Cảm là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là vào lúc cuối năm khi công việc nhiều và thời tiết cũng lạnh hơn. Ngoài việc điều trị đúng cách thì vấn đề bị cảm nên ăn gì cũng rất quan trọng. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những thực phẩm giúp cơ thể mau khỏe lại khi bị cảm nhé!

Cảm là khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch do virus xâm nhập, do thời tiết hoặc do bị lây nhiễm. Dấu hiệu thường thấy khi bị cảm là đau đầu, hắt hơi, ho, đau họng, nghẹt hoặc sổ mũi. Lúc này, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là chán ăn, nôn ói.

Bị cảm
Cảm sốt luôn người người bệnh mệt mỏi và khó chịu. (Nguồn: Internet)

Khi bị cảm việc uống đủ nước, cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, các chất chống oxy hóa,… là vô cùng cần thiết để cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Vì vậy, hãy cùng BlogAnChoi trả lời câu hỏi “bị cảm nên ăn gì” thông qua danh sách thực phẩm dưới đây nhé!

1. Thức ăn lỏng – đáp án hàng đầu cho câu hỏi “Bị cảm nên ăn gì”

Đây là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn gì khi bị cảm. Bởi lúc này, người bệnh luôn có xu hướng chán ăn và hê tiêu hóa khó hấp thụ.

Cháo
Cháo đã là món ăn quen thuộc với người bệnh từ lâu. (Nguồn: Internet)

Do vậy, những thức ăn loãng như cháo, súp,… vừa góp phần bổ sung được dinh dưỡng vừa dễ hấp thụ, nhanh chóng đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, nếu bị cảm lạnh thì các loại thức ăn này giúp ấm cơ thể, dịu cổ họng, giảm tắc nghẽn xoang mũi.

2. Các loại rau xanh

Rau xanh giàu vitamin giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời giàu khoáng chất góp phần tăng khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng cơ thể.

Rau xanh
Rau xanh luôn tốt cho sức khỏe và cần được bổ sung khi bị cảm. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, rau xanh còn giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Do vậy, đây là loại thực phẩm không thể bỏ qua nếu không muốn bệnh cảm kéo dài.

3. Nghệ tươi

Nghệ được biết đến là một trong những thực phẩm làm đẹp thần kỳ của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nghệ cũng là loại thực phẩm nên được bổ sung để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi khi bị cảm.

Nghệ
Nghệ tươi rất tốt cho người đang bị bệnh cảm hành hạ. (Nguồn: Internet)

Trong nghệ có chứa chất chống nhiễm trùng, chống viêm giúp giảm chứng nghẹt mũi. Ngoài ra, nghệ còn có các chất chống oxy hóa có khả năng loại khỏi cơ thể những chất độc hại.

Bạn có thể xem qua bài viết: 6 cách làm đẹp da tự nhiên bằng nghệ tươi

4. Tỏi

Tỏi là gia vị phổ biến trong ẩm thực và cũng là phương pháp truyền thống trong dân gian trong việc chữa trị cảm. Tỏi có chứa hợp chất allicinvà các chất kháng khuẩn, chống viêm giúp chống lại các virus gây bệnh.

Tỏi
Ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả hỗ trợ trị cảm. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, trong tỏi còn giàu vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giàu chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề khoáng. Tỏi còn có tác dụng trị nghẹt mũi nhờ vào mùi đặc trưng giàu allicin.

Chính nhờ nhiều đặc tính như vậy nên khi bị cảm mọi người cần phải bổ sung cho cơ thể thực phẩm này để đẩy lùi những khó chịu do bệnh cảm gây ra.

Bạn có thể xem qua bài viết: 6 tác dụng của tỏi tươi tuyệt vời cho sức khỏe

5. Gừng

Gừng có tính ấm và kháng viêm có thể ức chế được virus gây bệnh nên rất hiệu quả trong việc trị ho và trị cảm lạnh, cảm cúm. Gừng còn có tác dụng nâng cao sức đề khoáng và phòng bệnh tốt cho cơ thể.

Gừng
Gừng vốn đã là cái tên quen thuộc trong danh sách thực phẩm trị cảm. (Nguồn: Internet)

Gừng có thể cắt lát để ngậm hoặc ăn, nhưng phổ biến thì thường được kết hợp với chanh, mật ong uống cùng nước nóng thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

6. Chuối

Chuối được biết đến là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao và trị được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh cảm. Trong chuối có nhiều kali, vitamin C giúp nên ăn chuối khi bị cảm sẽ giúp tăng cường miễn dịch, dịu cổ họng và giúp cơ thể nạp thêm nhiều năng lượng.

Chuối
Chuối là loại trái cây đầu dinh dưỡng trong danh sách bị cảm nên ăn gì. (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn nhẹ buổi sáng, tuyệt đối không ăn khi đói vì có thể làm mất cân bằng hệ tim, mạch, gây ra chướng bụng và khó chịu.

Để chuối phát phát huy tác dụng, bạn cần đọc bài viết sau: 5 nguyên tắc ăn chuối đúng cách mang lại lợi ích không ngờ

7. Khoai lang

Không chỉ dừng lại ở công dụng làm đẹp, giảm cân, khoai lang còn giúp trị cảm rất hiệu quả. Khoai lang giàu vitamin A, C, giàu chất xơ, kali và nhiều chất dinh dưỡng beta carotene giúp trị ho, trị cảm, và đẩy lùi virus nhanh chóng.

Khoai lang
Khoai lang ngon ngọt, tốt cho người bị cảm. (Nguồn: Internet)

Do đó, việc bổ sung khoai lang trong bữa ăn khi bị cảm là cần thiết để tăng hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng cho cơ thể khi bị cảm.

8. Các loại thực phẩm khác

Các nguồn dinh dưỡng khác có trong yến mạch, sữa chua, các loại trái cây họ quýt,…cũng khá cần thiết cho người bị cảm.

Một số thức uống khi bị cảm

Bên cạnh các loại thực phẩm nêu trên, thức uống cũng hết sức quan trọng đối với người bị bệnh cảm.

Uống nhiều nước lọc

Khi bị cảm, đặc biệt là cảm sốt thì việc uống nhiều nước lọc càng trở nên quan trọng nhằm bổ sung lượng nước mà cơ thể đã mất. Uống nhiều nước sẽ giúp người bệnh đào thải các độc tố trong cơ thể và hạn chế sự kiệt sức.

Uống nước
Uống nhiều nước lọc – nguyên tắc trị bệnh cảm hàng đầu. (Nguồn: Internet)

Nước dừa

Nước dừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C, các chất hỗ trợ chống lại nhiễm trùng. Nước dừa còn chứa axit lauric và axit caprylic có tính chống nấm và kháng khuẩn. Nhờ những đặc tính đó, mà nước dừa rất tốt cho những người bị cảm sốt.

Nước dừa
Đừng bỏ qua nước dừa khi bị cảm. (Nguồn: Internet)

Các loại nước ép hoa quả

Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, các loại nước ép hoa quả còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho người bị cảm khi họ không muốn ăn hoặc cơ khi cơ thể đang cần nạp năng lượng.

Nước ép
Nước ép hoa quả thanh đạm và tốt cho cơ thể, đặc biệt là khi bị cảm. (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, không nên pha chế các loại nước ép quá ngọt vì nó có thể cản trở hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Nước nóng kết hợp với mật ong và chanh

Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng khi bị cảm. Uống nước này sẽ làm dịu cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn nên có hiệu quả rất cao đối với người bị bệnh cảm.

Mật ong chanh
Mật ong chanh dịu nhẹ, giữ ấm cổ, tốt cho người cảm lạnh. (Nguồn: Internet)

Lưu ý một số thực phẩm không nên ăn khi bị cảm

  • Rượu: Rượu có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe, tạo môi trường cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh và gây thêm nhiều bệnh cho cơ thể. Do đó, rượu đặc biệt có hại cho người đang bị bệnh cảm.
  • Các loại nước chứa caffeine: Caffein thường có trong cà phê. Caffein chứa chất kích thích khiến người bệnh cảm không thể nghỉ ngơi, từ đó tạo cho cơ thể sự mệt mỏi và bệnh kéo dài lâu khỏi.
  • Các loại thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, cay: Những loại thực phẩm này cần được loại khỏi danh sách những món ăn khi bị cảm. Chúng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến việc tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể khó khăn hơn, thậm chí càng khiến bệnh thêm nặng hơn.
  • Ngoài ra khi bệnh cảm nên tránh ăn nhiều muối, uống các loại nước giải khát có ga, chỉ nên ăn vừa phải các loại thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua,.. tránh lạm dụng khiến protein dư thừa ảnh hưởng không tốt cho quá trình hồi phục.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 5 triệu chứng cảm cúm và phương pháp điều trị tại nhà

Với những gì đã liệt kê ở trên, mong rằng BlogAnChoi đã giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn bị cảm nên ăn gì. Vì Vậy, bạn hãy bổ sung những thực phẩm cần thiết cho cơ thể khi đang bị cảm để nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật những kiến thức hữu ích cho gia đình và người thân nhé!

Xem thêm

Mách bạn những điều cần tránh khi luộc rau để đảm bảo sức khỏe cho gia đình

Rau luộc là một món ăn đơn giản, dễ làm, dễ ăn và rất tốt cho . Tuy nhiên không phải ai cũng biết luộc rau sao cho đúng cách để vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa loại bỏ được độc tố. Hãy cùng BlogAnChoi điểm danh những điều cần tránh khi chế biến món rau luộc nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận