Mặc dù gen Z có xu hướng tin tưởng vào các nội dung quảng cáo có sử dụng khách hàng thực tế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua kênh influencer marketing. Bởi theo báo cáo của Morning Consults, 72% khách hàng gen Z và Millennials có xu hướng theo dõi những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers). Và con số này cao hơn hẳn ở nhóm đối tượng từ 15-21 tuổi. Thêm vào đó, 24% đối tượng khách hàng nữ thuộc thế hệ Z nói rằng họ sẽ tham khảo và dựa vào thông tin mà các influencer cung cấp để khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới.
Megan Rokosh, giám đốc marketing tại Havas Health & You, trong một buổi phỏng vấn với Forbes đã đưa ra một lời khuyên cho các doanh nghiệp khi có ý định hợp tác với các influencers. Cụ thể, theo bà, dừng thiết kế một chiến dịch chung chung với các micro-influencers. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phải có quyền kiểm soát nội dung để chắc chắn rằng thông điệp và cá tính thương hiệu cũng được truyền tải một cách đầy đủ.
Đã qua giai đoạn mà các thương hiệu có thể “lẩn tránh” giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách, chẳng hạn như phân biệt chủng tộc, biến đổi khí hậu… Bởi đối với người trẻ thế hệ Z, việc nhãn hàng không bày tỏ lập trường cũng chính là đã bày tỏ quan điểm của mình đó. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu. Theo nghiên cứu của WP Engine, 31% người dùng gen Z đã ngừng mua sắm từ các nhãn hàng có quan điểm và mục đích xã hội mà họ cảm thấy không phù hợp.
Báo cáo của Quantilope đầu năm 2022 cũng chỉ ra rằng 76% khách hàng thế hệ Z ủng hộ các thương hiệu đại diện cho sự đa dạng và hoà nhập. Ngoài ra, một cuộc khảo sát năm 2022 của YPulse cũng chỉ ra rằng các vấn đề mà thế hệ Z quan tâm hàng đầu là sức khỏe tâm thần, phá thai/kiểm soát sinh sản, bạo lực súng đạn và biến đổi khí hậu. Và họ muốn thấy quan điểm cũng như hành động của các thương hiệu để giải quyết những vấn đề trên.
Một cuộc khảo sát năm 2021 của Ernst & Young về thế hệ Z cho thấy họ đề cao sự tin cậy, tính minh bạch và tính xác thực. Họ sẽ quay lưng lại với bất kỳ sản phẩm hay nhãn hàng nào có vẻ không trung thực. Theo báo cáo của Statista năm 2022, 45% khách hàng gen Z nói rằng sự đáng tin cậy và tính minh bạch là yếu tố thúc đẩy lớn nhất cho quyết định mua hàng của họ. Vì vậy, đừng tập trung triển khai các hoạt động tiếp thị với mục đích bán hàng. Thay vào đó, hãy tạo nhiều nội dung chia sẻ rõ ràng về giá trị và câu chuyện thương hiệu của bạn.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mình rất mong muốn được nghe suy nghĩ của các bạn về bài viết này, hãy để lại comment để mình có thể cải thiện bài viết tốt hơn.