Đức Quốc xã là bóng ma của thế giới vì những hành động man rợ nhưng những phát minh khoa học của họ vẫn đang được tiếp tục sử dụng cho đến tận ngày nay. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 khám phá khoa học và phát minh hàng đầu xuất hiện nhờ có Đức Quốc xã nhé!

1. Fanta

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Với cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Hoa Kỳ chính thức bước vào Thế chiến 2 và tuyên bố Đức Quốc xã là kẻ thù. Đạo luật Giao dịch với kẻ thù năm 1917 được khôi phục và việc cung cấp Coca Cola đến các nhà máy ở Đức bị dừng lại.

Tuy nhiên, Max Keith – giám đốc công ty con Coca Cola của Đức vào thời điểm đó – vẫn quyết tâm tiếp tục giao dịch và quyết định tạo ra một loại nước giải khát độc quyền của Đức.

Các nhà hóa học đã pha chế một loại đồ uống mới được làm từ thức ăn thừa của các ngành công nghiệp thực phẩm khác, chẳng hạn như bột trái cây và sản phẩm phụ của pho mát đông lại. Có hương vị tương tự như bia gừng ngày nay và là một trong những loại nước giải khát duy nhất hiện có ở Đức, Fanta nhanh chóng trở thành một mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất trong các gia đình. Khi người Đức chinh phục thêm nhiều lãnh thổ khác tại châu Âu, Max Keith tiếp tục mở rộng thương hiệu Fanta và cứu các công ty con khác của Coca Cola khỏi sự sụp đổ.

Khi quân Đồng minh đánh bại Đức Quốc xã, việc sản xuất Fanta ngừng lại và Keith chuyển lợi nhuận của Fanta cho trụ sở Coca Cola ở Atlanta.

2. Nghiên cứu về nạn đói ở khu ổ chuột Warsaw

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Có bằng chứng và lời khai của các nhân viên cấp cao của Gestapo về việc những người cư trú tại Warsaw Ghetto bị bỏ đói đến chết. Theo tính toán của họ, khẩu phần thực phẩm ít calo sẽ phải mất 9 tháng để mọi người trong khu ổ chuột chết sạch.

Nạn đói đã dẫn đến nạn ăn thịt người, bạo lực và chợ đen. Sự kết hợp giữa nạn đói và bệnh tật đã gây ra cái chết của hàng nghìn người. Năm 1942, tiến sĩ Israel Milezkowski quyết định tiến hành một nghiên cứu về sinh lý và bệnh lý của những người sống tại khu ổ chuột.

Nghiên cứu được chia thành nhiều phần với các chủ đề bao gồm lưu thông máu, các khía cạnh về nạn đói ở trẻ em,… Dự án nghiên cứu có hơn 100 người tham gia và được thực hiện trên quy mô lớn. Kết luận quan trọng nhất của các bác sĩ là quá trình phục hồi sau cơn đói phải diễn ra từ từ và nếu kiến ​​thức này được công bố vào thời điểm đó, hàng nghìn sinh mạng có thể đã được cứu vào cuối chiến tranh.

3. Tác nhân thần kinh Tabun và Sarin

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Các nhà hóa học Đức đã phát minh và chuẩn bị hàng nghìn tấn chất độc thần kinh gây chết người – bao gồm cả sarin – trước Thế chiến thứ 2. Quân Đồng minh không hề biết đến các tác nhân chết người này và nếu chúng được sử dụng, có lẽ kết quả của chiến tranh đã khác.

Các tác nhân thần kinh trực tiếp phá vỡ các cơ quan quan trọng của cơ thể nên chỉ cần tiếp xúc với lượng nhỏ nhất cũng có thể gây tử vong.

Các nhà khoa học Đức đã phát minh ra hai chất độc thần kinh nguy hiểm nhất là Tabun và Sarin vào năm 1936 và 1938. Thậm chí cho đến ngày nay, các chất này vẫn được xếp vào hàng những chất độc hại nhất trong chiến tranh hóa học. Người ta tin rằng Đức Quốc xã đã dự trữ hơn 30.000 tấn Tabun và một lượng nhỏ Sarin vào cuối chiến tranh – tuy chúng chưa bao giờ được sử dụng và không ai biết nguyên nhân của việc này.

4. Băng cassette

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Nhà khoa học người Đức, Fritz Pfleumer, đã phát minh ra cách phủ giấy bằng các dải kim loại vào năm 1928. Đến năm 1935, máy ghi băng từ đầu tiên đã được tạo ra. Công nghệ này cho phép chất lượng âm thanh được cải thiện và các bản ghi âm dài hơn.

Khi lực lượng Đồng minh chặn đường truyền vô tuyến từ châu Âu trong Thế chiến 2, họ thường bị lừa khi nghĩ rằng những người khác nhau ở những nơi khác nhau đang cùng đọc lại tin nhắn trên nhiều múi giờ. Giả định này dựa trên kiến ​​thức của Lực lượng Đồng minh về thiết bị ghi âm của họ – chất lượng âm thanh và độ dài của bản ghi âm đều kém.

Chỉ đến khi một máy ghi âm được tìm thấy từ đài phát thanh Luxembourg, họ mới nhận ra mình đã nhầm. Công nghệ này đã được gửi trở lại Hoa Kỳ và việc phát hành băng cassette hai thập kỷ sau đó chắc chắn được thành lập dựa trên công nghệ đến từ Đức Quốc xã này.

5. Rượu Jagermeister

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Công thức của loại rượu thảo mộc này không hề thay đổi từ năm 1934 đến nay.

Curt Mast – một trong những người sáng tạo ra loại rượu tiêu vị này – được đồn đại là đã đặt tên Jagermeister theo tên người đứng thứ hai của Đảng Quốc xã: Hermann Goring. Năm 1934, Goring tự phong cho mình danh hiệu “Thợ săn Hoàng gia” – tiếng Đức là Jagermeister.

Công ty và các thành viên trong gia đình này luôn cố gắng phủ nhận mối quan hệ trong quá khứ của mình với Đức Quốc xã.

6. Jerrycan

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Quân đội Đức đã phát minh ra loại thùng chứa được tới 20 lít nhiên liệu và có phần tay cầm đặc trưng này nhằm mục đích cung cấp nhiên liệu cho xe tăng và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.

Lúc đầu, lực lượng Đồng minh không quan tâm đến phát minh này vì họ đã có những hộp đựng riêng – tuy chúng dễ bị thủng và phải dùng cờ lê để mở. Khi đã phát hiện ra tiềm năng của nó, Mỹ nhanh chóng đưa ra quyết định sản xuất phiên bản của riêng mình.

Hơn 19 triệu chiếc jerrycan đã được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thế chiến 2.

7. Pervitin-Amphetamine

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Khi Đức vẫn là nước cộng hòa Weimar, ngành công nghiệp dược phẩm của nước này đã phát triển mạnh và là nước xuất khẩu thuốc phiện và cocaine hàng đầu thế giới.

Tại một công ty dược phẩm ở Berlin, tiến sĩ Fritz Hauschild lấy cảm hứng từ việc người Mỹ sử dụng thành công chất kích thích tại Thế vận hội Olympic 1936 và đã phát triển loại thuốc kỳ diệu của riêng mình và được cấp bằng sáng chế cho loại methyl-amphetamine đầu tiên của Đức: Pervitin. Loại thuốc này nhanh chóng trở thành cơn sốt và có sẵn ở nhiều dạng, bao gồm cả thanh sô cô la. Phụ nữ được khuyên dùng thứ này 2 hoặc 3 bữa mỗi ngày để giúp họ hoàn thành công việc nhà nhanh hơn và hạn chế cảm giác thèm ăn.

Năm 1940, khi Đức lên kế hoạch xâm lược Pháp, một “sắc lệnh kích thích” đã được gửi tới các bác sĩ quân đội để khuyên binh lính Đức nên uống tối đa 5 viên mỗi ngày để giảm bớt sự ức chế khi chiến đấu và khiến giấc ngủ trở nên không cần thiết.

8. Thiết bị nhìn đêm

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Đức không phải là quốc gia đầu tiên phát minh ra thiết bị nhìn đêm nhưng là quốc gia đầu tiên triển khai phiên bản thiết bị nhìn đêm mà một người lính có thể độc lập mang theo.

Tên mã của nó là “Vampir” (ma cà rồng), còn tên thật là Zielgerat 1229.

Thiết bị này là một cục pin ba lô khổng lồ cung cấp năng lượng cho đèn rọi hồng ngoại và ống ngắm hồng ngoại gắn trên súng. Khi đèn tìm kiếm phát ra tia hồng ngoại cao, thì ống ngắm sẽ khuếch đại ánh sáng này. Thiết bị này không thu nhiệt cơ thể và về cơ bản là một “ánh sáng vô hình” và có thể bị người dùng Vampir khác phát hiện.

Được triển khai vào năm 1945, những thiết bị này rất hiếm và chỉ dành riêng cho đơn vị được gọi là “Thợ săn đêm”.

9. Thuật ngữ “tư nhân hóa”

Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)
Những phát minh đến từ Đức Quốc xã (Ảnh: Internet)

Đức Quốc xã đã đặt ra thuật ngữ này và Peter Drucker đề cập đến “tái tư nhân hóa” vào năm 1969, khi ông đề nghị chuyển giao trách nhiệm điều hành của khu vực công cho khu vực tư nhân trước đây kiểm soát.

Sau khi nghiên cứu cấu trúc của nền kinh tế Đức Quốc xã, các nghiên cứu phát hiện ra rằng các nhà công nghiệp ủng hộ Hitler vì các chính sách kinh tế của ông ta. Những chính sách này bao gồm những gì Drucker sau này gọi là “tái tư nhân hóa”. Trong đó, chính phủ Đức Quốc xã khôi phục độc quyền do nhà nước kiểm soát cho khu vực tư nhân.

10. Tiền giả

Một trong những kế hoạch phức tạp hơn của Đức Quốc xã nhằm tiêu diệt không chỉ quân Đồng minh mà cả nền kinh tế của họ được đặt tên là “Chiến dịch Bernhard”. Đây là âm mưu tạo ra một lượng lớn tiền giả của Anh và Mỹ với hy vọng phá hủy nền kinh tế Anh và cả niềm tin của người dân vào chính phủ của họ.

Năm 1942, Thiếu tá SS Bernhard Kruger được lệnh thực hiện kế hoạch này và ông đã tuyển mộ 142 thợ làm hàng giả và thợ thủ công từ các trại tập trung. Họ đã tạo ra 182 triệu bảng Anh vào năm 1945. Tháng 5 năm 1945, căn cứ tạo tiền giả được lệnh rút lui về một ngôi làng của Áo và chính tại đây, các thiết bị đã bị vứt xuống hồ, tù nhân nổi dậy và lính canh bỏ chạy khi quân đội Hoa Kỳ đến gần.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Người dân trên khắp thế giới mừng lễ Trung Thu như thế nào?

Trung thu đã tới gần và không phải chỉ Việt Nam chúng ta mới có ngày lễ này. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu người dân trên khắp thế giới mừng lễ Trung Thu như thế nào nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận