Măng cụt – một loại trái cây mùa hè không chỉ thơm ngon mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏeMùa măng cụt cũng sắp đến rồi, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của loại quả này nhé!

Ở nước ta, măng cụt được biết đến như một loại đặc sản của vùng Đông Nam bộ, ngoài vị chua ngọt tuyệt vời, mùi thơm thu hút, bản thân loại quả này còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), vitamin C, E, chất xơ và nhiều khoáng chất (Canxi, Magie, Photpho, Natri, Kali).

Một điều đặc biệt là măng cụt còn rất giàu chất kháng thể xanthones (thuộc nhóm chất chống oxy hóa có nguồn thực vật). Chính vì vậy, ăn loại quả này không những giúp cơ thể bổ sung được nhiều vi chất mà còn có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Măng cụt
Măng cụt không những thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe. (nguồn: internet)

1. Ngăn ngừa ung thư

Măng cụt là loại quả có chứa kháng thể xanthones cao nhất trong các loại thực phẩm. Kháng thể này giúp ức chế tế bào ung thư ruột kết và hỗ trợ cho các loại thuốc điều trị trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư.

2. Chống viêm

Kháng thể xanthones giúp chống lại các chứng viêm một cách tự nhiên ở các tế bào bằng cách ức chế giải phóng histamin và prostaglandin – các chất gây viêm trong cơ thể.

Chính vì đặc tính chống viêm này mà măng cụt được khuyến khích dùng từ 2-3 trái/ ngày cho những người bị đau thần kinh tọa, thấp khớp để giảm đau, kháng viêm.

3. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng

Măng cụt có đặc tính kháng khuẩn và nấm mạnh mẽ, thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, bên cạnh đó lượng Vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng. Điều đó hỗ trợ cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn có hại, đặc biệt hiệu quả cho các bệnh nhân lao.

Măng cụt
Kháng thể xanthones trong măng cụt có rất nhiều công dụng với sức khỏe. (nguồn: internet)

4. Giảm stress, hỗ trợ giấc ngủ

Măng cụt tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt. Chất axit trytophan trong măng cụt giúp cải thiện giấc ngủ, tạo tinh thần phấn chấn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân mất ngủ và tác hại của việc thức khuya tại đây:

5. Giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

Trong cơ thể chúng ta tồn tại hai loại cholesterol xấu (LDL) và tốt (HDL), trong khi cholesterol tốt mang theo những chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch thì cholesterol xấu lại sinh ra những mảng bám vào các thành mạch máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng kháng thể xanthones trong măng cụt có khả năng kiểm soát mức độ chất béo và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám lên thành mạch máu, giúp máu huyết lưu thông tốt, giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch.

6. Giảm mùi hôi hơi thở

Như đã đề cập ở trên, kháng thể xanthones có khả năng diệt khuẩn, chính vì vậy khi chúng ta ăn măng cụt, kháng thể này có thể tiêu diệt một số vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, giúp cải thiện mùi hơi thở.

7. Chữa trị tiêu chảy và lỵ

Ở một số nước trên thế giới như Malaysia, Campuchia, người dân rất chuộng dùng vỏ măng cụt để làm thuốc chữa tiêu chảy, dịch lỵ. Theo Đông y nước ta, vỏ măng cụt có tính bình, vị chua và chát, có công dụng trong việc điều trị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên cần chú ý liều lượng khi dùng để tránh bị táo bón.

Vỏ quả măng cụt
Vỏ quả măng cụt phơi khô có thể dùng làm thuốc trị tiêu chảy, lỵ. (nguồn: internet)

Bạn có thể đọc thêm bài viết “5 nguyên nhân gây tiêu chảy do sinh hoạt thường ngày và thực phẩm điều trị” tại đây.

8. Giúp mau lành vết thương

Kháng thể xanthones có rất nhiều ở vỏ quả măng cụt, bên cạnh đó lá măng cụt cũng chứa nhiều xanthones loại di và tri hydroxy-methoxy, vì vậy lá và vỏ có thể trộn với các loại thảo dược khác giúp vết thương phục hồi nhanh hơn thông qua tác dụng kháng viêm, bảo vệ thành mạch.

9. Giảm cân hiệu quả

Bên cạnh các công dụng khác về sức khỏe, kháng thể xanthones còn có thể giúp triệt tiêu, đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể mà vẫn không khiến da trở nên chảy sệ. Sinh tố măng cụt, trà măng cụt là hai loại thức uống bạn có thể bổ sung vào thực đơn giảm cân để tăng hiệu quả.

Sinh tố và trà măng cụt
Sinh tố măng cụt và trà từ vỏ quả phơi khô phát huy tác dụng tốt trong việc giảm cân, tiêu mỡ thừa. (nguồn: internet)

Xem thêm các bài viết về thức uống giảm cân tại đây:

Một số lưu ý khi ăn và sử dụng vỏ măng cụt

Măng cụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đến cơ thể.

1. Gây dị ứng

Theo nghiên cứu của Live Strong (Quỹ tài trợ những người mắc bệnh ung thư toàn cầu của Mỹ), những người với thể trạng nhạy cảm nếu ăn quá nhiều măng cụt có thể dẫn đến dị ứng với một số biểu hiện như nổi mề đay, ngứa, mẩn đỏ hoặc phát ban, nặng hơn có thể dẫn đến sưng môi, sưng tấy cổ họng, đau tức ngực.

2. Nhiễm axit lactic

Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu và quan sát thấy rằng, ăn nhiều măng cụt hàng ngày và kéo dài trong vòng 12 tháng có thể dẫn đến nhiễm axit lactic do loại axit này bị tích tụ bất thường trong máu. Triệu chứng của nhiễm axit lactic là buồn nôn, sức khỏe yếu, nếu không kịp thời điều trị có thể bị sốc.

3. Can thiệp quá trình đông máu

Cơ thể chúng ta có khả năng làm đông máu tự nhiên để ngăn chảy máu, tránh mất máu. Hợp chất xanthones trong măng cụt gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường, vì vậy chúng ta không nên ăn măng cụt trước khi làm phẫu thuật tối thiểu 02 tuần, và những bệnh nhân mắc chứng loãng máu cần phải đặc biệt chú ý khi ăn loại quả này.

4. Nên ăn bao nhiêu là tốt?

Hầu hết các tác dụng phụ kể trên là do sử dụng măng cụt quá nhiều, tùy vào thể trạng cơ thể, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có một liều lượng hợp lý khi ăn măng cụt.Vì thế, nếu cơ thể xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi ăn măng cụt, bạn cần phải ngưng sử dụng ngay và hỏi ý kiến bác sỹ nếu tình trạng nghiêm trọng.

Không chỉ riêng với măng cụt, khi bạn sử dụng bất kì loại thực phẩm nào cũng cần chú trọng đến liều lượng để đảm bảo cơ thể có đủ lượng dưỡng chất cần thiết và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Lưu ý khi dùng vỏ quả

Các bài thuốc từ vỏ quả măng cụt trong Đông y đã được kiểm chứng, tuy nhiên về liều lượng và thành phần các loại thảo dược đi kèm cần có sự tư vấn của Bác sỹ chuyên môn.

Một lưu ý khác khi dùng vỏ quả sắc thuốc là vỏ quả cần phải được phơi khô, và được bảo quản kín tối đa 3 tuần. Dụng cụ nấu thuốc, bảo quản nên tránh dùng bằng kim loại.

Cách lựa chọn măng cụt ngon

Măng cụt đặc biệt ngon ngọt khi vào giữa mùa tháng 7, bí quyết để lựa chọn được những quả măng cụt chín ngọt, nhiều múi chính là chú ý vào cuốn, kích thước quả, vỏ và hoa thị dưới trái.

  • Cuốn: măng cụt có cuốn tươi xanh là những trái vừa được hái, còn tươi mới.
  • Quả: nên chọn những quả có kích thước nhỏ và vừa, những trái to thường có phần hạt rất to.
  • Vỏ: những trái măng cụt có vỏ màu nâu sẫm, mềm đều mới ngon ngọt. Trái có đốm mủ vàng hay vỏ có chỗ cứng chỗ mềm rất dễ bị khô, sượng rất khó ăn.
  • Hoa thị: theo kinh nghiệm dân gian nên lựa chọn những trái mà hoa thị có nhiều cánh đều nhau để có được trái măng cụt nhiều múi, nhiều thịt, ít hạt.
Cách lựa măng cụt
Quả măng cụt to vừa phải, vỏ có màu nâu sẫm, hoa thị dưới quả có nhiều cánh đều nhau sẽ ngon hơn. (nguồn: internet)

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục tại đây:

Như vậy là BlogAnChoi đã tổng hợp các công dụng của măng cụt với sức khỏe, mong rằng các bạn sẽ bổ sung măng cụt vào thực đơn những ngày hè để bổ sung dinh dưỡng cho cả gia đình.

Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin bổ ích mới từ BlogAnChoi để tìm hiểu giá trị dinh dưỡng từ những thực phẩm thân thuộc nhé!

Xem thêm

9 tác dụng của dầu dừa với sức khỏe mà bạn không ngờ tới

Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên thường được áp dụng trong làm đẹp. Song, ít ai biết tới những tác dụng của dầu dừa với sức khỏe. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay về lợi ích chữa trị của loại dầu này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Long Thuyên

cảm ơn bạn nhé, 1 bài viết rất chất lượng