Sa Pa – miền sơn cước Tây Bắc nổi tiếng với khung cảnh tuyệt đẹp và những món ngon khiến du khách không thể nào quên. Vậy nếu có dịp đến đây bạn sẽ mua gì để làm quà cho bạn bè và người thân. Hãy để BlogAnChoi giúp bạn tìm hiểu về đặc sản Sa Pa nhé!

1. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi đến Sa Pa. Muốn tạo ra được món này thì đòi hỏi thịt trâu phải tươi mới. Thịt sẽ được tẩm ướp nhiều loại hương vị đặc trưng của Tây Bắc như mắc khén, hạt dổi,… kết hợp cùng với ớt, tỏi sẽ tạo nên hương vị riêng mà chỉ nơi đây mới có.

Để làm ra thịt trâu gác bếp ngon chuẩn phải trải qua nhiều giai đoạn cầu kì (Nguồn: Internet)
Để làm ra thịt trâu gác bếp ngon chuẩn phải trải qua nhiều giai đoạn cầu kì (Nguồn: Internet)

Sau khi được hun khói thì thịt trâu sẽ mang màu sắc đỏ sẫm vô cùng bắt mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận được hương vị cay nồng cùng với vị ngọt đậm đà của miếng thịt trâu khiến bạn muốn ăn hoài không dứt. Để làm được món thịt trâu gác bếp thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn nên giá thành sẽ hơi cao. Giá dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/ký.

Thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Sapa (Nguồn: Internet)
Thịt trâu gác bếp – đặc sản núi rừng Sa Pa (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Thịt trâu gác bếp Viet’s farm

Thịt trâu gác bếp Duy Chiện

2. Cơm lam

Trái ngược với các công đoạn phức tạp của thịt trâu gác bếp thì cơm lam được chế biến vô cùng đơn giản. Cơm lam Sa Pa được làm từ nếp nương sau đó cho vào ống nứa và nướng trên than. Sau khi chín cơm lam sẽ có màu trắng thuần khiết, thường được ăn kèm với thịt hay đơn giản chỉ là muối vừng. Bởi cơm lam là một món ăn bình dân quen thuộc nên bạn có thể tìm thấy ở bất cứ quán ăn hay nhà hàng nào ở Sa Pa.

Cơm Lam - món ăn dân dã của người Tây Bắc (Nguồn: Internet)
Cơm Lam – món ăn dân dã của người Tây Bắc (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Quán A Quỳnh

Bản Cát Cát

  • Địa chỉ: Bản Cát Cát, TT Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam
  • Giá tham khảo: khoảng 50.000 – 60.000 đồng

3. Muối chẩm chéo Sa Pa

Khi đến Sa Pa bạn đừng quên mua muối chẩm chéo đặc trưng ở đây. Chẩm chéo Sa Pa được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu như muối, tỏi, ớt, sả, gừng và thêm một nguyên liệu không thể thiếu đó là hạt tiêu rừng sẽ tạo thêm hương vị cay nồng, xuýt xoa nơi đầu lưỡi khi ăn.

Chẩm chéo (Nguồn: Internet)
Chẩm chéo được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như tỏi, ớt, sả,… đặc biệt thơm ngon (Nguồn: Internet)

Muối chẩm chéo sẽ được ăn chung với những món luộc, thịt trâu gác bếp hay để chấm các loại hoa quả. Ngoài ra, loại muối này còn dùng để ướp thịt gà hay thịt lợn sẽ tạo nên sự đậm đà, thơm ngon cho món ăn.

Muối chẩm chéo còn là gia vị dùng để ướp thịt gà, cá (Nguồn: Internet)
Muối chẩm chéo còn là gia vị dùng để chấm hay ướp thịt gà (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Cơ sở sản xuất Trần Mạnh Quyền

Chợ văn hóa Bắc Hà

4. Tương ớt Mường Khương

Tương ớt Mường Khương là món đặc sản được làm thủ công bởi chính tay người dân ở đây. Nguyên liệu chính để làm được tương ớt đó chính là ớt thóc. Sau khi chọn được loại ớt chín, thơm ngon thì họ sẽ kết hợp với cùng nhiều loại hương liệu khác như thảo quả, hạt mùi, rượu ngô Sa Pa.

Ớt thóc - nguyên liệu chính để làm nên tương ớt Mường Khương (Nguồn: Internet)
Ớt thóc – nguyên liệu chính để làm nên tương ớt Mường Khương (Nguồn: Internet)

Chính vì được làm theo công thức đặc biệt nên tương ớt Mường Khương sẽ có hương vị khác hoàn toàn với các loại tương ớt khác. Giá dao động của một chai tương ớt tầm khoảng từ 100.000 -130.000 đồng/lít

Khi ăn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, cay tê tê trong khoang miệng (Nguồn: Internet)
Khi ăn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, cay tê tê trong khoang miệng (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Nông, Lâm, Thổ sản Tây Bắc

Cơ sở Tương Ớt Mường Khương

5. Rau cải mèo

Rau cải mèo là loại rau mà chỉ ở vùng đất Sa Pa mới có. Thời gian thu hoạch loại rau này là vào tháng 4-9. Rau cải mèo có khả năng chịu lạnh tốt và được trồng khá dễ nên đã trở thành món ăn thường ngày của người dân Sa Pa.

Rau cải mèo giống như rau cải ở các miền khác (Nguồn: Internet)
Rau cải mèo giống như rau cải ở các miền khác (Nguồn: Internet)

Rau cải mèo có thể chế biến các món luộc, xào hay nhúng lẩu thì lại càng ngon hơn nữa. Đặc biệt loại rau này có khả năng làm tăng sức đề kháng và mát cơ thể. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau cải mèo ở các phiên chợ của Sa Pa với mức giá chỉ khoảng 15.000 – 20.000 đồng/bó.

Rau cải mèo thường được xào hay nhúng lẩu (Nguồn: Internet)
Rau cải mèo thường được xào hay nhúng lẩu (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Chợ Sa Pa

Chợ Cốc Ly

6. Hạt dẻ Sa Pa

Hạt dẻ là một đặc sản của Sa Pa, thích hợp với điều kiện lạnh. Vỏ hạt dẻ có màu nâu bóng, bên trong ruột có màu vàng. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo ngậy, tốt cho sức khỏe và có nhiều tác dụng như ngăn ngừa căn bệnh ung thư, ổn định được đường huyết,… Hạt dẻ được chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong đó phải kể đến món bánh hạt dẻ được nhiều người yêu thích.

Nguồn: Internet
Hạt dẻ mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Bánh hạt dẻ Sapa được nhiều nguời yêu thích (Nguồn: Internet)
Bánh hạt dẻ Sa Pa được nhiều nguời yêu thích (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Chợ Cốc Ly

Đặc sản Sa Pa Lý Mẩy

7. Măng vầu

Măng vầu – một trong những đặc sản của núi rừng Sa Pa. Măng vầu gồm có hai loại: măng ngọt và măng đắng. Mỗi loại đều sẽ mang đến một hương vị riêng biệt. Loại măng này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên có thể giúp các mẹ đỡ đau đầu trong việc suy nghĩ món.

(Nguồn: Internet)
Măng vầu có thể chế biến thành nhiều món ăn (Nguồn: Internet)

Nếu bạn có dịp đến đây vào khoảng tháng 12 thì đừng quên mua măng vầu. Bởi thời gian này măng vầu sẽ xuất hiện nhiều nhất. Loại măng vầu này dao động trong tầm giá từ 50 – 60.000 đồng/kg.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ Sa Pa

Chợ đêm Sa Pa

8. Nấm hương rừng

Nấm hương rừng có vị thơm, ngọt tự nhiên và có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được sử dụng nhiều trong Đông dược. Nấm hương rừng thường xuất hiện nhiều sau mỗi cơn mưa mùa hè. Vào thời gian ấy, người dân Sa Pa sẽ bắt đầu đi hái nấm để đem ra chợ bán. Vì vậy, bạn có thể tìm thấy nấm hương rừng ở các chợ của Sa Pa.

Nấm hương rừng có lượng dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều trong Đông dược (Nguồn: Internet)
Nấm hương rừng có lượng dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều trong Đông dược (Nguồn: Internet)

Không chỉ có hương vị thơm ngon, nấm hương còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu. Nấm hương rừng có mức giá khá khoảng 20.000 – 30.000 đồng/xâu.

Địa chỉ tham khảo:

Chợ văn hóa Bắc Hà

Trung Tâm Chợ Mường Hum

9. Ô mai trám Sa Pa

Ô mai là món ăn vặt quá quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng ô mai trám ở Sa Pa lại mang đến một hương vị khác biệt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt xen lẫn vị mặn, thơm của quả trám. Ô mai trám còn có công dụng trong việc giảm ho khan, thanh nhiệt cơ thể. Bạn có thể tìm mua món ăn vặt độc đáo này tại các cửa hàng ở Sa Pa với mức giá chỉ khoảng 50.000 – 80.000 đồng/hộp

(Nguồn: Internet)
Ô mai trám – món ăn vặt khá mới lạ (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Viet’s Farm

Chợ Sa Pa

10. Mầm đá Sa Pa

Sa Pa là mảnh đất được thiên nhiên ưu ái nhiều loại rau củ, trái cây độc lạ. Mầm đá – một loại rau nghe tên có vẻ lạ nhưng lại mang hương vị rất ngon. Sở dĩ có cái tên này là do loại rau này có phần bẹ khá to, lá ít trông giống hòn đá đang mọc mầm. Tuy nhiên rau mầm đá phát triển trong thời tiết lạnh nên bạn chỉ có thể thưởng thức loại rau này trong tháng 11 đến tháng 3 năm sau mà thôi.

Mầm đá Sapa thích hợp với điều kiện lạnh (Nguồn: Internet)
Mầm đá Sa Pa thích hợp với điều kiện lạnh (Nguồn: Internet)

Vì rau mầm có màu xanh tươi nên mọi người sợ khi ăn sẽ đắng. Nhưng không mầm đá ăn vào sẽ hơi giòn, ngọt ngọt rất đưa miệng. Rau mầm đá có nhiều chất xơ và vitamin E rất tốt cho sức khỏe khi ăn.

Địa chỉ tham khảo:

Đặc sản Sa Pa

Đặc sản Sa Pa Lý Mẩy

11. Nấm chân chim

Nấm chân chim Bắc Hà – loại nấm độc đáo chỉ nơi đây mới có. Nấm chân chim có dạng hình quạt, bên ngoài được phủ lớp lông trắng và phát triển nhất vào mùa hè nóng bức. Nấm chân chim đậm vị ngọt thanh, ăn một lần sẽ không thể quên được hương vị ấy. Loại nấm này có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu làm thuốc quý hiếm. Bạn nên xào với tôm, thịt hoặc nấu canh cũng rất ngon. Nấm chân chim có mức giá khoảng 300.000 – 450.000 đồng/kg.

Nấm chân chim có dạng hình quạt, phủ lớp lông trắng (Nguồn: Internet)
Nấm chân chim – nguyên liệu quý hiếm để làm thuốc (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Chợ văn hóa Bắc Hà

Đặc sản Lào Cai uy tín

12. Rượu táo mèo

Nhắc đến Sa Pa không thể không nhắc đến rượu táo mèo nổi tiếng nơi đây. Đến mùa quả táo mèo chín sẽ được người dân hái mang về ngâm rượu. Theo người dân nơi đây, tháng 9 đến tháng 10 là thời điểm táo mèo ngon nhất, chất lượng nhất.

Quả táo mèo - nguyên liệu làm nên rượu táo mèo (Nguồn: Internet)
Quả táo mèo – nguyên liệu làm nên rượu táo mèo (Nguồn: Internet)

Để làm ra rượu táo mèo thơm ngon thì người dân vô cùng cẩn thận trong khâu chọn quả và nấu rượu. Yêu cầu của quả táo mèo là phải chín, không bị dập nát. Còn rượu sẽ do người dân nơi đây tự nấu với nồng độ trong khoảng từ 30 – 40 độ sẽ là ngon nhất. Sau đó táo mèo sẽ được đi ngâm với rượu, đường phèn theo tỉ lệ chuẩn và thời gian càng lâu thì rượu sẽ có hương vị càng đậm đà, ngon miệng. Rượu táo mèo rất tốt cho sức khỏe như giảm đau đầu, chóng mặt, giảm huyết áp cao.

(Nguồn: Internet)
Rượu táo mèo có hiệu quả trong việc giảm đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Đại lý rượu Quốc Cường

Địa lý rượu Tây Bắc

13. Hạt mắc khén

Hạt mắc khén là gia vị không thể thiếu trong mỗi nhà dân ở vùng đất Sa Pa. Hạt mắc khén có hương vị cay nhẹ của hương rừng Tây Bắc không quá nồng như ớt trái. Đây là nguyên liệu làm dậy lên hương vị của các món nướng hay trong chẩm chéo của người Sa Pa. Bạn có thể mua hạt mắc khén ở các phiên chợ. Mắc khén có giá khoảng 100.000 – 150.000 đồng/kg.

Hạt mắc khén - gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của người Tây Bắc (Nguồn: Internet)
Hạt mắc khén – gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của người Tây Bắc (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Nông, lâm thổ sản Tây Bắc

Chợ Sapa

14. Mận Sa Pa

Khoảng trong tháng 5 đến tháng 6 Sa Pa sẽ xuất hiện nhiều mận nhất. Ở Sa Pa có rất nhiều loại mận như mận xanh, mận vàng, mận Tả Lý nhưng ngon nhất phải kể đến đó chính là mận tím. Giống mận này được trồng lâu đời tại Sa Pa, khi ăn sẽ cảm thấy hơi chát, mọng nước. Nếu kết hợp với chẩm chéo nổi tiếng của Sa Pa thì càng tuyệt hơn nữa. Mận sau khi thu hoạch sẽ được người dân ngâm rượu hay làm món mứt mận cũng rất ngon.

(Nguồn: Internet)
Mận – thứ hoa quả thơm ngon của vùng nùi Tây Bắc (Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Món mứt mận yêu thích của nhiều người (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Vườn Cây Ăn Quả Bà Xuân Ô Quý Hồ

Đặc sản Sa Pa Lý Mẩy

15. Bánh đao

Những chiếc bánh đao nhỏ nhỏ xinh xinh làm từ bột nếp và bột đao sẽ là món quá lí tưởng dành cho bạn bè và người thân của bạn. Quy trình làm ra bánh đao cũng rất đơn giản không hề cầu kì. Bột nếp và bột đao sẽ được đem xay sau đó lọc qua một lần nữa để bánh sẽ được mịn màng. Bánh được bọc trong lá chuối và buộc sợi dây lạt để cố định phần bánh lại. Bánh đao sau khi hấp xong sẽ có mùi thơm lừng, khi ăn sẽ cảm nhận được độ mềm dẻo vô cùng đưa miệng. Ưu điểm của bánh đao là có thể để lâu mà không bị hư nên rất thích hợp để làm quà tặng cho mọi người.

(Nguồn: Internet)
Bánh đao Sa Pa (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo:

Chợ Cốc Ly

Chợ Mường Hum

Theo dõi các bài viết khác của BlogAnChoi tại đây nhé bạn:

Xem thêm

Cách làm ba chỉ om chuối đậu: Món ăn dân dã ăn hoài không chán

Ba chỉ om chuối đậu là món ăn dân dã quen thuộc với làng quê Việt Nam. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu cách làm món ăn này và đổi món cuối tuần cho cả gia đình nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận