Từ rừng núi đến sông suối, Tây Nguyên vinh dự được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật dân dã mà từ nó có thể làm nên những món ăn ngon mang đậm phong vị núi rừng khó quên. Ai đã đi Tây Nguyên đều bị cuốn hút bởi hương vị của vô vàn các món ăn đặc sản nơi đây.

Sponsor

Cơm lam

Cơm lam là một trong những món ăn từ gạo độc đáo nhất của ẩm thực Việt Nam. Cơm lam còn là món ăn mang đậm phong vị của núi rừng bởi lẽ nó bọc trong mình cái chất tự nhiên của những nguyên liệu từ đất rừng: từ những thanh tre tỏa hương thơm thanh khiết đến nước suối ngọt mát dùng làm nước nấu cơm.

cơm lam 1
Ảnh: internet

Để làm được cơm lam ngon đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng công đoạn. Trước hết phải chọn nứa ngô còn non, chặt lấy những gióng ở lưng giữa nứa rồi vạt một đầu, dùng lá chặn vào đầu đó. Gạo nếp để nấu cơm lam là nếp tan, còn gọi là “khẩu tan”. Gạo được ngâm, vo sạch, sau đó rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam cùng với nước suối vừa đủ. Chỉ còn việc chất củi xung quanh và đốt đến khi cơm chín.

cơm lam 2
Ảnh: internet

Khi cơm chín là lúc cần dùng nhiều kĩ năng nhất: phần cháy đen bên ngoài ống cơm sẽ được chẻ bỏ đi dần đến khi chỉ còn một lớp nứa mỏng bọc quanh phần cơm. Xắt những ống này thành nhiều khúc là có thể ăn được. Cơm lam có thể dùng với thịt gà hay thịt nướng rất hấp dẫn nhưng ngon nhất vẫn là dùng với muối vừng.

Gỏi lá

Đây là món ăn có nguồn gốc ở vùng cực bắc Tây Nguyên (Kon Tum) và rất thịnh hành ở đây. Nguyên liệu của gỏi lá có đến 40 loại lá khác, có rất nhiều loại quen thuộc dễ tìm nhưng cũng có loại phải đi vào rừng Tây Nguyên mới tìm được. Đừng ngần ngại hỏi đầu bếp làm gỏi lá cho bạn tên của từng loại lá, họ sẽ cho bạn biết lá nào lá lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, đinh lăng, trâm, mã đề, diếp cá, sung, lá lốt, chó đẻ răng cưa, mơ, cải cay, ổi, quế, húng, thuyền đất… và công dụng chữa bệnh của từng loại lá, những kiến thức có thể rất hữu ích cho bạn.

gỏi lá 1
Ảnh: internet

Gỏi lá không thể thiếu các món ăn kèm để làm đa dạng hương vị như thịt heo ba chỉ, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang, tôm rang và nhất là nước chấm. Nước chấm được làm từ bỗng rượu, được khử qua dầu ăn, trộn lẫn cùng trứng vịt ra được loại nước chấm sền sệt. Ngoài ra còn phải có thêm tiêu nguyên hạt, muối hạt, ớt cay xanh và hành.

gỏi lá 2
Ảnh: internet

Cách thưởng thức gỏi không hề cầu kì: kẹp đủ tất cả các loại lá và cuốn thành phễu để có thể cho đồ ăn kèm vào; bỏ vào đó thịt heo, tôm, da heo và gia vị rồi chấm vào nước chấm và cắn một miếng. Thật khó có từ nào có thể diễn tả cảm giác sự hòa quyện của lá rừng và thịt heo,gia vị của gỏi lá cùng lúc lấp đầy vị giác của bạn.

Gà nướng Bản Đôn

Đây là một trong những món ăn phải thử khi ghé thăm Bản Đôn. Người dân nơi đây rất nhiệt tình tiếp đãi du khách món ăn tuyệt vời nhất từ những con gà nuôi trong vườn. Gà Bản Đôn được nuôi rất công phu và được lựa chọn rất kĩ trước khi đem chế biến, và nhất thiết phải là gà thả vườn. Những con gà được chọn thường là những con mới lớn, nặng chỉ hơn một kg mỗi con.

gà nướng bản đôn 1
Ảnh: internet

Công đoạn chuẩn bị rất công phu và bài bản: gà sau khi làm sạch được dần cho bẹp lại rồi tẩm ướp với muối ớt, nước sả và một ít mật ong rừng. Điều cần biết là nước sả càng nhiều, thịt gà nướng càng ngon, và không được lấy cả bã sả sau khi giã lấy nước. Tẩm ướp xong, những con gà sẽ được kẹp vào các ống tre đã chẻ sẵn một khe ở giữa, chứ không xiên que, và được thường được đem nước trên cả một bếp than to.

gà nướng bản đôn 2
Ảnh: internet

Gà nướng ăn đúng kiểu địa phương thì phải được chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù là loại nào thì ớt rừng xanh, một loại ớt mọc hoang ngoài vườn ở đây cũng là thành phần chính rất quan trọng.

Rau rừng

rau rừng 1
Ảnh: internet

Loại rau này xuất hiện trong hầu như tất cả các bữa cơm của miền cao Gia Lai. Người địa phương cũng không có tên gọi cụ thể cho nó, chỉ thường gọi đơn giản là rau rừng vậy thôi. Có người cho rằng loại rau này rất giống rau lủi về hình dáng, vốn là đặc sản chỉ có ở vùng rừng Trà My (Quảng Nam), nhưng xét về hương vị, rau rừng Gia Lai không nhớt và có vị thuốc bằng, dù độ giòn ngọt thì tương tự, có người lại cho rằng nó na ná rau tàu bay hay đọt dớn.

Sponsor
rau rừng 2
Ảnh: internet

Loại rau này phổ biến ở khắp nơi và mùa nào cũng xuất hiện, nhưng nó ngon nhất khi mọc vào mùa mưa khi nó có đủ điều kiện thích hợp nhất để phát triển. Rau có vị mát và có độ giòn giữ được lâu, kể cả khi đã lỡ nấu quá lửa. Rau rừng được dùng thích hợp nhất với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) ánh sắc gạch vàng có vị mặn đậm đà.

Cá lăng

cá lăng
Ảnh: internet

Sinh sống rất nhiều trên con sông Sêrôpốk, đây là loài cá đặc sản đặc biệt mà núi rừng ưu ái ban tặng cho vùng đất Tây Nguyên. Cá lăng có vị ngọt tự nhiên, béo và thơm ngon đặc biệt nên đã trở thành món ăn được “săn đón” nhất ở rất nhiều nhà hàng và khách sạn ở Tây Nguyên. Cá lăng là nguyên liệu chính của vô vàn món ăn đa dạng hương vị và khó cưỡng như chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo,… trong đó cá lăng nướng có lẽ là món được yêu thích nhất.

Sponsor
Xem thêm

Cách nấu kho quẹt tóp mỡ thơm ngon, ai cũng thích

Cơm cháy chà bông là một trong những món ăn vặt đường phô được rất nhiều người yêu thích, một trong những topping ăn kèm với cơm cháy không thể thiếu đó là kho quẹt. Vậy để nấu kho quẹt sao cho ngon thì hôm nay BlogAnChoi sẽ mách bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 5 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(