Những ngày giãn cách xã hội, ở nhà tranh thủ học cách trồng rau mầm. Vừa để có công việc làm cho đỡ nhàm chán, vừa đổi món cho gia đình và hạn chế ra chợ, tránh tiếp xúc đông người thì tuyệt vời quá đúng không nào? Cùng theo dõi bài viết: Cách trồng rau mầm tại nhà cực kỳ đơn giản và đảm bảo thành công để tự trông rau tại nhà nhé!

Rau mầm có thời gian trồng ngắn, tổng thời gian trồng và thu hoạch chỉ khoảng từ 5 đến 7 ngày thôi. Dễ trồng, thu hoạch nhanh lại có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, gấp 3 lần so với rau trưởng thành cùng loại, có chứa lượng chất xơ, protein khá cao cùng rất nhiều các loại khoáng chất và vitamin tốt. Ngoài ra, rau mầm còn có một số chất giúp ích cho tiêu hóa, chậm quá trình lão hóa, giảm các nguy cơ ung thư… và nhiều lợi ích khác cho sức khỏe nữa. Hơn nữa rau mầm trồng trên giá thể nên rất sạch, ăn rất ngon.

Trồng rau mầm tại nhà cực kỳ đơn giản (Ảnh: Internet)
Trồng rau mầm tại nhà cực kỳ đơn giản (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị hạt giống và dụng cụ

  • Chọn hạt giống: Có rất nhiều loại có thể trồng rau mầm như giá đỗ, hướng dương, củ cải trắng…các bạn nhớ mua đúng hạt giống rau mầm và hạt to đều, có nguồn gốc rõ ràng nhé. Nếu mình lấy giống rau bình thường trồng làm rau mầm vì thời gian thu hoạch ngắn, nếu trong hạt vẫn còn tồn dư chất bảo quản sẽ không tốt cho sức khỏe chút nào.

Dụng cụ trồng: Đất sạch, hộp xốp, rổ, khay nhựa, khay xốp, khăn cũ, giấy ăn… Theo mình thì rau mầm tốt nhất là trên giá thể xơ dừa vì vừa sạch, đảm bảo vệ sinh mà lại hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Bạn có thể tham khảo mua xơ dừa trên Tiki Shopee có rất nhiều và giá cả phù hợp.

Có rất nhiều loại hạt giống rau mầm để bạn lựa chọn (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều loại hạt giống rau mầm để bạn lựa chọn (Ảnh: Internet)

Cách trồng rau mầm

Bước 1: Xử lý hạt

  • Hạt giống rửa sạch, loại bỏ hạt hỏng. Ngâm trong nước ấm (tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh) khoảng 4-6 giờ tùy loại (dùng móng tay bấm thấy hạt bở đôi ra là được), sau đó rửa sạch và vớt ra để ráo nước và tiến hành ủ. Bạn cũng có thể gieo ngay nhưng theo kinh nghiệm trồng mầm của mình bạn nên ủ hạt giống để mầm nảy nhanh hơn và đều hơn nhé!
  • Cách ủ: Dùng giấy ăn trải khoảng 2 lớp trên đĩa, phun ẩm, rải hạt lên, đậy 1 lớp giấy và khăn lên trên tưới ẩm giấy và khan. Ủ trong khoảng 6-12h mở ra thấy nứt nanh đều là được.
Hạt chỉ cần hơi nhú mầm là được. Đừng để mầm dài quá dễ bị gãy (Ảnh: IG Chayo)
Hạt chỉ cần hơi nhú mầm là được. Đừng để mầm dài quá dễ bị gãy (Ảnh: Chaiyo)

Bước 2: Gieo hạt và chăm sóc

  • Trải một lớp mùn xơ dừa với độ dày từ 1.5cm-2cm vào khay trồng đã đục sẵn lỗ thoát nước hoặc rổ, lưu ý dàn đều giá thể cho bằng phẳng vào khay, nén chặt. Tưới nước độ ẩm 85-90%.
  • Nếu bạn trồng bằng giấy ăn: cách trồng và chăm sóc giống hệt trồng trên xơ dừa. Trải 5-6 lớp giấy vào khay hay rổ, rải hạt, đậy 1 lớp giấy lên trên, đậy bìa cứng và nén. Tưới nước 2-3 lần/1 ngày, thấy hơi khô là tưới ngay.
  • Dùng hạt giống đã ủ rải đều lên trên lớp giá thể, gieo các hạt dày và san sát nhau tuy nhiên không được chồng chéo lên nhau bạn nhé. Dùng tay ấn nhẹ hạt xuống hoặc dùng bất kì vật nào bằng phẳng dàn hạt cho đều.
Nhớ dàn đều hạt, đừng để chồng hạt đè lên nhau sẽ không phát triển được (Ảnh: Internet)
Nhớ dàn đều hạt, đừng để chồng hạt đè lên nhau sẽ không phát triển được (Ảnh: Internet)
  • Rải một lớp mỏng giá thể che phủ hạt giống để giữ ẩm, dùng bình xịt phun sương trên mặt giá thể tạo độ ẩm cho hạt giống.
  • Dùng bìa cứng đậy lại và dùng vật nặng đè lên, sau đó đặt khay hạt giống ở nơi ánh sáng yếu, tránh ánh sáng mạnh, nơi quá hanh khô hay nhiều gió trong 2-3 ngày. Dùng túi nilong đen bọc bên ngoài để tạo bóng tối cho hạt nảy mầm tốt
  • Tưới phun sương hằng ngày cho rau 1-2 lần vào buổi sáng và chiều mát sao cho giá thể luôn đủ ẩm.
  • Khi nào thấy cây có lá mầm thì bỏ bìa cứng ra, để cây ở chỗ tối 3 ngày, sau đó chuyển sang nơi có ánh sáng để rau được xanh hơn. Tưới cây đều đặn. Cây càng lớn thì cần tưới nhiều hơn nhưng tránh tưới nhiều quá cây dễ bị úng.
Theo dõi hạt mầm sinh trưởng từng ngày (Ảnh: IG Chayo)
Theo dõi hạt mầm sinh trưởng từng ngày (Ảnh: Chayo)

Bước 3: Thu hoạch rau

  • Tùy loại mà sau 7-10 ngày là có thể thu hoạch (nên thu hoạch khi cây có 3 lá mầm, 2 lá to và 1 lá chồi. Đây là lúc rau có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất).
  • Dùng kéo hoặc dao nhỏ cắt sát gốc hoặc có thể nhổ rễ ăn luôn, bảo quản rau trong ngăn mát tủ lạnh nếu không ăn hết trong một lần thu hoạch.

Trước khi thu hoạch 1 ngày sẽ không tưới nước cho rau để thu hoạch dễ dàng hơn nhé.

Đến ngày thứ 7 là chúng mình thu hoạch được rồi nè (Ảnh: Chayo)
Đến ngày thứ 7 là chúng mình thu hoạch được rồi nè (Ảnh: Chayo)
Thu hoạch rau (Ảnh: Chayo)
Thu hoạch rau (Ảnh: Chayo)

CÁC MÓN NGON CHẾ BIẾN TỪ RAU MẦM

Rau mầm có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, vừa bổ vừa mát. Phổ biến nhất là món salad rau mầm trộn thịt và canh rau mầm thập cẩm. Đây thực sự là món ăn đảm bảo tiêu chuẩn ngon, sạch, dinh dưỡng cho cả gia đình.

Salat rau mầm (Ảnh: Internet)

Salad rau mầm (Ảnh: Internet)Tham khảo video: Cách làm Salad rau mầm trộn thịt bò thơm ngon

Cách trồng rau mầm tại nhà như mình giới thiệu cực kỳ đơn giản đúng không nào? Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ thành quả với BlogAnChoi nhé!

Xem thêm những món ngon từ BlogAnChoi

Xem thêm

Tổng hợp 10 món ăn đặc trưng mà bạn phải thử khi đến Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia không chỉ được biết đến với nền công nghiệp giải trí đồ sộ, hiện đại mà Hàn Quốc còn nổi tiếng bởi nền văn hóa, ẩm thực đa dạng và vô cùng phong phú. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá ngay 10 món ăn ngon Hàn Quốc mà bạn nhất định phải thử trong ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận