La Mã là cái nôi của văn hóa phương Tây hiện đại với một nền ẩm thực đa dạng. Các món như bánh mì, rượu vang và ô liu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực ngày nay, trong khi nước mắm và một vài món khác lại đã biến mất. Cùng BlogAnChoi điểm danh 10 món ăn hấp dẫn nhất đế chế La Mã cổ đại nào.

10. Bộ ba Địa Trung Hải

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Về cốt lõi, ẩm thực La Mã cổ đại được xây dựng dựa trên ba thành phần: nho, ngũ cốc và ô liu – Bộ ba Địa Trung Hải.

Nho có thể ăn tươi, nhưng cũng có thể được làm thành rượu, giấm hoặc thậm chí là đồ dập lửa.

Ngũ cốc là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của người La Mã. Những gia đình giàu có sẽ nghiền mịn lúa mì và nướng bánh mì trắng. Những người nghèo nhất được hưởng một phần ngũ cốc miễn phí, họ sẽ đưa cho thợ làm bánh để làm bánh mì hoặc tự nấu cháo.

Ô liu rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như một loại thực phẩm. Dầu ô liu được sử dụng cho mọi thứ, từ thắp đèn cho đến tắm rửa sau khi tập thể dục.

Nếu không có ba nguyên liệu này, ẩm thực La Mã không thể tồn tại được.

9. Nước mắm

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Ngày nay ở phương Tây không có loại thực phẩm nào tương tự, mặc dù nước mắm của châu Á cũng gần giống với nó. Garum lụi tàn sau sự sụp đổ của người La Mã và biến mất khỏi ẩm thực phương Tây.

Ngay cả những garum đơn giản nhất cũng mất nhiều thời gian để làm ra, mặc dù không tốn nhiều công sức. Về cơ bản, garum được tạo ra bằng cách xếp cá đã bỏ nội tạng thành từng tầng với muối, các loại thảo mộc và gia vị thơm rồi để dưới ánh nắng trong nhiều tháng. Hỗn hợp này sau đó sẽ được lọc để tạo ra nước sốt màu hổ phách, phần cái còn sót lại được bán làm phụ gia thực phẩm.

Vì garum được làm từ muối và phế liệu của ngành đánh cá nên có thể rất rẻ. Món garum ngon nhất được làm từ các loại cá cụ thể với các loại thảo mộc và gia vị lại đắt hơn nhiều.

8. Cháo

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Ngũ cốc là món ăn chủ yếu trong chế độ ăn của người La Mã và thức ăn dễ làm nhất từ ​​ngũ cốc là bột hoặc cháo. Cháo là ngũ cốc đun sôi trong nước cho đến khi lượng nước giảm và hạt mềm đi rồi thêm muối – nếu có. Loại cháo cao cấp hơn sẽ được thêm mật ong, pho mát, trứng, nhiều loại thảo mộc và gia vị.

Trong quân đội La Mã, thức ăn được chuẩn bị ở cấp độ contubernium – đơn vị gồm tám người hành quân, ăn và ngủ cùng nhau. Trách nhiệm nấu bữa ăn thường rơi vào tay một hoặc hai người đàn ông trong đơn vị. Vì khẩu phần ngũ cốc được phân phát ở dạng thô nên binh lính thường chế biến khẩu phần của họ thành cháo. Vậy nên cháo bị coi là thức ăn của người nghèo và quân đội, tầng lớp giàu có hơn của La Mã tránh ăn nó nhiều nhất có thể.

7. Bánh mì Panis

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Bánh mì là món phổ biến nhất, đặc biệt là trong những năm cuối của đế chế La Mã, khi khẩu phần ngũ cốc miễn phí dành cho người nghèo được thay thế bằng bánh mì miễn phí.

Bánh mì được sản xuất ở quy mô công nghiệp tại các tiệm bánh lớn, và dạng tiêu chuẩn là panis quadratus – một ổ bánh tròn được khía dọc theo mặt trên để tạo thành tám lát.

Các cuộc khám phá khảo cổ học ở thành phố La Mã Pompeii đã phát hiện ra các ví dụ bị cacbon hóa của panis quadratus cũng như nhiều bức bích họa trên tường có hình nó trong các tiệm bánh. Đánh giá theo hồ sơ khảo cổ học, panis quadratus là một loại thực phẩm thường được ăn, ít nhất là trong môi trường thành thị, nơi nhiều người mua thực phẩm của họ thay vì tự trồng và nấu.

Về công thức, nó không quá khác biệt so với cách chế biến bánh mì hiện đại. Những chiếc bánh mì rẻ nhất có màu rất sẫm, trong khi loại đắt nhất có màu nhạt và được làm từ bột mì mịn hơn. Vì bột được nghiền trong cối đá hoặc cối xay đá nên các mảnh đá sẽ lọt vào hỗn hợp và làm mòn răng của con người theo thời gian.

Các thợ làm bánh được yêu cầu đóng dấu bánh mì bằng mã nhận dạng cá nhân của riêng họ để chính quyền có thể truy tìm nếu họ cố lừa dối khách hàng.

6. Posca

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Sản xuất rượu vang là một ngành công nghiệp khổng lồ ở La Mã cổ đại, và giống như tất cả các ngành công nghiệp khác, nó tạo ra chất thải. Trong trường hợp này, sản phẩm thải chính là rượu bị hỏng hoặc không được ủ đúng cách, trở thành giấm acetum.

Người La Mã rất giỏi trong việc tái sử dụng chất thải và loại giấm này được sử dụng vào nhiều mục đích. Nó chủ yếu được sử dụng để làm posca, một loại đồ uống được tầng lớp thấp hơn và quân đội ưa chuộng vì rẻ.

Posca rẻ nhất dường như là sự kết hợp giữa rượu giấm và nước. Posca chất lượng cao hơn được tạo ra bằng cách thêm mật ong và các loại gia vị như rau mùi để che giấu vị đắng, chua của acetum.

5. Defrutum

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Vỏ, hột và mạch nho còn sót lại sau khi sản xuất rượu nho được người La Mã sử dụng để tạo ra chất làm ngọt rẻ tiền defrutum.

Defrutum về cơ bản là một nguyên liệu có thể thêm vào bữa ăn để tạo hình, mang lại hương vị và calo. Nó có vẻ khá giống với mứt thời hiện đại. Các công thức nấu ăn cổ xưa mô tả việc thêm thứ này vào chảo và nấu cho đến khi nó đặc lại và giảm đi một nửa hoặc một phần ba thể tích.

Mật ong là chất làm ngọt tốt hơn, nhưng nó cũng đắt hơn và chỉ được sản xuất ở một số vùng nhất định, trong khi rượu vang được sản xuất ở hầu hết mọi ngóc ngách của đế chế La Mã.

4. Silphium

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Silphium là loại cây trồng có nhu cầu rất cao trong thời La Mã vì nó có tính linh hoạt cao: nướng, luộc hay ăn sống đều ngon. Nhựa của nó sấy khô và nghiền nhỏ là một gia vị tuyệt vời và nó cũng được dùng để làm nước hoa. Nó đóng vai trò trung tâm trong nhiều phương pháp điều trị y học bằng thảo dược, đặc biệt là là trĩ, chó cắn, thanh lọc tử cung và là một loại thuốc tránh thai sơ khai.

Nó đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa La Mã và Hy Lạp, được nhắc đến trong thơ ca, văn học và in hình trên đồng xu Hy Lạp.

Loài cây này chỉ phát triển ở khu vực xung quanh Cyrene và chỉ mọc tự nhiên. Các vị vua của Cyrene đã cố gắng bảo vệ nó bằng cách rào nó lại, nhưng không thành công. Vào giữa thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, nó gần như đã biến mất. Mẫu vật cuối cùng được ghi lại xuất hiện vào khoảng giữa năm 54 và 68 sau công nguyên như lễ vật cho hoàng đế Nero.

3. Moretum

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn chủ yếu của một người lính hoặc người lao động bình thường tại La Mã là bánh mì, cháo và giấm. Đặc biệt hơn là món moretum, hay còn gọi là salad phô mai, ăn cùng bánh mì dẹt.

Ẩm thực La Mã có hương vị rất đậm đà, ngay cả những loại nước sốt rẻ nhất như moretum vẫn đầy hương vị. Món salad phô mai này – về cơ bản – là nước sốt tỏi. Nó được làm bằng phô mai cừu hoặc dê già, rau mùi tây, thì là, muối, giấm, dầu ô liu và tỏi. Tất cả đều được nghiền thành bột nhão bằng cối và chày rồi phết lên bánh mì dẹt, loại bánh thường được dùng làm đĩa trong thế giới La Mã.

Mặc dù rau mùi có thể đắt tiền nhưng những nguyên liệu còn lại sẽ không quá khó để kiếm được. Hầu hết nông dân ở nông thôn đều có vườn thảo dược riêng, vì vậy người đi cày sẽ có được rau mùi tây, thì là và tỏi mà không tốn một xu nào, còn bánh mì, muối, giấm và dầu ô liu là những thực phẩm phổ biến nhất trong thế giới La Mã.

Mặc dù những món ăn phong phú và cầu kỳ nhất chỉ dành cho giới thượng lưu, nhưng ngay cả một nông dân ở nông thôn cũng có thể thưởng thức bữa sáng tương đối ngon miệng với chi phí tối thiểu.

2. Patina

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Patina là món tương tự như món souffle thời hiện đại. Nó có thể là món ngọt hoặc món mặn, món tráng miệng hoặc bữa ăn chính, tùy thuộc vào những gì được nấu trong đó.

Patina rất phổ biến, ít nhất là trong giới thượng lưu La Mã. Có tới 36 công thức nấu món patina khác nhau, chứa các thành phần từ lê đến cá. Vì ẩm thực La Mã thích kết hợp vị ngọt và mặn trong cùng một món ăn nên nhiều công thức nấu ăn trong số này có vẻ xa lạ với khẩu vị hiện đại của chúng ta.

Trứng là thành phần chính trong lớp vỏ ngoài của món này, được kết hợp với các thành phần khác trong một loại nồi đặc biệt thường được đặt trực tiếp vào than hồng. Nếu lớp vỏ được nấu khi đậy nắp, nó sẽ nhẹ và mịn hơn, nhưng nếu không đậy nắp, nó sẽ nặng và giòn hơn.

1. Gustum De Praecoquis

Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)
Người La Mã cổ đại ăn gì? (Ảnh: Internet)

Gustum de praecoquis là món khai vị chỉ được phục vụ trong các gia đình La Mã thượng lưu, vì bữa ăn của tầng lớp thấp hơn không bao giờ có nhiều món. Món này được dùng để gây ấn tượng với khách bằng tất cả nguyên liệu mà chủ nhà có cũng như kỹ năng của đầu bếp mà họ có đủ khả năng thuê.

Gustum de praecoquis đơn giản là sốt quả mơ. Đầu bếp sẽ luộc một ít mơ trong chảo, thêm hạt tiêu xay, bạc hà, nước mắm, rượu nho khô, rượu vang, giấm cùng với một chút dầu ô liu. Khi chất lỏng cô lại thành nước sốt (mơ rất mềm, hoặc đã hòa tan vào nước sốt), đầu bếp sẽ rắc thêm hạt tiêu và phục vụ.

Món ăn này chắc chắn rất ngọt và có thể dễ dàng được phục vụ như một món tráng miệng hơn là món khai vị. Nhưng việc cho thêm hạt tiêu, giấm và nước mắm sẽ khiến món ăn có vị chát, gần như đắng.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 sự thật đáng ngạc nhiên về những người ăn chay

Hầu hết mọi người định nghĩa người ăn chay là những người không ăn thịt, mặc dù điều này không hoàn toàn đúng. Hôm nay BlogAnChoi sẽ kể cho bạn nghe 10 sự thật đáng ngạc nhiên về những người ăn chay để tất cả cùng ố á nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận