Ballet từ lâu đã là môn nghệ thuật được đánh giá cao, trong đó vở ballet kinh điển Kẹp Hạt Dẻ là một trong những vở diễn kinh điển và có sức sống bền bỉ nhất. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 8 sự thật thú vị đằng sau vở ballet này nhé.
- 1. Kịch bản của Kẹp Hạt Dẻ được viết dựa trên câu chuyện rùng rợn của ETA Hoffmann
- 2. Đôi khi Marie được đổi tên là Clara
- 3. Tchaikovsky không thích Kẹp Hạt Dẻ
- 4. Tchaikovsky lần đầu tiên ra mắt tuyển tập âm nhạc trong buổi hòa nhạc
- 5. Ban đầu vở ballet nhận nhiều ý kiến trái chiều
- 6. Celesta là MVP của vở Vũ điệu Tiên Mận Đường
- 7. George Balanchine đã phổ biến Kẹp Hạt Dẻ ở Mỹ
- 8. Kẹp Hạt Dẻ từng bị chỉ trích vì phân biệt chủng tộc và chiếm đoạt văn hóa
1. Kịch bản của Kẹp Hạt Dẻ được viết dựa trên câu chuyện rùng rợn của ETA Hoffmann
Năm 1816, nhà văn người Đức ETA Hoffmann đã viết câu chuyện “Kẹp hạt dẻ và vua chuột” kể về cô gái trẻ tên Marie Stahlbaum nhận được một chiếc kẹp hạt dẻ từ cha đỡ đầu Drosselmeier. Marie đã trải qua những cuộc phiêu lưu kỳ ảo khi chiếc kẹp hạt dẻ sống dậy và đưa cô đến vùng đất của đồ ngọt sau khi đánh bại vua chuột độc ác.
Nhưng câu chuyện gốc của Hoffmann vốn rất đen tối. Marie đã giật mình khi quân đoàn chuột lộ diện đến mức cô vô tình làm vỡ tủ kính và bị đứt tay. Khi Marie nằm điều trị vết thương, Drosselmeier đã kể cho cho cô những câu chuyện về chiếc kẹp hạt dẻ và một con chuột mẹ đang tìm cách trả thù kẻ đã sát hại gia đình mình. Vào ban đêm, vua chuột bảy đầu tống tiền Marie, ép cô đưa cho hắn nhiều tài sản như kẹo và quần áo, đe dọa sẽ làm hại kẹp hạt dẻ nếu cô không tuân theo.
Khi Marie thất vọng vì bố mẹ không tin những gì mình nói, cô quyết định sống nốt những ngày còn lại để cai trị vùng đất đồ ngọt cùng với chiếc kẹp hạt dẻ của mình.
2. Đôi khi Marie được đổi tên là Clara
Lý do chính khiến vở ballet Kẹp Hạt Dẻ nhẹ nhàng hơn nhiều so với câu chuyện gốc là vì nó được viết dựa trên bản chuyển thể tươi sáng hơn do Alexandre Dumas viết năm 1844. Điều này cũng giải thích tại sao nhân vật chính trong nhiều tác phẩm Kẹp Hạt Dẻ ngày nay lại có tên là Clara hoặc Klara. Trong phiên bản của Dumas, nhân vật chính tên là Klara Silberhaus (tiếng Đức có nghĩa là “ngôi nhà bạc”).
3. Tchaikovsky không thích Kẹp Hạt Dẻ
Năm 1890, Ivan Vzevolovsky, giám đốc Nhà hát Hoàng gia Nga muốn có một vở ballet mới sau thành công của vở diễn Người Đẹp Ngủ Trong Rừng. Tchaikovsky sẽ sáng tác nhạc và bậc thầy múa ballet Marius Petipa của nhà hát Mariinsky sẽ biên đạo các điệu nhảy.
Vzevolovsky đã chọn câu chuyện Giáng Sinh kỳ ảo của Dumas làm nền cho vở ballet mới, điều mà Tchaikovsky không mấy hứng thú. Hơn nữa lúc đó Tchaikovsky cũng đang chuẩn bị cho vở opera Iolanthe (ra mắt ngay trước Kẹp Hạt Dẻ).
Vào tháng 4 năm 1891, Tchaikovsky phàn nàn trong một bức thư gửi Vzevolovsky về “một công việc cấp bách, mệt mỏi” và “nỗ lực đau đớn” cần có để thực hiện nó, mô tả sản phẩm này là “nhạt nhẽo, khô khan, vội vàng và tồi tệ”. Cuối cùng ông đã yêu cầu có thêm thời gian sáng tác và Vzevolovsky chấp thuận – Iolanthe và Kẹp Hạt Dẻ cùng ra mắt vào năm 1892.
4. Tchaikovsky lần đầu tiên ra mắt tuyển tập âm nhạc trong buổi hòa nhạc
Vào tháng 3 năm 1892 – khoảng chín tháng trước khi vở ballet ra mắt – Tchaikovsky đã tổ chức một buổi hòa nhạc ở St. Petersburg cho Hiệp hội Âm nhạc Nga. Ban đầu ông định thể hiện bản overture giả tưởng Romeo và Juliet và một bản ballad giao hưởng có tên Voyevoda, nhưng các đồng nghiệp ghét phần sau đến mức ông phải loại nó khỏi danh sách.
Thay vào đó, anh đã ra mắt tám bản nhạc cho vở Kẹp Hạt Dẻ, bao gồm một đoạn overture bị cắt ngắn, March (của những người lính đồ chơi), Vũ điệu của nàng tiên mận đường, Vũ điệu Nga, Vũ điệu Ả Rập, Vũ điệu Trung Hoa, Vũ điệu của sáo sậy và Điệu Waltz của những bông hoa -và khán giả cực kì yêu thích chúng.
5. Ban đầu vở ballet nhận nhiều ý kiến trái chiều
Vào giữa tháng 12 năm 1892, Kẹp Hạt Dẻ được công chiếu lần đầu tại nhà hát Mariinsky ở St. Petersburg và nhận về nhiều ý kiến khen chê lẫn lộn.
Tuy nhiên, người xem thường đồng ý ở một số điểm như có quá nhiều trẻ em trong vở diễn và cảnh chiến đấu hoàn toàn không mạch lạc. Mặt khác, điệu Waltz của những bông tuyết lại thành công rực rỡ, tuy đó không phải là công lao của Petipa – ông bị ốm trong quá trình sản xuất và trợ lý Lev Ivanov đã biên đạo thay ông.
6. Celesta là MVP của vở Vũ điệu Tiên Mận Đường
Petipa đã đưa ra những chỉ dẫn cực kỳ chi tiết cho Tchaikovsky khi sáng tác Kẹp Hạt Dẻ, thường chỉ định độ dài và nhịp độ của từng đoạn và thậm chí còn mô tả cảm giác của âm nhạc. Đối với màn solo của nàng Tiên Mận Đường, Petipa muốn Tchaikovsky gợi lên cảm giác của “những giọt nước bắn ra từ đài phun nước”.
Tchaikovsky đạt được hiệu ứng đó với celesta, một nhạc cụ gõ giống piano với âm thanh tinh tế, thanh tao. Celesta mới được cấp bằng sáng chế vào năm 1886 và vẫn còn ít được biết đến vào thời điểm đó. Kể từ đó, celesta đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các tác phẩm nhằm truyền tải điều gì đó mộng mơ hoặc huyền diệu, ví dụ như Hedwig của John Williams trong Harry Potter và Hòn đá phù thủy.
Vũ điệu nàng Tiên Mận Đường:
7. George Balanchine đã phổ biến Kẹp Hạt Dẻ ở Mỹ
Đoàn Ballet San Francisco đã dàn dựng vở kịch Kẹp Hạt Dẻ vào tháng 12 năm 1944 – lần đầu tiên vở kịch này được trình diễn ở Mỹ. Nhưng người thực sự đưa Kẹp Hạt Dẻ lên bản đồ ballet Hoa Kỳ là George Balanchine, người đồng sáng lập và giám đốc nghệ thuật của nhà hát ballet thành phố New York.
Balanchine, một người Nga xa xứ, từng đảm nhiệm các vai múa trong vở Kẹp Hạt Dẻ của nhà hát Mariinsky đã ra mắt phiên bản ballet của mình vào năm 1954 và nó nhanh chóng trở thành vở diễn được các gia đình yêu thích trong kỳ nghỉ.
8. Kẹp Hạt Dẻ từng bị chỉ trích vì phân biệt chủng tộc và chiếm đoạt văn hóa
Phần lớn màn thứ hai của Kẹp Hạt Dẻ bao gồm các điệu nhảy ngắn, không có cốt truyện, một số trong số đó có chủ đề xoay quanh đồ ăn và đồ uống từ các nền văn hóa khác nhau như sô cô la Tây Ban Nha, trà Trung Quốc và cà phê Ả Rập.
Điệu nhảy về trà của Trung Quốc đã có một số sự tái hiện đầy sáng tạo trong những năm gần đây. Nhân vật chính của đoàn ballet Tây Bắc Thái Bình Dương là chú dế trà xanh, tôn vinh vị trí của môn cricket trong văn hóa Trung Quốc như một biểu tượng của sự may mắn. Trong khi đó, vở của Boston Ballet lại được lấy cảm hứng từ điệu múa lụa của Trung Quốc.
Bạn có thể đọc thêm:
- 11 truyền thống đón năm mới độc đáo thời Victoria
- 11 sự thật về Hanukkah – một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Do Thái
- Tại sao năm mới lại bắt đầu vào ngày 1 tháng 1?
Mình mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn về bài viết này, hãy để lại ý kiến của bạn nhé.