn có khả năng tự phát sáng. Cho nên khi áp dụng Dc dimming cho màn hình OLED thì phải giảm điện năng tiêu thụ mới giảm được ánh sáng màn hình, từ đó thì màu sắc hiển thị sẽ bị sai lệch cực kì lớn. Đây là điều mà không một nhà sản xuất hay người dùng nào mong muốn.

Cách khắc phục vấn đề do màn OLED gây ra

Sử dụng điện thoại có màn hình OLED trước khi ngủ sẽ làm các tác hại nghiêm trọng hơn. Ảnh: internet
Sử dụng điện thoại có màn hình OLED trước khi ngủ sẽ làm các tác hại nghiêm trọng hơn. Ảnh: internet

Hiện tại vẫn chưa có một biện pháp chính xác nào được đưa ra để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên các hãng sản xuất điện thoại của Trung Quốc như Oppo hây Xiaomi đã khẳng định sẽ sớm đưa công nghệ Dc dimming lên các smartphone của hãng. Còn hiện tại để tạm tránh tác hại do màn OLED gây ra thì người dùng nên chỉnh độ sáng màn hình ở mức vừa phải, sử dụng điện thoại ở môi trường có đầy đủ ánh sáng, và đừng nên sử dụng điện thoại trước đi ngủ.

 

Xem thêm

OnePlus 7T Pro ra mắt, đối thủ nặng ký của Galaxy Note10 và iPhone 11, nâng cấp mạnh mẽ nhưng không bán ở Mỹ

OnePlus vừa ra mắt chiếc OnePlus 7T Pro chỉ một tháng sau khi hé lộ OnePlus 7T. Hãng đã mang trở lại thiết kế camera selfie nhô lên độc đáo trên 7T Pro.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận