Lolita chắc chắn là một trong những tác phẩm văn học gây tranh cãi bậc nhất lịch sử nhân loại, một số người coi nó là kiệt tác trong khi những người khác coi nó là một câu chuyện ấu dâm đáng ghê tởm. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu những thông tin không phải ai cũng biết cuốn sách này nhé.

1. Lewis Carroll truyền cảm hứng cho người kể chuyện của Lolita

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Nabokov từng coi tác giả cuốn Alice lạc vào xứ thần tiên là “Humbert Humbert đầu tiên bởi những bức ảnh do Carroll chụp, bao gồm cả chân dung trẻ em khỏa thân và bán khỏa thân.

2. Charlie Chaplin và Lolita

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Lillita MacMurray, hay còn gọi là Lita Grey, chỉ mới 16 tuổi khi cô mang thai với Charlie Chaplin – lúc đó 35 tuổi – trong một vụ cưỡng hiếp chưa được xét xử. Gia đình cô bé đã thúc giục họ kết hôn để ông không bị bắt.

Cái tên của cô gái trẻ và sự quen thuộc của Nabokov với các tác phẩm của Chaplin khiến một số người liên tưởng tới mối liên hệ với Lolita.

3. Nabokov phải mất 5 năm mới viết xong Lolita

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Theo người viết tiểu sử của Nabokov, tác giả lần đầu nảy ra ý tưởng về một người đàn ông lớn tuổi kết hôn với một phụ nữ để tiếp cận cô con gái nhỏ của bà ấy vào giữa những năm 1930. Nó đi từ một đoạn trong cuốn tiểu thuyết The Gift đến cuốn tiểu thuyết The Enchanter xuất bản năm 1939. Đến năm 1946, ông quyết định sử dụng ý tưởng này làm hạt giống cho một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh.

Ông bắt đầu viết nó vào năm 1948, nhưng tiến độ rất chậm chạp. Nabokov nói rằng ông có thể hoàn thành cuốn tiểu thuyết trong một năm nếu được tập trung hoàn toàn vào nó, nhưng ông đang làm giáo sư để trang trải các hóa đơn, đầu tiên là ở Cornell và sau đó là ở Harvard. Mãi đến năm 1953 ông mới hoàn thành xong cuốn Lolita.

4. Lolita ám chỉ nhiều đến Edgar Allan Poe

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Poe được nhắc đến hơn 20 lần trong Lolita. Đáng chú ý nhất, mối tình tuổi teen đầu tiên của Humbert là Annabel Leigh, ám chỉ rõ ràng đến “Annabel Lee” của Poe.

5. Một vụ bắt cóc ngoài đời thực

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Năm 1948, một thợ cơ khí tên Frank La Salle phát hiện Florence Sally Horner, 11 tuổi, đang trộm một cuốn sổ tay từ cửa hàng ở Camden, New Jersey. Người đàn ông 50 tuổi nói với cô bé rằng ông ta là đặc vụ FBI và ép bé phải đi cùng ông. Họ đã dành gần hai năm để đi khắp đất nước, La Salle đóng giả cha của Horner trong khi cưỡng hiếp và lạm dụng cô bé sau cánh cửa đóng kín. La Salle bị bắt và kết án tới 35 năm và chết trong tù. Đáng buồn là Horner đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn ô tô vào năm 1952.

Một số người tin rằng tội ác này đã truyền cảm hứng cho Nabokov, người đã đề cập đến nó trong cuốn sách Lolita khi nhân vật Humbert nói: “Có lẽ tôi đã làm với Dolly điều mà Frank Lasalle, một thợ cơ khí 50 tuổi, đã làm với Sally Horner 11 tuổi vào năm 1948?”

6. Cuốn tiểu thuyết liên tục bị các nhà xuất bản Mỹ từ chối

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Xét về chủ đề của cuốn sách, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một số nhà xuất bản đã từ chối nó. Một biên tập viên khi đọc bản thảo đã nói: “Tất cả chúng ta sẽ vào tù nếu nó được xuất bản”. Ngay cả Nabokov cũng lo lắng về việc bị buộc tội có nội dung tục tĩu trong tác phẩm (và mất việc giảng dạy), đến mức ông ngần ngại gửi bản thảo qua đường bưu điện.

Cuối cùng, cuốn sách được xuất bản bởi Olympia Press – một nhà xuất bản có trụ sở tại Paris và nổi tiếng về những cuốn sách “bẩn”, điều mà Nabokov không hề hay biết – vào năm 1955 với số lượng in đầu tiên là 5.000 bản. Cuốn sách được xuất bản ở Mỹ vào năm 1958.

7. Nabokov được đề cập một cách bí ẩn trong sách

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Ban đầu Nabokov dự định xuất bản Lolita dưới bút danh, nhưng cuối cùng ông đã đồng ý xuất bản nó dưới tên thật.

Trong cuốn sách, tác giả Vivian Darkbloom được Humbert nhắc đến chính là Vladimir Nabokov với thứ tự các chữ cái đảo lộn. Chưa kể đến việc một biên tập viên đã từ chối cuốn tiểu thuyết từng nói với ông: “Phong cách của anh rất riêng biệt đến nỗi đối với tôi, dường như tôi hoàn toàn chắc chắn rằng tác giả thực sự sẽ nhanh chóng được nhận ra ngay cả khi sử dụng bút danh.”

8. Lolita là tác phẩm yêu thích của Nabokov

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Trong khi Nabokov gọi Lolita là “cuốn sách khó khăn nhất” trong một cuộc phỏng vấn năm 1962 thì ông cũng thừa nhận rằng cuốn tiểu thuyết này là “cuốn sách đặc biệt yêu thích của tôi”.

Ông giải thích với tạp chí LIFE vào năm 1964 rằng “trong tất cả các cuốn sách của tôi, Lolita đã để lại cho tôi dư vị thú vị nhất – có lẽ bởi vì nó là cuốn thuần khiết nhất, trừu tượng nhất và được tạo ra một cách cẩn thận.”.

9. Ông không liên quan gì đến phiên bản điện ảnh của Lolita

Lolita - một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)
Lolita – một trong những hiện tượng văn học kì lạ nhất thế kỉ 20 (Ảnh: Internet)

Năm 1962, đạo diễn Stanley Kubrick đã chuyển thể tiểu thuyết của Nabokov thành phim. Và mặc dù tên của ông có trong phần credit với tư cách là người viết kịch bản nhưng Nabokov khẳng định là Kubrick không sử dụng nhiều những thứ ông viết.

Khi tham dự buổi chiếu phim riêng, Nabokov nhận ra rằng “chỉ những phần rời rạc và cuối cùng trong kịch bản của tôi đã được sử dụng”.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Dàn sao Hàn bất ngờ khi chứng kiến fan chiếm hết spotlight của mình

Fanmeeting hay concert là cơ hội để các sao gặp gỡ, giao lưu với các fan của mình. Gần như ở những sự kiện này, họ chính là trung tâm. Thế nhưng, đôi khi các ngôi sao Hàn cũng mất spotlight vào chính tay fan hoặc có lúc cũng "xịt keo" cứng người trước độ lầy lội và mặn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận