Không chỉ tiết kiệm chi phí phát triển, mô hình R1 của DeepSeek còn thể hiện hiệu suất vượt trội trong quá trình vận hành. Theo các bài kiểm tra được thực hiện bởi TechCrunch, R1 đã đánh bại OpenAI GPT-3 (hay còn gọi là OpenAI o1) trên nhiều tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, bao gồm AIME (American Invitational Mathematics Examination), MATH-500 và cả với SWE-bench Verified.
Sự kết hợp giữa hai yếu tố cốt lõi gồm hiệu suất cao và chi phí thấp đã khiến các đối thủ phải “dè chừng” hơn trước nền tảng trí tuệ nhân tạo mới ra mắt này. Giám đốc sản phẩm của DeepSeek Shubham Saboo cho biết chi phí xử lý 1 triệu token của R1 chỉ là 2,19 USD trong khi con số này ở OpenAI GPT-3 lên đến 60 USD. Đây là một sự chênh lệch đáng kinh ngạc, cho thấy DeepSeek đã đạt được bước tiến lớn trong công cuộc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên nhưng vẫn cho ra một hiệu suất xử lý tương đối ấn tượng.
Một điểm mạnh khác của DeepSeek đến từ khả năng học đa phương tiện của nó khi có thể tích hợp và xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video và âm thanh để đưa ra những phân tích toàn diện và sâu sắc hơn, từ đó giúp chúng ta có thể mở ra thêm rất nhiều tiềm năng ứng dụng rộng lớn cho DeepSeek trong nhiều lĩnh vực, chằng hạn như:
Không chỉ như thế, với khả năng học đa phương tiện, DeepSeek có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, giải trí,… Cùng chờ đợi xem trong tương lai mô hình AI này sẽ có thể làm thay đổi cục diện AI trên toàn cầu hay không nhé!
Một yếu tố quan trọng không kém góp phần vào sự thành công của DeepSeek chính là việc tận dụng triệt để các nguồn lực mã nguồn mở. Khác với các mô hình độc quyền như GPT của OpenAI, DeepSeek sử dụng các công cụ và thư viện mã nguồn mở điển hình là PyTorch để phát triển mô hình AI của mình. Chiến lược này không chỉ giúp DeepSeek tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn tạo ra một môi trường phát triển năng động và cởi mở, thúc đẩy sự tiến bộ chung của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện của DeepSeek đã tạo ra một cú sốc lớn trên thị trường trí tuệ nhân tạo, đe dọa vị thế của các “ông lớn” như Nvidia và OpenAI. Tác động của DeepSeek được thể hiện rõ qua việc vốn hóa thị trường của Nvidia đã giảm gần 600 tỷ USD chỉ trong một ngày, cho thấy sự lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng cạnh tranh của Nvidia khi các mô hình AI hiệu quả và tiết kiệm chi phí như DeepSeek xuất hiện.
Một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Meta cũng đã phản ứng tương đối mạnh mẽ trước sự trỗi dậy của DeepSeek. Họ đã thành lập bốn “phòng chiến tranh” để nghiên cứu cách DeepSeek tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả đào tạo mô hình. Điều này cho thấy Meta đã nhận thức được mối đe dọa từ DeepSeek và đang nỗ lực để bắt kịp càng sớm càng tốt.
CEO của Meta Mark Zuckerberg đã mô tả DeepSeek là một bước đột phá lớn, trong khi trưởng bộ phận AI của Meta Yann LeCun thậm chí còn dự đoán rằng các mô hình mã nguồn mở như DeepSeek sẽ vượt mặt các sản phẩm độc quyền trong tương lai. Những nhận định này càng khẳng định “chắc nịt” tầm ảnh hưởng và tiềm năng to lớn của DeepSeek trong việc định hình lại cục diện của ngành công nghiệp AI toàn cầu.
Mặc dù DeepSeek vẫn đang là một công ty tương đối “non trẻ”, nhưng những thành công ban đầu đã chứng minh được tiềm năng vô cùng to lớn của nó và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển vượt bậc đầy hứa hẹn trong tương lai. DeepSeek đã vạch ra cho mình những kế hoạch đầy tham vọng, tập trung vào việc cải thiện và mở rộng khả năng của mô hình qua những khía cạnh sau đây:
Đảm bảo đạo đức công nghệ: DeepSeek cam kết phát triển các tiêu chuẩn và hướng dẫn để sử dụng AI một cách có trách nhiệm, đảm bảo công nghệ này được sử dụng vì lợi ích chung và không gây ra những hậu quả tiêu cực không đáng có.
DeepSeek không chỉ là một hiện tượng công nghệ nhất thời mà còn là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng sáng tạo và khả năng cạnh tranh vượt bậc của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc. Sự kết hợp giữa những yếu tố mang tính “quyết định” như chi phí thấp, hiệu suất cao và tư duy đổi mới đã giúp DeepSeek nhanh chóng trở thành một cái tên nổi bật, từ đó thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp AI trên toàn thế giới.
Sự trỗi dậy của DeepSeek đặt ra nhiều câu hỏi thú vị liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo, rằng liệu DeepSeek có thực sự đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới nơi mà các mô hình mã nguồn mở sẽ chiếm ưu thế và thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của AI hay không, hay liệu DeepSeek có thể duy trì đà phát triển hiện tại và tiếp tục tạo ra những đột phá mới cho thế giới hay không.
Câu trả lời cho những câu hỏi này vẫn còn ở phía trước. Tuy nhiên, những thành công ban đầu của DeepSeek đã cho thấy tiềm năng to lớn và khả năng thay đổi cuộc chơi của công ty này nói riêng và các công ty công nghệ Trung Quốc nói chung. Chúng ta hãy cùng chờ đợi và theo dõi xem DeepSeek sẽ tiếp tục làm nên những điều kỳ diệu nào trong tương lai và liệu đây có phải là khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho trí tuệ nhân tạo hay không nhé!
Tớ rất muốn biết suy nghĩ của các bạn về chủ đề này, các bạn có thể chia sẻ với tớ được không?
Tôi mới sử dụng 1 tiếng hôm nay 02.02.
Điều rất ấn tượng từ DeepSeek chính là các thông tin liên quan thị trường và văn hoá, kinh tế ở châu Á, Đông Nam Á (nơi có 2 quốc gia với dân số trẻ là Việt Nam và Indonesia).
ChatGPT, Gemini, Claude… vẫn tập trung vào mô hình mang nặng văn hoá Tây Phương.