Vào những năm đại dịch COVID-19 tung hoành, hàng loạt cửa hàng của các thương hiệu buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho các nhân viên và khách hàng. Cũng chính trong thời điểm ấy, loạt thương hiệu hiểu rằng họ phải táo bạo hơn trên không gian số để tiếp tục duy trì mức độ nhận diện trong lòng người dùng.

Nghiên cứu của Signs.com – công ty thiết kế có trụ sở tại Thành phố Salt Lake vào năm 2017 đã xem xét khả năng ghi nhớ và vẽ các logo nổi tiếng của người dùng. Công ty đã yêu cầu 150 người dùng ở Mỹ vẽ các logo khác nhau và phân tích kết quả để tìm ra những sai lầm phổ biến mà chúng tôi thường mắc phải. Trong đó, chỉ có 18% có thể nhớ chính xác logo mới của Burger King. 21% người dùng nhớ về logo biểu tượng có hình dạng giống chiếc hamburger của hãng.

Tầm quan trọng của Brand Identity

Theo thuật ngữ chuyên ngành, Brand Identity (hay tên đầy đủ là Brand Identity Design) là bộ nhận diện thương hiệu giúp một doanh nghiệp truyền tải các giá trị, đặc điểm nổi bật của thương hiệu đến khách hàng. Thông thường, một bộ Brand Identity bao gồm nhiều yếu tố như slogan, logo, bao bì, tên nhãn hiệu, đại sứ thương hiệu,… Nếu sở hữu hệ thống nhận diện thương hiệu tốt, thương hiệu có nhiều khả năng tạo dấu ấn trong lòng người dùng, từ đó có cơ sở thu hút khách hàng tiềm năng. Điều này cũng giúp các sản phẩm/dịch vụ do thương hiệu cung ứng ra thị trường được nhận biết dễ dàng hơn.

Thông thường, một bộ Brand Identity bao gồm nhiều yếu tố như slogan, logo, bao bì, tên nhãn hiệu, đại sứ thương hiệu,… (Ảnh: Internet)
Thông thường, một bộ Brand Identity bao gồm nhiều yếu tố như slogan, logo, bao bì, tên nhãn hiệu, đại sứ thương hiệu,… (Ảnh: Internet)

Khi thương hiệu “lội ngược dòng” trở về quá khứ

Vào năm 2021, Burger King chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình bao gồm logo, thiết kế bao bì, đồng phục nhân viên và cách trang trí nhà hàng lần đầu tiên sau 20 năm. Được biết, lần thay đổi hình ảnh nhận diện này được lấy cảm hứng từ chính logo cũ của thương hiệu trong giai đoạn từ năm 1969 đến 1999. Điểm khác biệt so với hình ảnh cũ chính là màu sắc đã được điều chỉnh cho rực rỡ, tỷ lệ của chiếc bánh burger cũng trông giống với sản phẩm thật hơn.

Vào năm 2021, Burger King chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình lần đầu tiên sau 20 năm (Ảnh: Internet)
Vào năm 2021, Burger King chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình lần đầu tiên sau 20 năm (Ảnh: Internet)

Hay như gần đây, Pepsi đã thu về lượng tương tác “khủng” khi tiết lộ logo và bộ nhận diện thương hiệu mới. Thoạt nhìn logo mới trông giống như phiên bản mà thương hiệu đã sử dụng vào giai đoạn 1987 – 1997. Tuy nhiên, thương hiệu đã thay đổi một số yếu tố khiến logo trông hiện đại hơn, có thể kể đến như phông chữ và hình dáng vòng tròn. Đại diện Pepsi nói rằng những thay đổi mà họ tạo ra đủ để tạo sự khác biệt và làm nổi bật các yếu tố hiện đại cũng như dòng sản phẩm không đường của thương hiệu.

Không chỉ có các thương hiệu FnB, một số nhà mốt cũng đổi mới logo dựa trên những giá trị cũ. Vào những năm 1900, logo của thương hiệu Burberry miêu tả hình ảnh một hiệp sĩ đang cưỡi ngựa. Trên tay anh cầm theo lá cờ với dòng chữ “Prorsum”, trong tiếng Latin có nghĩa là “Forwards” (Tiến lên phía trước). Chiếc khiên của chàng hiệp sĩ cũng có hình chữ cái “B” tượng trưng cho tên thương hiệu. Đến năm 1999, Burberry đã thay đổi logo lần đầu tiên khi lược bỏ chữ “s” trong “Burberry’s”. Màu sắc chủ đạo của logo là những tông màu cơ bản như đen và trắng, đại diện cho sự thanh lịch và lâu bền. Tuy nhiên, đến tháng 8/2018, Burberry đã có một quyết định táo bạo khi lược bỏ hình ảnh chàng hiệp sĩ cưỡi ngựa, chỉ để lại dòng chữ “Burberry London England” với phông chữ Sans-Serif theo phong cách tối giản.

Không chỉ có các thương hiệu FnB, một số nhà mốt cũng đổi mới logo dựa trên những giá trị cũ (Ảnh: Internet)
Không chỉ có các thương hiệu FnB, một số nhà mốt cũng đổi mới logo dựa trên những giá trị cũ (Ảnh: Internet)

Lý do nào khiến thương hiệu quay về quá khứ?

Nhiều nhà tiếp thị cho rằng việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu quá tốn kém. Thương hiệu sẽ phải bỏ những bao bì, nhãn mác có hình ảnh logo cũ, sau đó in ra hàng nghìn, hàng triệu các thiết kế mới. Tuy nhiên, một số marketer khác lại lập luận rằng thời điểm bản sắc cốt lõi của thương hiệu xuất hiện và trở nên bùng nổ thì Gen Z – đối tượng khách hàng tiềm năng trong thời đại hiện nay vẫn chưa được sinh ra. Vì thế, việc tái thiết kế bộ nhận diện với những chi tiết giống diện mạo ban đầu giúp thương hiệu gợi nhắc bề dày lịch sử, giá trị cốt lõi nhưng đồng thời vẫn tạo sự mới lạ và thu hút với khách hàng tệp khách hàng trẻ.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Chiến dịch short-form video của Maybelline Việt Nam nâng cấp trend biến hình trên TikTok thu về 188 triệu lượt xem

Chiến dịch “Mấy Bé Lì, chẳng sợ gì” của thương hiệu mỹ phẩm Maybelline Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi ẵm trọn 3 giải Bạc ở 3 hạng mục tại BSI Awards 2022. Tiếp nối thành công đó, mới đây chiến dịch “Mấy Bé Lì 2.0 - Thiên Biến Vạn Sắc Lì” do agency Circus/XYZ Saigon ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận