Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 hành vi thường xuyên bị hiểu lầm của các loài động vật nào! Để xem bạn đã biết được bao nhiêu sự thật đằng sau chúng nhé!

1. Chồn Opossum giả chết

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Chồn Opossum có thể giả chết để xua đuổi những kẻ săn mồi – đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều người. Đúng là chúng sẽ ngã xuống, thè lưỡi, nằm yên như chết trong nhiều phút đến nhiều giờ liên tục, thậm chí còn xì hơi hôi đến mức khiến hầu hết các loài động vật khác không thể ăn được nhưng chúng không hề cố ý giả chết.

Sự thật đáng buồn là những con vật nhỏ này sẽ bị rơi vào trạng thái căng trương lực khi bị bất ngờ, có thể nói là “sợ gần chết”. Chúng không thể kiểm soát và không thể thoát khỏi trạng thái này. Mặc dù mùi của chúng có thể ngăn cản hầu hết các loài săn mồi, nhưng đồng thời chúng không có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị di chuyển, bị thương hoặc bị giết trong thời gian chết giả đó.

2. Gấu mèo không rửa thức ăn

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Gấu mèo không kén ăn và cũng không hề lo lắng về việc vi trùng bám trên đồ ăn. Chúng là những động vật cực kỳ nhạy cảm, có số lượng đầu dây thần kinh ở bàn chân nhiều gấp bốn đến năm lần so với hầu hết các loài động vật có vú nên chúng có thể thu thập được rất nhiều thông tin từ việc chạm vào đồ vật.

Việc làm ướt bàn chân của chúng sẽ cải thiện phản ứng thần kinh đối với đầu vào xúc giác. Đó là lý do tại sao gấu mèo “rửa thức ăn”.

3. Không phải tất cả đom đóm đều muốn giao phối

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Đom đóm là tên gọi chung của các thành viên trong họ Lampyridae và đáng kinh ngạc là có tới hơn hai nghìn loài bọ cánh cứng nhỏ mang chung cái tên này.

Chúng ta thường cho rằng đom đóm phát sáng để tìm bạn tình nhưng không phải tất cả đom đóm đều có mục đích đó. Một số chúng sử dụng khả năng phát sáng lân quang để săn mồi, một số khác sử dụng nó để thu hút loài muốn giao phối – và khi con bọ đó bay tới chỗ chúng thì sẽ mắc kẹt trong một cuộc giao phối giả và bị ăn thịt.

4. Đà điểu không vùi đầu vào cát để trốn tránh

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Con người nghĩ đà điểu rúc đầu vào cát khi sợ hãi nhưng thực ra thì không phải.

Ngoài việc không thể thở khi cắm đầu xuống đất thì đà điểu cũng không thực sự ngu ngốc đến mức nghĩ rằng, nếu không nhìn thấy nguy hiểm thì nguy hiểm sẽ thực sự biến mất. Không có loài động vật nào có bản năng như vậy mà lại có thể sống sót lâu đến thế!

Trên thực tế, đà điểu chỉ đút mỏ vào tổ để đảo trứng đang ấp vài lần trong ngày mà thôi.

5. Chuột Lemming không tự tử hàng loạt

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Chuột Lemming sẽ chủ động di cư khi mật độ dân số trở nên quá lớn. Trên đường di cư, chúng có thể cố gắng vượt qua một vùng nước quá lớn so với khả năng chịu đựng và nhiều thành viên trong đàn sẽ chết đuối – nghĩa là chúng chỉ vô tình rơi khỏi vách đá mà thôi.

Trong một thời gian dài, con người không thể giải thích được hành vi của chúng nên đã tạo ra những giả thuyết sai lầm về việc chuột Lemming từ trên trời rơi xuống, phát nổ, bơi xuống biển cho đến khi chết đuối và nhảy khỏi vách đá.

Có lẽ những quan niệm sai lầm này đã được củng cố bởi bộ phim tài liệu White Wilderness của Walt Disney năm 1958.

6. Chồn hôi không xì hơi mỗi khi sợ hãi

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Thực tế chồn hôi rất ít xì hơi, chúng cố gắng tránh sử dụng các tuyến thể vì chất lỏng tiết ra có hạn và sẽ cạn kiệt hoàn toàn trước khi được bổ sung. Tùy thuộc vào loài mà chồn hôi có thể phun tới sáu lần trước khi mất hai tuần để các tuyến thể hoạt động trở lại. Tất nhiên là trong hai tuần đó thì chúng dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, trên thực tế, chồn hôi sẽ sử dụng mọi phương pháp để thoát khỏi kẻ săn mồi trước khi bị ép dùng đến mùi hôi.

Chồn hôi cũng cảnh báo việc chúng sắp xì hơi bằng cách dậm chân xuống đất và trồng chuối. Đây là một cách để cố gắng xua đuổi chúng ta và nó sẽ có tác dụng với bất kỳ người nào biết về tập tính của chúng!

7. Mèo luôn tiếp đất bằng chân

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Không phải lúc nào mèo cũng tiếp đất bằng chân. Nếu một con mèo rơi từ khoảng cách quá cao hoặc cơ thể có vấn đề nên không thể điều chỉnh hướng rơi được thì rất có thể nó sẽ bị ngã nặng đến mức bị thương hoặc chết.

Nếu bạn là sống ở nhà cao tầng và có một chú mèo thì hãy nhớ đóng cửa sổ nhé!

8. Mèo không chơi với con mồi

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Một quan niệm sai lầm phổ biến khác về mèo là chúng chơi đùa với con mồi. Vậy tại sao chúng lại quăng quật con mồi thay vì chỉ giết và ăn? Nói một cách đơn giản thì tất cả mèo đều là loài săn mồi có chuyên môn cao. Chúng là những cỗ máy giết chóc được chế tạo cực kỳ tốt nhưng nếu có bất cứ sai sót gì thì chúng có thể nhanh chóng bị thương và chết. Vì vậy, chúng phải hết sức cẩn thận khi săn mồi, tránh mọi nguy cơ bị trầy xước hoặc bị cắn lại.

Những người nuôi mèo sẽ nhận thấy rằng những con chuột mà thú cưng của họ mang về nhà không bao giờ chết vì vết cắn mà hầu như chết vì bị gãy xương sống – có nghĩa là con mèo ném con chuột bằng một cú hất chân mạnh thay vì mạo hiểm đưa nó đến quá gần mình.

9. Sói Alpha không thống trị bầy đàn

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Chúng ta từng tin rằng loài sói (và cả chó) chiến đấu để giành quyền thống trị và con đực hoặc con cái mạnh nhất trong đàn sẽ trở thành thủ lĩnh của chúng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy con đầu đàn chỉ là con có nhiều con nhất trong đàn và chó sói con chỉ biết rằng “bố/mẹ biết rõ nhất” nên sẽ làm theo những hướng dẫn của bố mẹ chúng mà thôi.

Điều thú vị hơn nữa là hầu hết các “bầy sói” chỉ là những gia đình sói đơn lẻ. Con được cho là sói Alpha không cần phải vượt trội hơn bất kỳ ai, chúng dẫn đầu đàn bởi thực tế chúng là cha mẹ của những con sói khác.

10. Gấu trúc rất giỏi giao phối – trong tự nhiên

Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)
Chúng ta hiểu nhầm khá nhiều hành vi của các loài động vật! (Ảnh: Internet)

Gấu trúc hầu như không giao phối trong điều kiện nuôi nhốt nhưng sự thật là trong tự nhiên, gấu trúc không hề có vấn đề gì về nhu cầu giao phối cả. Thậm chí là chúng còn có thể giao phối rất nhiều chứ không hề lười biếng như khi bị nuôi nhốt.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 loại thực phẩm kì lạ mà người phương Tây bắt buộc phải ăn trong Thế chiến thứ hai

Trong Thế chiến thứ hai, tình trạng thiếu lương thực cực kì phổ biến. Để giảm bớt vấn đề này, chính phủ Anh và Mỹ đã phân chia lượng thực phẩm mà mỗi người có thể mua nên một số loại thực phẩm đã biến mất khỏi bàn ăn trong nhiều năm và được thay thế bằng những nguyên ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận