Hoàng tộc Tudor từng là một trong những người cai trị quyền lực nhất châu Âu, đáng tiếc là vì những căn bệnh đáng sợ mà họ phải rời khỏi vũ đài lịch sử. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé.
1. Edward VI mắc bệnh lao
Edward VI được gia sư của mình mô tả là người năng động, cường tráng, yêu thích các môn thể thao như cưỡi ngựa và chơi quần vợt.
Nhưng sau đó, cơ thể ông bắt đầu suy yếu sau khi mắc bệnh sởi. Đến năm 1553, các bác sĩ báo cáo rằng ông ho ra chất dịchmàu vàng lục và đen, đôi khi có màu hồng, giống như màu máu. Ông bị chẩn đoán mắc bệnh lao và đến tháng 5 cùng năm thì đã cận kề cái chết.
Để bảo vệ cho tương lai của nước Anh, ông đã thực hiện một cuộc cải cách tôn giáo còn cực đoan hơn cả cha mình. Chỉ định người chị họ theo đạo Tin lành là Lady Jane Grey làm người thừa kế – bất chấp Đạo luật Kế vị – chứ không phải chị gái ruột Mary, vốn theo Công giáo. Khi ông qua đời vào ngày 6 tháng 7 năm 1553, nước Anh lại đứng trước bờ vực của một cuộc nội chiến mới.
2. Henry VII, Henry VIII và Mary I có thị lực kém
Thị lực kém là vấn đề thường gặp của các vị vua nhà Tudor.
Bức chân dung nổi tiếng nhất của Henry VII được ve vào năm 1504 cho thấy ông bị sụp mí mắt – điều này có thể khiến thị lực của ông suy giảm và góp phần khiến chứng hoang tưởng mà ông mắc phải ngày càng tăng.
Thị lực của Henry VIII cũng kém đi khi ông lớn lên. Vào thời điểm qua đời, ông sở hữu tới 44 cặp kính, nhiều chiếc được trang trí lộng lẫy bằng vàng và bạc mạ vàng. Tuy nhiên không có bức chân dung nào vẽ ông đeo chúng vì các vị vua không thể để lộ sự yếu đuối với dân chúng.
Mary I có thị lực tốt khi còn nhỏ, bà thích may vá, săn bắn và chơi nhạc, nhưng thị lực của bà bắt đầu suy giảm vào khoảng năm 1553. Tuy nhiên Mary I không đeo kính mà bà thích đưa giấy tờ gần mặt hoặc nheo mắt để đe dọa các cận thần của mình hơn.
3. Mary I mắc chứng mang thai ảo
Lý do khiến Mary bị cận thị được cho là triệu chứng của một căn bệnh tồi tệ khiến bà không chỉ đau đớn về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần: khối u tuyến yên prolactinoma.
Mary I khá khỏe mạnh khi còn nhỏ, nhưng và gặp vấn đề về kinh nguyệt sau khi đến tuổi dậy thì với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, mất kinh, mất ngủ, nôn mửa, tim đập nhanh, giọng trầm đi và rụng lông mày. Tệ hơn, Mary I đã trải qua một số lần mang thai ả với tất cả các triệu chứng bình thường của việc mang thai.
Nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng một khối u trên tuyến yên có thể gây ra các triệu chứng giống với Mary I. Khối u này không chỉ khiến Mary I mang thai ảo mà còn khiến cô bị trầm cảm, rụng tóc, thay đổi giọng nói, tổn thương dây thần kinh thị giác, gây giảm thị lực và đau đầu dữ dội.
Khối u của bệnh này thường lành tính nên nhiều khả năng Mary I đã chết vì một căn bệnh khác, có thể là bệnh cúm.
4. Elizabeth I mắc bệnh đậu mùa
Elizabeth I lâm bệnh vào ngày 10 tháng 10 năm 1562, sau khi lên ngôi 4 năm. Các triệu chứng của bà bao gồm đau họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể và sốt. Bà bị chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khi những đốm đỏ nhỏ bắt đầu xuất hiện vài ngày sau đó và mưng mủ trong tuần tiếp theo.
Elizabeth I không có con hay người thừa kế rõ ràng. Lúc đó người gần với ngai vàng nhất là người chị họ Katherine Grey theo đạo Tin lành, nhưng các lực lượng Công giáo ở châu Âu lại muốn đưa một người họ hàng khác là Nữ hoàng Scotland Mary Stuart lên ngôi.
May mắn là Elizabeth I đã sống sót và tiếp tục cai trị thêm 41 năm nữa.
5. Elizabeth I ngộ độc chì
Làn da nhợt nhạt được đánh giá cao tại triều đình Tudor vì được coi là dấu hiệu của người ở tầng lớp thượng lưu, còn những người có làn da sậm màu sẽ bị coi là người phải lao động chân tay ngoài trời.
Nhiều bức chân dung của Elizabeth I cho thấy bà có khuôn mặt trắng bệch một cách bất thường. Một cách để làm cho làn da trông nhợt nhạt hơn và che giấu các vết sẹp từ bệnh đậu mùa là sử dụng kem trang điểm Venetian Ceruse được làm từ loại chì trắng tốt nhất từ Venice trộn với giấm. Thuốc tẩy, thạch tín, lưu huỳnh và thủy ngân cũng được sử dụng để điều trị tàn nhang và các vết thâm khác vào thời kì này.
Elizabeth I chắc chắn đã phải chịu đựng các triệu chứng ngộ độc chì như rụng tóc, đen răng, sụt cân và lú lẫn. Sức khỏe tâm thần suy giảm cũng có thể là kết quả của chất độc trong máu. Ngay cả giả thuyết bà chết vì viêm phổi phế quản cũng có thể là kết quả của việc hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm độc.
Dù nguyên nhân cuối cùng là gì thì cái chết của Elizabeth I vào tháng 3 năm 1603 cũng đã chấm dứt sự cai trị của triều đại Tudor. Dòng họ Grays đã tuyệt tự, Mary Stuart cũng đã chết nên vương miện được trao lại một cách hòa bình cho người anh họ Scotland của bà là James VI.
Bạn có thể đọc thêm:
Các bạn có ý kiến gì về bài viết này không? Hãy để lại nhận xét của các bạn để mình có thể phản hồi và hoàn thiện hơn nữa.