Tại sao dùng kem trộn, có người sử dụng lâu nhưng da ngày càng đẹp mà không bị gì cả? Đó chắc hẳn từng câu hỏi của không ít cô gái khi chân ướt chân ráo bước vào tuổi làm đẹp. Sự quyến rũ đến từ những làn căng mịn trắng bóc của các chị em kem trộn từng là giấc mộng một thời của mọi cô gái. Vậy hôm nay hãy cùng nhau vén màn bí mật đằng sau làn da đẹp không tì vết ấy, để biết rằng không có con đường tắt nào mà không phải trả giá.

Kem trộn là gì?

Kem trộn là khẩu ngữ quen thuộc của mọi người khi nói về các loại kem bôi da có xuất xứ không rõ ràng, có chứa các hóa chất và có hàm lượng độc tố chưa qua khâu kiểm định chính thống. Đa phần những người bán kem trộn thường mua sỉ các loại kem khác nhau sau đó trộn chung với nhau mà không theo tỷ lệ nào cả, sau đó gọi chung chúng là kem cốt.

Kem trộn ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á vô cùng phổ biến, thậm chí có rất nhiều người đầu tư in ấn bao bì vô cùng bắt mắt để đánh vào tâm lý của người dùng. Tuy kem trộn rất nguy hiểm nhưng lại có rất nhiều người xem nhẹ bởi vì những tác dụng phụ của chúng không phải lúc nào cũng nhìn thấy bằng mắt thường được.

Kem trộn thường là kem gia công (Nguồn: Internet)
Kem trộn thường là kem gia công (Nguồn: Internet).

Thành phần chính có trong kem trộn

1. Corticoid

Corticoid là một trong những hoạt chất mạnh nhất trong các thành phần chống viêm và ức chế hệ miễn dịch. Khi dùng ở một liều lượng vừa đủ, với điều kiện được bác sĩ kê đơn, corticoid sẽ mang lại hiệu quả xuất sắc trong quá trình điều trị mụn và các bệnh lý khác về da.

Nhưng với sự ức chế lên cả vi khuẩn tốt và xấu của corticoid, việc lạm dụng corticoid sẽ khiến da yếu đi vì bị bào mòn theo đúng nghĩa đen. Vì tính chất mạnh của hoạt chất này nên người dùng không được phép sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng với liều lượng quá mạnh. Khi dùng quá liều da sẽ mỏng đi, nhạy cảm hơn và có thể xuất hiện tình trạng viêm da cấp tính.

Da nhiễm độc corticoid ở giai đoạn đầu (Nguồn: Internet)
Da nhiễm độc corticoid ở giai đoạn đầu (Nguồn: Internet).

Cũng vì vậy mà corticoid không bao giờ được khuyên dùng một mình mà nên sử dụng với các chất hỗ trợ khác. Corticoid ở cả đường uống và bôi đều chỉ nên dùng để đặc trị ở một thời gian và liều lượng nhất định do bác sĩ có chuyên môn chỉ định.

2. Hydroquinone

Hydroquinone là một hoạt chất mạnh được điều chế từ Benzen – một chất có khả năng gây ra bệnh ung thư máu. Cho tới năm 1991, đại học Nagoya tại Nhật Bản đã thí nghiệm thành công trên cơ thể chuột và chứng minh được khả năng tạo ra khối u ác tính của chất này trong ống thận và gan. Vì những tác dụng phụ nặng nề này mà hydroquinone được FDA Hoa Kỳ loại bỏ ra khỏi danh sách các thành phần mỹ phẩm.

Tuy vậy, không thể phủ nhận khả năng của hydroquinone trong việc ức chế sự hình thành melanin và khiến cho da trắng lên qua đường bôi và uống. Mặc dù là mạnh, nhưng các tác dụng của Hydroquinone không lâu bền, ngay khi ngừng sử dụng hydroquinone thì melanin sẽ từ từ hình thành trở lại.

Hydroquinone
Hydroquinone có thể làm sáng da, giảm nám nhưng hiệu quả không lâu dài mà còn có thể gây ung thư (Nguồn: Internet).

Còn nếu cố tình sử dụng hydroquinone ở liều lượng cao để diệt trừ nám và tăng sắc tố, vùng da đó của bạn sẽ rơi vào tình trạng rối loạn melanin, bị tăng sắc tố ngược lại hoặc bị mất màu da vùng đó vĩnh viễn.

Biểu hiện da khi bị kích ứng kem trộn

Điểm chung của các hoạt chất kể trên đó là khả năng xâm nhập qua da và đi vào cơ thể người. Bản thân corticoid và hydroquinone đều là các hoạt chất mạnh, vậy nên khi ngấm vào cơ thể, các tác dụng phụ của chúng để lại nhiều hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Đối với người sử dụng kem trộn, chỉ có hai trường hợp phản ứng phổ biến:

  • Loại thứ nhất: là phản ứng khi hoạt chất chỉ ngấm vào da, đây là trường hợp nhẹ, khi tổn thương chỉ nằm ở vùng da đơn thuần và có thể chữa trị được, có thể sẽ để lại sẹo hoặc da yếu vĩnh viễn.
Trường hợp 1 - Nhiễm trùng xảy ra ngay trên da (Nguồn: Internet)
Trường hợp 1 – Nhiễm trùng xảy ra ngay trên da (Nguồn: Internet).
  • Loại thứ hai: là phản ứng ngầm khi hoạt chất đã ngấm vào cơ thể, đây là trường hợp nặng hơn rất nhiều và chúng có những hệ lụy nghiêm trọng mà không phải người sử dụng nào cũng nhận ra được. Các hoạt chất mạnh khi ngấm vào bề mặt da nhưng không bị kích ứng sẽ tiếp tục thấm sâu hơn vào da và từ từ đi vào cơ thể.
Trường hợp 2 - Da không phản ứng với kem và trông đẹp hơn (Nguồn: Internet)
Trường hợp 2 – Da không phản ứng với kem và trông đẹp hơn (Nguồn: Internet).

Những người thuộc trường hợp thứ hai là những người sử dụng kem trộn mà da lại ngày càng đẹp lên. Bản chất của làn da đẹp đó là đang bị bào mòn và mất đi khả năng tạo ra màng ẩm cũng như tự phục hồi hoặc bảo vệ. Từ đó, da càng ngày càng phụ thuộc vào kem trộn.

Tuỳ vào liều lượng hoá chất có trong kem mà mỗi người sẽ có thời gian xâm nhập sâu vào cơ thể khác nhau, thường thì thời gian sẽ tính theo năm. Nếu da bạn có thể kích ứng ngay thời gian mới bôi, thì bạn đang may mắn hơn rất nhiều người khác.

Sự thật kinh hoàng đằng sau những làn da hoàn hảo

Bản chất da của chúng ta là một cái máy tự hoạt động, tự tạo ra màng ẩm, tự sản sinh melanin và các vi khuẩn có lợi cho da và tự bảo vệ da. Mỹ phẩm đóng vai trò như một quý nhân phù trợ chứ không nên làm mất đi các cơ chế tự nhiên của da.

1. Da bị phụ thuộc kem trộn

Nếu người dùng bỏ kem giữa chừng, da sẽ như cái máy bị hỏng lâu ngày, không thể sản sinh ra vi khuẩn có lợi hoặc không thể tự bảo vệ mình; các vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập qua da và gây ra các bệnh lý về da.

Trường hợp 2.1 - Da phụ thuộc kem trộn và mất khả năng tự bảo vệ (Nguồn: Internet)
Trường hợp 2.1 – Da phụ thuộc kem trộn và mất khả năng tự bảo vệ (Nguồn: Internet).

2. Kem trộn tác dụng lên cơ thể

Trường hợp nếu người dùng nhất quyết dùng kem trộn lâu dài và liên tục, các chất gây hại trong kem trộn sẽ từ từ ngấm vào da và đi vào máu. Theo dòng chảy của máu, hoá chất sẽ đi vào cơ thể và gây xáo nhiễu tới các cơ quan nội tạng.

Trường hợp 2.2 - Hoá chất ngấm qua đường da và đi vào dòng chảy của máu (Nguồn: Internet)
Trường hợp 2.2 – Hoá chất ngấm qua đường da và đi vào dòng chảy của máu (Nguồn: Internet).

Lịch sử đã từng chứng kiến các căn bệnh về nhiễm trùng máu, tử vong do nhiễm độc tố hoặc các chứng bệnh vô sinh, dị thai ở nữ giới khi họ bị nhiễm hoá chất từ mỹ phẩm thoa trên da. Thời kì mỹ phẩm sơ khai chưa có quá nhiều nghiên cứu hay máy móc thiết bị kiểm định nên con người không nhận thức được tác hại của các chất độc đó và chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt.

Chất phóng xạ Radium từng được xem là một thành phần vàng của hãng mỹ phẩm Pháp Tho - Radia (Nguồn: Internet)
Chất phóng xạ Radium từng được xem là một thành phần vàng của hãng mỹ phẩm Pháp Tho – Radia (Nguồn: Internet).
Hãng Tho - Radia không hề biết chất phóng xạ nguy hiểm như thế nào (Nguồn: Internet)
Hãng Tho – Radia không hề biết chất phóng xạ nguy hiểm như thế nào (Nguồn: Internet).
Marie Curie, người phát hiện ra chất Radium cũng qua đời do ung thư máu bởi nhiễm độc Radium qua đường da trong thời gian nghiên cứu (Nguồn: Internet)
Marie Curie, người phát hiện ra chất Radium cũng qua đời do ung thư máu bởi nhiễm độc Radium qua đường da trong thời gian nghiên cứu (Nguồn: Internet).

Ở thời kỳ hiện đại, các tác dụng phụ đó của kem trộn vẫn không thay đổi, nhưng con người ta khó nhận ra hơn do hàm lượng hoá chất được sử dụng ở mỹ phẩm hiện đại không nhiều như trước. Nhưng theo thời gian sử dụng lâu dài, những tác hại mà chúng mang lại chưa bao giờ là nhỏ.

Cách nhận biết kem trộn

Hiện nay, có rất nhiều cách được truyền miệng nhằm xác định mỹ phẩm đó là kem trộn có chứa kim loại nặng hoặc hoá chất như là: cọ mỹ phẩm với vàng, dùng muối hoặc chanh để thử. Tuy nhiên, tất cả các cách này đều không thực sự chính xác 100% vì ngoài các chất mà bạn muốn thử, mỹ phẩm còn chứa rất nhiều chất khác nhau và khi tác dụng với nhau chúng có thể gây hiểu lầm.

Nhận biết kem trộn
Nhận biết kem trộn (Nguồn: Internet).

Tuy nhiên đối với kem trộn vẫn còn một vài cách cơ bản để nhận biết như sau:

  • Bao bì quá sơ sài, hoặc trên nhãn dán không có đầy đủ thông tin thành phần, nguồn gốc của sản phẩm.
  • Bảng thành phần có quá nhiều hoạt chất tốt, không có chất phụ gia hoặc được tung hô với nhiều công dụng cùng lúc.
  • Thương hiệu không thể công bố rõ ràng bảng thành phần sản phẩm và chỉ đưa ra những công dụng hoặc những lời giới thiệu mơ hồ.
  • Hiệu quả vô cùng nhanh, da bật tone chỉ sau một vài lần thoa.
  • Một số loại kem trộn có mùi nồng hắc hoặc có màu vàng nhạt, vàng cam.

Cách tốt nhất đó là bạn mang đến các trung tâm kiểm định dược – mỹ phẩm có uy tín để có được kết quả. Còn cách đơn giản hơn, hãy luôn chọn mỹ phẩm đến từ thương hiệu lớn, được bán ở các store mỹ phẩm chính hãng. Hạn chế mua hàng online của các đại lý Việt Nam với các giấy tờ kiểm định, sản xuất mà chính bạn còn không biết phân biệt được giấy tờ đó là giả hay thật.

Tham khảo cách chăm sóc da ngộ độc kem trộn:

Hy vọng qua những giải đáp trên, BlogAnChoi đã đem lại cho bạn đọc những hiểu biết sâu hơn về chăm sóc và bảo vệ da. Đừng quên theo dõi chuyên mục làm đẹp của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

7 lưu ý giúp bạn có một chu trình Skincare “chuẩn chuyên gia”

Dù là một người mới bắt đầu hay đã là một người chơi hệ skincare chuyên sâu thì đã bao giờ bạn cảm thấy rằng các sản phẩm mình sử dụng không đạt hiệu quả cao và thậm chí khiến làn da ngày càng tệ hơn chưa? Nếu đã từng thì đừng vội nản chí, chúng mình sẽ chia ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận