Bạn đang băn khoăn không biết nên cho trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu và chế biến các món ăn như thế nào? Đừng lo, bài viết này BlogAnChoi sẽ giúp bạn cách chế biến 10 món ngon cho bé dưới 15 tháng tuổi đầy chất dinh dưỡng, để bé có thể vui khỏe mỗi ngày!
- 1. Cách nấu cháo thịt bí đỏ
- Giá trị dinh dưỡng của cháo thịt bí đỏ
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo thịt bí đỏ
- Cách nấu cháo thịt bí đỏ
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo thịt bí đỏ
- Lưu ý khi nấu cháo thịt bí đỏ
- 2. Cách nấu cháo cá cà rốt
- Giá trị dinh dưỡng của cháo cà rốt
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo cà rốt
- Cách nấu cháo cà rốt
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo cà rốt
- Lưu ý khi nấu cháo cà rốt
- 3. Cách nấu cháo trứng cà chua
- Giá trị dinh dưỡng của cháo trứng cà chua
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo trứng cà chua
- Cách nấu cháo trứng cà chua
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo trứng cà chua
- Lưu ý khi nấu cháo trứng cà chua
- 4. Cách nấu cháo lươn
- Giá trị dinh dưỡng của cháo lươn
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo lươn
- Cách nấu cháo lươn
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo lươn
- Lưu ý khi nấu cháo lươn
- 5. Cháo đậu hũ rau ngót
- Giá trị dinh dưỡng của cháo đậu hũ rau ngót
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo đậu hũ rau ngót
- Cách nấu cháo đậu hũ rau ngót
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo đậu hũ rau ngót
- Lưu ý khi nấu cháo đậu hũ rau ngót
- 6. Cháo bí đỏ đậu phộng
- Giá trị dinh dưỡng của cháo bí đỏ đậu phộng
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo bí đỏ đậu phộng
- Cách nấu cháo bí đỏ đậu phộng
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo bí đỏ đậu phộng
- Lưu ý khi nấu cháo bí đỏ đậu phộng
- 7. Cháo sườn đậu Hà Lan
- Giá trị dinh dưỡng của cháo sườn đậu Hà Lan
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo sườn đậu Hà Lan
- Cách nấu cháo sườn đậu Hà Lan
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo sườn đậu Hà Lan
- Lưu ý khi nấu cháo sườn đậu Hà Lan
- 8. Cháo thịt gà nấm rơm
- Giá trị dinh dưỡng của cháo thịt gà nấm rơm
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo thịt gà nấm rơm
- Cách nấu cháo thịt gà nấm rơm
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí thịt gà nấm rơm
- Lưu ý khi nấu cháo thịt gà nấm rơm
- 9. Cháo cua bí đỏ
- Giá trị dinh dưỡng của cháo cua bí đỏ
- Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo cua bí đỏ
- Cách nấu cháo cua bí đỏ
- Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo cua bí đỏ
- Lưu ý khi nấu cháo cua bí đỏ
- 10. Cháo ếch rau mồng tơi
1. Cách nấu cháo thịt bí đỏ
Giá trị dinh dưỡng của cháo thịt bí đỏ
Bí đỏ là một loại thực phẩm rất tốt cho em bé. Nó giúp trẻ sáng mắt, có làn da căng mịn và bổ sung hệ miễn dịch. Món cháo thịt bí đỏ là một món cháo dễ làm nhưng đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo thịt bí đỏ
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Thịt heo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Bí đỏ: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Dầu ăn: khoảng 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo thịt bí đỏ
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Thịt rửa sạch và băm nhuyễn, gia vị cho thịt vừa ăn, cho vào dầu và xào đến khi chín
- Bí đỏ cắt hình hạt lựu, cho vào cháo nấu đến khi mềm đi. Phi hành và cho thêm 1 muỗng cà phê dầu.
- Bỏ thịt vào cháo. Đừng quên nếm cho vừa ăn và cho thêm 1 muỗng dầu ăn nhé!
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo thịt bí đỏ
Bạn nên lựa chọn những quả bí đỏ vừa chín tới, không quá non cũng không quá già. Bí đỏ ngon là bí đỏ nặng, vỏ trơn nhẵn, và cảm giác cầm rất chắc tay. Đặc biệt thịt heo phải là thịt săn chắc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bát cháo thịt bí đỏ phải nhìn đẹp mắt, thịt không bị vỡ và bí đỏ màu sắc tươi tắn, vừa chín tới. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo thịt bí đỏ
Khi rửa thịt, bạn nên rửa thật kỹ để tránh lẫn phải cát, bụi bẩn. Bên cạnh đó, bí đỏ khi nấu bạn cần giữ cho bí đỏ vừa chín tới, không quá cứng hoặc không quá mềm, tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Việc nêm nếm cũng cần phải cẩn trọng để có một món ăn vừa miệng nhất có thể!
2. Cách nấu cháo cá cà rốt
Giá trị dinh dưỡng của cháo cà rốt
Cà rốt là một loại thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta và rất tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi. Nó giúp hỗ trợ răng và nướu của bé phát triển chắc hơn, hỗ trợ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ. Giá trị chữa bệnh của cà rốt cũng được tăng lên nhờ nó cung cấp vitamin A rất nhiều.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo cà rốt
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Cá nạc: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Cà rốt: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Dầu ăn: khoảng 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo cà rốt
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Đem cá đi luộc chín (vừa tới). Sau đó vớt cá ra ngoài, tẩm ướp thêm gia vị cho vừa miệng
- Cà rốt cắt hình hạt lựu thật nhỏ, cho vào cháo nấu đến khi mềm đi.
- Bỏ cá vào cháo. Đừng quên nếm cho vừa ăn và cho thêm 1 muỗng dầu ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 233 calo.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo cà rốt
Khi mua cà rốt, bạn nên chú ý mua những quả có lớp da bên ngoài dễ nhìn, vừa mắt. Điều này thể hiện qua màu sắc của quả cà rốt. Quả cà rốt ngon sẽ có màu cam, tươi sáng và cảm giác có độ nặng nhất định, thịt chắc rõ rệt. Bát cháo cá cà rốt phải nhìn đẹp mắt, thịt cá bị vỡ và cà rốt vừa chín tới.Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo cà rốt
Khi bạn luộc cá nạc, nên lưu ý vặn lửa vừa phải. Khi cá vừa chín thì phải tắt bếp ngay, tránh tình trạng cá bị vỡ ra sẽ không còn ngon. Khi nấu cà rốt phải để nó chín, nếu nó quá cứng sẽ gây khó khăn cho trẻ khi ăn.
3. Cách nấu cháo trứng cà chua
Giá trị dinh dưỡng của cháo trứng cà chua
Trứng và cà chua là hai loại thực phẩm vô cùng tốt cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi. Trứng giúp tăng cường khối lượng cơ bắp săn chắc, giúp tăng sức khỏe và có lợi cho đôi mắt. Nó cũng cung cấp dưỡng chất, khoáng chất cần thiết để trẻ phát triển. Còn cà chua cũng là một thực phẩm giúp tăng thị lực, làm sáng da và tốt cho sự phát triển tóc của trẻ nhỏ. Hai thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ cho ra một món ăn rất bổ dưỡng.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo trứng cà chua
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Trứng: 50g (1 quả)
- Cà chua: 30g (3 muỗng canh)
- Dầu: 5g (1 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo trứng cà chua
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Trứng đập và đánh đều lòng đỏ, lòng trắng
- Cà chua cắt hình hạt lựu thật nhỏ, cho vào cháo nấu đến khi mềm đi.
- Bỏ trứng vào cháo. Đừng quên nếm cho vừa ăn và cho thêm 1 muỗng dầu ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 242 calo.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo trứng cà chua
Bạn nên mua trứng gà để bổ dưỡng hơn thay vì trứng vịt. Nên mua trứng mới thay vì trứng cũ để đảm bảo chất dinh dưỡng. Bạn có thể để ý bằng cách cầm quả trứng và nhìn kĩ vào chính giữa. Trứng mới sẽ có buồng khí nhỏ và phần lòng bên trong sẽ không di chuyển. Còn cà chua bạn nên chọn những quả đỏ hồng, cầm chắc tay. Không nên chọn quả hồng bị dập úng, sẽ không ngon. Bát cháo trứng cà chua phải nhìn đẹp mắt, không có quá nhiều dầu nổi lên trên bề mặt, trứng và cà chua hòa quyện với nhau, vừa chín tới. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo trứng cà chua
Khi đập trứng bạn nên đánh đều lòng đỏ, lòng trắng. Lưu ý, phải đánh cho thật đều nhé. Khi cắt cà chua, bạn nêu cắt hình hạt lựu và phải cắt thật nhỏ để trẻ ăn không bị nghẹn ở cổ. Khi bỏ cà chua vào cháo thì nên cho lửa nhỏ và phải tắt bếp khi cháo vừa chín tới.
4. Cách nấu cháo lươn
Giá trị dinh dưỡng của cháo lươn
Cháo lươn là một món ăn rất bổ dưỡng, không chỉ cho mẹ và bé. Thịt lươn được biết đến như một loại thịt có nhiều chất dinh dưỡng và nhiều vitamin như A, D, B1, B2, B6,… Thịt lươn giúp chữa gầy còm ở trẻ em, đặc biệt là chứng mồ hôi tay, chân.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo lươn
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Thịt lươn: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Cà rốt: 30g (3 muỗng canh)
- Dầu: 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo lươn
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Lươn làm thật sạch, thả vào cháo luộc cho chín, vớt ra ráo nước.
- Cà rốt cắt hình hạt lựu thật nhỏ. Sau đó, cho vào cháo nấu cho đến khi nó mềm đi.
- Lươn gỡ lấy nạc, ướp thêm chút nước mắm, hành, gia vị và cho vào dầu xào đến chín
- Sau khi cháo chín, cho lươn vào. Đừng quên cho thêm 1 muỗng dầu ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 237 calo.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo lươn
Khi mua lươn về làm thịt cho trẻ nhỏ ăn, bạn nên lựa những con lươn có độ lớn vừa phải. Để ý kĩ ở phần bụng và phần lưng, nếu thấy có hai màu phân biệt rõ rệt là màu vàng và màu đen thì dó là lươn ngon, được bắt ở ao, rạch. Thịt sẽ rất thơm và bổ dưỡng. Bát cháo lươn phải nhìn đẹp mắt, thịt không bị vỡ và cà rốt màu sắc tươi tắn, vừa chín tới. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo lươn
Khi làm thịt lươn, bạn nên làm thật kĩ. Đừng để sót lại xương, kẻo gây hóc xương cá cho bé nhé! Luộc lươn thì phải luộc cho chín. Nêm nếm thì phải vừa ăn sao cho hợp khẩu vị của bé.
5. Cháo đậu hũ rau ngót
Giá trị dinh dưỡng của cháo đậu hũ rau ngót
Đậu hũ có tác dụng giảm nguy cơ ung thư dạ dày, thúc đẩy cung cấp canxi cho trẻ nhỏ và những dưỡng chất thiết yếu. Còn rau ngót là loại rau có tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp tăng tiết nước bọt và sát khuẩn. Lá của ra ngót còn chữa được các bệnh vặt như sởi, viêm phổi, ho, tiêu độc.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo đậu hũ rau ngót
- Gạo: khoảng 30g
- Rau ngót: 30g
- Dầu: 5g
- Đậu hũ: khoảng 50g (1/2 miếng nhỏ)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo đậu hũ rau ngót
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Với đậu hũ, bạn nên cắt thành hình hạt lựu thật nhỏ để bé dễ ăn
- Rau ngót cắt nhuyễn, cho vào cháo nấu cho chín
- Sau khi cháo chín, bạn hãy đem đậu hũ bỏ vào cháo. Đừng quên trút ra chén khi cháo chín vào cho thêm một muỗng dần ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 256 calo.
Các bạn có thể xem thêm video dưới đây để biết cách nấu món ngon này nhé!
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo đậu hũ rau ngót
Muốn mua đậu hũ ngon, bạn nên xem xét màu sắc, mùi vị và cảm giác khi bạn cầm miếng đậu hũ trên tay. Nó phải có màu trắng ngà, không bị vỡ và có nhiều thạch cao. Rau ngót tốt nhất bạn nên hái từ cây để nó tươi ngon. Hoặc nếu không có rau tại nhà thì bạn có thể tìm mua ở các siêu thi, cửa hàng tiện lợi,… để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bát cháo đậu hũ rau ngót phải nhìn đẹp mắt, đậu hũ không bị vỡ và rau ngót nấu vừa chín tới, vẫn giữ được màu xanh vốn có của nó. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo đậu hũ rau ngót
Khi cắt rau ngót bạn lưu ý phải băm thật nhỏ để tạo cảm giác dễ ăn nhất cho trẻ. Đậu hũ thì nên cắt thành hình hạt lựu vừa với miệng của trẻ.
6. Cháo bí đỏ đậu phộng
Giá trị dinh dưỡng của cháo bí đỏ đậu phộng
Như đã đề cập ở trên, bí đỏ là một loại thực phẩm rất tốt cho em bé. Nó giúp trẻ sáng mắt, có làn da căng mịn và bổ sung hệ miễn dịch. Món cháo thịt bí đỏ là một món cháo dễ làm nhưng đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Còn đậu phộng cũng có những tác dụng rất tốt như giàu năng lượng cung cấp cho cơ thể, bổ sung chất chống oxy hóa và khoáng chất.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo bí đỏ đậu phộng
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Đậu phộng: 30g (3 muỗng canh)
- Bí đỏ: 30g (3 muỗng canh)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo bí đỏ đậu phộng
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Bí đỏ cắt hình hạt lựu thật nhỏ và cho vào cháo nấu
- Đậu phộng ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
- Sau khi cháo chín thì cho đậu phộng xay nhuyễn vào và tiếp tục nấu. Đừng quên trút ra chén khi cháo chín vào cho thêm một muỗng dần ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 291 calo.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo bí đỏ đậu phộng
Bạn nên lựa chọn những quả bí đỏ có màu sắc tươi tắn, không quá non cũng không quá già. Bí đỏ ngon là bí đỏ nặng, vỏ trơn nhẵn, và cảm giác cầm rất chắc tay. Đậu phộng thì nên chọn những hạt còn ngon, nếu khi bóc vỏ bạn thấy hạt nào bị sâu ăn thì nên bỏ ra. Bát cháo thịt bí đỏ đậu phộng không có quá nhiều yêu cầu về thành phẩm. Tuy nhiên, khi bạn nấu xong, nhìn vào thì bát cháo phải nhuyễn, bí đỏ cũng như đậu phộng phải được nấu nhừ. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo bí đỏ đậu phộng
Bí đỏ khi nấu bạn cần giữ cho bí đỏ vừa chín tới, không quá cứng hoặc không quá mềm, tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Đậu phộng thì nên xay thật nhuyễn để bé dễ ăn. Việc nêm nếm cũng cần phải cẩn trọng để có một món ăn vừa miệng nhất có thể!
7. Cháo sườn đậu Hà Lan
Giá trị dinh dưỡng của cháo sườn đậu Hà Lan
Thịt lợn là loại thịt chứa nhiều protein rất tốt cho sức khỏe của bé. Nó chứa 9 loại axit amin giúp trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt phần thịt ở sườn là phần thịt ngon, và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đậu Hà Lan là loại đậu giúp cải thiện tình trạng cơ thể, cân bằng huyết áp, tăng cường năng lượng và ngăn ngừa trẻ bị bệnh thiếu máu.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo sườn đậu Hà Lan
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Sườn nạc: khoảng 100g (chừng 5-6 miếng)
- Đậu Hà Lan tươi: 10g (1 muỗng canh đầy)
- Dầu: 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo sườn đậu Hà Lan
- Gạo ngâm nước tầm 30 phút, lấy cối đấm nghiền ra
- Sườn chặt miếng nhỏ
- Đậu Hà Lan ngâm nước tầm 30 phút và bóc vỏ
- Củ hành bóc vỏ, cắt mỏng, phi vàng với 1 muỗng dầu
- Nấu nước hầm và sườn cho đến khi sườn vỡ ra, sau đó chắt nước, gỡ lấy thịt nạc và xét thật nhỏ để bé dễ ăn
- Cho bột gạo vào khuấy. Đừng quên nêm nếm sao cho vừa ăn nhé!
- Nếu muốn, có thể để hành phi lên trên, cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn (ngon hơn khi ăn nóng).
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 278 calo.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo sườn đậu Hà Lan
Khi chọn sườn non, bạn nên chọn sườn có đội tươi bằng cách nhìn màu sắc. Sườn non ngon sẽ có màu hường nhạt, không có mùi ôi thiu. Còn đậu Hà Lan, bạn nên chọn những quả non, vỏ bóng và giòn, các hạt đậu có màu xanh nhạt. Bát cháo sườn đậu Hà Lan khi nấu xong phải vừa ăn, không quá mặn hoặc quá nhạt. Sườn cũng như thịt được xé ra phải mềm mại, vừa ăn. Đậu Hà Lan cũng phải nhuyễn và hòa quyện với cháo. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo sườn đậu Hà Lan
Khi nấu cháo sườn đậu Hà Lan, bạn nên lưu ý luộc đậu cho chín tới và bóc vỏ. Tránh trường hợp đậu chưa chín sẽ gây khó ăn cho bé. Sườn non khi nấu phải đun nhỏ lửa và thời gian vừa đủ để nước thịt mềm ra. Khi xé thịt nên xé nhỏ để bé dễ ăn. Việc nêm nếm cũng rất quan trọng vì sườn non đã có chất ngọt sẵn rồi, bạn nên nêm vừa tay thôi nhé!
8. Cháo thịt gà nấm rơm
Giá trị dinh dưỡng của cháo thịt gà nấm rơm
Thịt gà là loại thực phẩm rất có lợi cho trẻ nhỏ. Nó chứa nhiều đạm, ít chất béo và có chứa một loại axit amin chống loãng xương, giúp xương săn chắc. Ít ai biết rằng thịt gà giàu phốt pho và cải thiện hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Còn nấm rơm có tác dụng giúp trẻ tăng trưởng nhanh hơn, nâng cao sức đề kháng. Đặc tính của nấm rơm là nó có tình hàn nên giúp ích khí, tiêu thực và khử nhiệt.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo thịt gà nấm rơm
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Thịt gà: 30g (3 muỗng canh)
- Nấm rơm: 30g (4-5 tai nấm)
- Dầu: 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo thịt gà nấm rơm
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Thịt gà cắt nhỏ, nấm cắt mỏng
- Phi 1 muỗng cà phê dầu và hành vào thịt gà, nấm rơm ướp thêm một chút gia vị, nước mắm.
- Cho thịt gà và nấm rơm vào cháo. Đừng quên trút ra chén khi cháo chín vào cho thêm một muỗng dần ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 254 calo.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí thịt gà nấm rơm
Bạn nên lựa chọn gà ta để có được chất lượng thịt ngon nhất nhé! Vì gà ta có thịt mỏng, mịn và không có mùi hôi. Còn nấm rơm bạn nên mua các cây nấm nguyên vẹn, không dập nát. Bát cháo thịt gà nấm rơm khi nấu xong phải nhìn đẹp mắt, nấm đã được nhuyễn, và thịt gà được nếm kĩ vừa ăn. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo thịt gà nấm rơm
Khi nấu cháo thịt gà nấu rơm, bạn nên cắt thị gà thật nhỏ và cắt nấm thật mỏng nhé. Hi vọng bạn sẽ nấu được món thịt gà nấm rơm thật ngon cho bé nhà mình!
9. Cháo cua bí đỏ
Giá trị dinh dưỡng của cháo cua bí đỏ
Cua có tác dụng tiết xương, trị mụn độc, giúp bổ sung các khoáng chất cho cơ thể. Vì nó có tính lạnh nên rất mát cho trẻ em. Còn bí đỏ là một loại thực phẩm rất tốt cho em bé. Nó giúp trẻ sáng mắt, có làn da căng mịn và bổ sung hệ miễn dịch. Món cháo thịt bí đỏ là một món cháo dễ làm nhưng đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo cua bí đỏ
- Gạo: khoảng 30g (3 muỗng canh)
- Thịt cua: 30g (3 muỗng canh)
- Bí đỏ: 30g (3 muỗng canh)
- Dầu: 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo cua bí đỏ
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Thịt cua làm sạch, đem đi xào
- Bí đỏ cắt thành hình hạt lựu thật nhỏ để bé dễ ăn, cho vào cháo nấu đến khi mềm đi. Phi hành và cho thêm 1 muỗng cà phê dầu.
- Bỏ thịt cua vào cháo. Đừng quên trút ra chén khi cháo chín vào cho thêm một muỗng dần ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 235 calo.
Nếu bạn còn chưa hiểu rõ cách làm thì đừng quên xem video dưới đây:
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo cua bí đỏ
Khi mua bí đỏ nên mua các quả bí có cuống dài, nặng, vỏ trơn nhẵn và chắc tay. Cua nên mua cua đồng để mang lại dinh dưỡng cao nhất. Bát cháo cua bí đỏ cần phải dễ nhìn, cua nhuyễn, bí đỏ mềm, mang lại cảm giác tan trong miệng. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo cua bí đỏ
Khi làm thịt cua bạn nên làm sạch trước khi đi xào. Bí đỏ phải cắt hình hạt lựu để vừa miệng ăn của bé. Nếu cháo vừa chín tới, tránh trường hợp cháo đặc quá, sẽ khó ăn.
10. Cháo ếch rau mồng tơi
Giá trị dinh dưỡng của cháo ếch rau mồng tơi
Ếch là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả, bổ sung kali lành mạnh cho bé, hỗ trợ tốt chức năng cơ thể (cung cấp natri). Bên cạnh đó, rau mồng tơi cũng là loại rau có tính lạnh, thanh nhiệt, giúp trẻ không bị táo bón. Đặc biệt nếu trẻ bị ít sữa thì nên ăn rau mồng tơi nhiều.
Nguyên liệu cần dùng để nấu cháo ếch rau mồng tơi
- Gạo: khoảng 30g
- Thịt ếch tươi: 30g
- Rau mồng tơi (lá phải xanh, tươi): khoảng 30g
- Dầu: 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm, đường, hành lá, bọt ngọt,…
- Nước: khoảng 300 ml
Cách nấu cháo ếch rau mồng tơi
- Đầu tiên bạn hãy vo sạch gạo, cho vào xoong, đổ khoảng 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
- Thịt ếch làm sạch, đem đi bằm thật nhỏ; sau đó đem đi xào
- Rau mồng tơi rửa sạch và cắt thật nhỏ
- Bỏ thịt ếch và rau mồng tơi vào cháo. Đừng quên trút ra chén khi cháo chín vào cho thêm một muỗng dần ăn nhé!
Đây là phần dinh dưỡng cho một chén đầy khoảng 228 calo.
Xem thêm video sau đây để biết rõ cách nấu món này nhé!
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí cháo ếch rau mồng tơi
Bạn nên lựa ếch đồng tự nhiên để thịt săn chắc và tạo cảm giác ngon miệng. Một bát cháo ếch rau mồng tơi ngon là khi nhìn vào thấy thịt ếch nhuyễn, mồng tơi mềm và cảm giác tan trong miệng. Nêm nếm phải vừa ăn. Vì là món ăn cho bé nên không có yêu cầu gì về việc trang trí.
Lưu ý khi nấu cháo ếch rau mồng tơi
Bạn nhớ phải rửa sạch ếch và làm thịt ếch thật sạch. Rau mồng tơi cũng cần được rửa sạch để tránh cát, bụi bẩn. Chúc bạn sẽ nấu món cháo ếch rau mồng tơi thành công cho bé nhà mình nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết cùng chuyên mục như:
Trên đây là 10 món ngon cho bé dưới 24 tháng tuổi đầy chất dinh dưỡng. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích để chế biến món ăn cho bé nhà mình. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những bài viết hay khác nhé!