Ở nhiều nước, việc ăn côn trùng là chuyện bình thường. Lịch sử đã chỉ ra rằng côn trùng là nguồn thực phẩm phổ biến ngay từ thời La Mã và Hy Lạp. Không có gì lạ khi người dân ở Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á không chỉ ăn côn trùng mà còn nuôi chúng cho mục đích đó. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nào!

10. Thái Lan: Dế

Coôn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Ở Thái Lan, côn trùng có thể được chế biến theo vô số cách khác nhau, từ chiên, nướng cho đến ăn sống. Một trong những món côn trùng phổ biến nhất ở Thái Lan là Jing Leed – dế chiên. Jing Leed được những người bán hàng rong chiên lên rồi nêm với nước sốt và bột tiêu Thái.

Dế không chỉ được sử dụng ở Thái Lan vì số lượng mà còn vì chúng cung cấp nhiều loại khoáng chất, chẳng hạn như canxi, đồng và kẽm – tương tự như thịt bò. Jing Leed được cho là có vị giống bỏng ngô và thường được ăn khi uống bia.

9. Trung Quốc: Bọ cạp sống

Việc ăn côn trùng ở Trung Quốc có tuổi đời nhiều thế kỷ. Đối với nhiều người, côn trùng được sử dụng như một loại thực phẩm rẻ hơn dù có lượng protein không thua gì thịt gà và thịt lợn. Đối với những người khác, một số loài côn trùng được coi là món ăn chỉ được phục vụ trong những nhà hàng sang trọng nhất.

Mặc dù không phải là côn trùng nhưng bọ cạp cũng được tiêu thụ ở Trung Quốc. Bọ cạp sống được chế biến đơn giản: rắc gia vị rồi nhúng sơ vào dầu nóng trước khi dùng.

Trong các nhà hàng sang trọng, bò cạp sẽ được nhúng vào nước sốt rượu vang trắng hảo hạng trước khi chiên.

8. Nhật Bản: Ong bắp cày

Coôn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Ở Nhật Bản, các lễ hội ăn côn trùng không phải là hiếm. Trên thực tế, hầu hết các vùng nông thôn của Nhật Bản đều có những sự kiện như vậy, một trong số đó là Lễ hội ong bắp cày Kushihara, tôn vinh ong bắp cày và các cách ăn chúng.

Nhật Bản phục vụ ong bắp cày theo nhiều cách khác nhau, một trong số đó là nghiền ong bắp cày và chế biến thành nhiều loại nước sốt có hương vị khác nhau. Một cách khác là nấu chín ong bắp cày và đặt bên trong thạch, ong bắp cày cũng có thể được ướp gừng và đặt trên sushi.

Một món đặc sản từ ong bắp cày ở Nhật Bản là bánh quy nhân ong bắp cày. Những chiếc bánh quy này được bán theo gói hai chiếc và trông giống như bánh nho khô – nếu những quả nho khô đó có vị đắng và có cánh.

7. Mexico: Bọ xít

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Việc sử dụng côn trùng trong các món ăn của Mexico đã bắt nguồn từ khi các bộ lạc bản địa tràn ngập vùng đất này. Hiện nay, côn trùng ăn được vẫn còn phổ biến ở vùng ngoại ô Mexico. Trong khi đó, các thành phố lớn lại coi chúng như món dành riêng cho những người sành ăn trong các nhà hàng đắt tiền.

Một loại côn trùng thường được ăn ở Mexicolà bọ xít. Loài này được cho là có protein và khoáng chất cao, có tác dụng chữa bệnh cũng như kích thích tình dục.

Bọ xít có thể được nhúng vào nước sốt và ăn sống, hoặc nướng lên và nhồi vào bánh ngô. Những người từng thử cho rằng bọ xít có vị cay.

6. Indonesia: Chuồn chuồn

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Đối với người dân Indonesia, chuồn chuồn là món ăn vặt rất hấp dẫn. Chuồn chuồn sẽ bị nhổ cánh cánh trước khi chế biến, sau đó luộc hoặc chiên.

Một số người nói rằng mùi vị của chuồn chuồn giống như thịt cua vậy.

5. Zimbabwe: Giun Mopane

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Sâu bướm không phải là món hiếm gặp và nhiều quốc gia ở châu Á đã chuyển sang sử dụng chúng như một nguồn protein thay thế. Ở Zimbabwe, giun mopane là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều người ở cả nông thôn lẫn thành thị.

Những con giun này có thể được nấu theo nhiều cách khác nhau. Trước khi giun mopane được nấu chín, chúng phải được ép sạch phần ruột lỏng màu xanh lá cây trong người ra rồi phơi khô dưới nắng.

Giun Mopane có thể được ăn như khoai tây chiên, hoặc có thể hun khói và thêm vào nước sốt, hoặc hầm chung với các nguyên liệu khác. Hương vị của giun mopane rất nhạt nhẽo, nhưng chúng chứa đầy protein nên đã trở thành một lựa chọn dễ dàng và rẻ tiền hơn thay cho những loại thực phẩm khác.

4. Brazil: Kiến

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Ở Brazil, kiến ​​được coi là một món ăn ngon. Trong tháng 10 và tháng 11, người dân Silverias của Brazil tôn vinh loài kiến ​​không chỉ bằng cách ăn thịt chúng mà còn sản xuất các tác phẩm nghệ thuật và thủ công mang tên chúng.

Kiến không chỉ ngon mà còn giàu protein, canxi, sắt và vitamin. Kiến được nấu theo nhiều cách khác nhau như chiên, xào, trộn salad, nhúng sô cô la,…

3. Kenya: Mối

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Ở Kenya, những con mối này được bán theo cân. Do mối ít phổ biến hơn trước và nhu cầu lại tăng cao nên nhiều người Kenya đã bắt đầu thu hoạch mối để làm thực phẩm và kiếm lời.

Ở Kenya, cách dễ nhất để chế biến mối là nướng chúng trên lửa. Những người khác cho mối vào món cháo bột ngô được gọi là ugali, chiên dầu, hoặc thậm chí còn thêm chúng vào trà. Ở nông thôn nhỏ hơn, cho trẻ ăn mối nghiềnlà truyền thống vì họ tin rằng lượng dinh dưỡng dồi dào của mối sẽ giúp trẻ em phát triển tốt hơn.

2. Hàn Quốc: Nhộng tằm

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Ở Hàn Quốc, tằm không chỉ mang lại lợi ích cho ngành dệt may. Nhộng của chúng được biết đến rộng rãi vì được sử dụng trong món ăn đường phố được gọi là beondegi: nhộng tằm luộc chín tẩm gia vị.

Việc ăn nhộng tằm đã có từ lâu ở Hàn Quốc và ngày càng phổ biến, món này được khuyên nên dùng kèm với một ly rượu thì sẽ ngon hơn.

1. Israel: Châu chấu

Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Côn trùng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Châu chấu có ý nghĩa tiêu cực lớn trong lịch sử tôn giáo. Chúng bị coi là điềm xấu, dấu hiệu của một thảm họa hơn sắp xảy ra. Bất chấp tiếng xấu, người dân Israel đã tìm ra cách mang lại lợi ích tích cực cho châu chấu: biến chúng thành thức ăn.

Châu chấu có thể được ăn theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chiên để giữ được kết cấu “giòn” của chúng. Châu chấu có thể được phủ bột mì, gia vị và tỏi trước khi chiên hoặc chiên trước rồi phủ meringue – hỗn hợp lòng trắng trứng đánh bông với đường – lên trên.

Hương vị của châu chấu khá giống tôm và chứa rất nhiều protein, chất dinh dưỡng.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Thông tin, lịch chiếu phim Đại Ca Đi Học - High School Return of a Gangster

Đại Ca Đi Học - High School Return of a Gangster vừa được phát sóng dạo gần đây đã thu hút sự chú ý của vô số mọt phim Hàn. Vậy nội dung chính của phim là gì, lịch chiếu như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận