Đa nhiệm trên smartphone là một tác vụ được sử dụng rất nhiều hàng ngày. Với những bước tiến lớn của công nghệ, việc chạy đa nhiệm các cửa sổ ứng dụng ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được nguyên lý của đa nhiệm và cách sử dụng đúng đắn.

Thế nào là đa nhiệm trên smartphone?

Đa nhiệm là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trên các thiết bị chạy hệ điều hành. Đa nhiệm được hiểu là việc chạy song song hai hay nhiều tác vụ cùng một lúc. Lấy một ví dụ đơn giản giản là bạn vừa có thể chơi game, đồng thời trả lời tin nhắn bạn bè trên Zalo, Facebook…

chay-da-nhiem-tren-smartphone
Giao diện cửa sổ đa nhiệm trên Android (Nguồn: Yugimazic)

Trên những bản nâng cấp của hệ điều hành Android, người dùng có thể chia đôi màn hình để chạy 2 ứng dụng song song cùng một lúc. Trên IOS, Apple trang bị cho chiếc Ipad thanh dock có chức năng tương tự. Cách đây khoảng 10 năm, đa nhiệm là một khái niệm khá xa xỉ bởi các thiết bị di động bị giới hạn về phần cứng.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chạy đa nhiệm?

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến việc chạy đa nhiệm trên smartphone đó là Ram và sự tối ưu hóa của hệ điều hành.

Ram là yếu tố phần cứng quyết định việc chạy đa nhiệm có nhanh, nhiều và mượt mà hay không. Bạn có thể tưởng tượng Ram trên thiết bị di động giống như một chiếc bàn làm việc. Bàn làm việc càng rộng thì bạn càng để được nhiều thứ bên trên đó. Tương tự Ram càng lớn thì bạn càng chạy được nhiều ứng dụng cùng một lúc.

chay-da-nhiem-tren-smartphone-3
Đa nhiệm trên Iphone (Nguồn: Internet)

Sự tối ưu hóa của hệ điều hành cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc chạy đa nhiệm trên smartphone. Trên thực tế nếu so cấu hình giữa Android và iOS thì thấy các sản phẩm của Apple có cấu hình khá khiêm tốn. Ram lớn nhất trên các thiết bị iPhone tính tới thời điểm hiện tại chỉ dừng lại ở con số 3, trong khi bên Android là 6 đến 8G Ram.

Tuy nhiên việc chạy đa nhiệm trên nền tảng iOS rất tốt. Những chiếc iPhone luôn đem lại cho người dùng sự mượt mà và ổn định. Điều này đến từ sự tối ưu hóa giữa phần cứng của thiết bị và hệ điều hành.

Những quan niệm sai lầm của việc chạy đa nhiệm trên smartphone

Ram càng nhiều thì smartphone chạy càng mượt?

Trên thực tế Ram chỉ là một trong rất nhiều yếu tố quyết định việc một chiếc smartphone có chạy mượt mà hay không. Tất nhiên Ram càng nhỏ thì máy chạy càng yếu, nhưng Ram lớn không đồng nghĩa với việc máy sẽ chạy mượt. Ram là yếu tố quyết định đến việc chạy đa nhiệm là chính.

Ram càng lớn thì việc chạy đa nhiệm trên smartphone càng tốt, điều này đúng. Tuy nhiên nó không đúng với tất cả các thiết bị di động mà điển hình Iphone là một ví dụ. Iphone luôn có cấu hình khá khiêm tốn nếu so với các nền tảng khác. Tuy nhiên sự tối ưu của hệ điều hành này lại khiến cho thiết bị của họ luôn chiếm được ưu thế trong các bài test hiệu năng.

Như vậy Ram lớn chưa chắc Smartphone đã chạy mượt.

Thường xuyên tắt tất cả các ứng dụng chạy ngầm để smartphone đỡ tốn pin hơn?

Tắt các ứng dụng đang chạy ngầm có lẽ là thói quen của rất nhiều người dùng điện thoại. Với lý do đơn giản là để máy đỡ tốn pin hơn vì các ứng dụng chạy ngầm tiêu tốn tài nguyên của hệ thống. Điều này chỉ đúng cách đây chừng 7, 8 năm về trước mà thôi.

Đối với các thiết bị có cấu hình yếu, Ram chỉ dừng lại ở mức 512mb hay 1G thì việc tắt các ứng dụng chạy ngầm là cần thiết bởi chỉ một vài ứng dụng là đã khiến thiết bị xảy ra hiện tượng tràn Ram. Tuy nhiên với những thiết bị smartphone sau này việc tắt hết các ứng dụng chạy ngầm (hay task killer) lại vô tình phản tác dụng và khiến cho thiết bị tiêu tốn pin hơn.

chay-da-nhiem
Chia đôi màn hình khi chạy đa nhiệm trên Android ( Nguồn: Yugimazic)

Nói thì có vẻ vô lý nhưng điều này là hoàn toàn đúng. Khi bạn tắt hết các app chạy ngầm thì khi khởi động lại các app đó, hệ thống sẽ phải khởi động app từ đầu. Điều này vừa làm mất thời gian chờ đợi ứng dụng khởi động, lại vừa tiêu tốn pin hơn bình thường.

chạy đa nhiệm
Chạy đa nhiệm trên smartphone (Nguồn: Internet)

Điều này giải thích tại sao trên các thiết bị Iphone của Apple và Nexus của Google lại không có phím tắt tất cả ứng dụng trong trình đa nhiệm mà phải tắt từng cái. Nhà sản xuất muốn bạn sử dụng thiết bị một cách hiệu quả nhất.

Ram trên smartphone hiện tại là quá thừa thãi?

Nhiều người cho rằng Ram trên thiết bị di động đang là quá thừa thãi, vì chẳng bao giờ dùng hết 6-8G Ram cả. Điều này cũng không hẳn đúng vì theo thời gian các thiết bị sẽ hoạt động chậm đi. Cấu hình cao sẽ đảm bảo cho việc sử dụng thiết bị được lâu dài hơn.

Xem thêm những bài viết khác về điện thoại tại đây:

Thường xuyên ghé chuyên mục Công nghệ của BlogAnChoi để đón đọc những tin công nghệ mới nhất nhé!

Xem thêm

Huyền thoại Nokia 8110 lên kệ thị trường Việt Nam, giá bán 1,68 triệu đồng

HMD Global vừa ra mắt chiếc điện thoại Nokia 8110, thành viên mới nhất của dòng sản phẩm Nokia Originals tại thị trường Việt Nam với thiết kế ấn tượng và đa dạng kết nối cho người dùng. Được tái sinh với thiết kế nắp trượt và thân máy cong thanh lịch, huyền thoại 8110 phiên bản mới 2018 ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận