Thực tế đáng ngạc nhiên, có rất nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng thiếu con người vẫn sống được, điển hình như ruột thừa có thể vắng mặt nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, hay cơ thể cũng chỉ cần một lá phổi để tồn tại và còn nhiều những bộ phận khác nữa, cùng tìm hiểu lý do vì sao nhé ?

Lá lách

Lá lách loại bỏ hồng cầu cũ, sản xuất bạch cầu và dự trữ tiểu cầu (Ảnh: Internet)

Lá lách loại bỏ hồng cầu cũ, sản xuất bạch cầu và dự trữ tiểu cầu (Ảnh: Internet)Lá lách, nằm ẩn bên dưới lồng ngực ở bên trái, là một trong những cơ quan không thường được nhắc đến. Tuy nhiên, nó đóng một số vai trò thiết yếu trong các chức năng hàng ngày, liên quan đến việc loại bỏ các tế bào hồng cầu cũ hoặc bị hư hỏng, chống nhiễm trùng bằng cách sản xuất tế bào bạch cầu và lưu trữ tiểu cầu cũng như các tế bào miễn dịch khác.

Mặc dù với những vai trò như trên cơ thể con người vẫn tồn tại nếu thiếu lách. Một số người thậm chí sinh ra đã không có lá lách và đôi khi lá lách bị cắt bỏ do chấn thương hoặc các tình trạng bệnh lý cụ thể như lách to hoặc lách bị vỡ. Trong trường hợp này, các cơ quan khác sẽ thay thế vai trò của lách.

Ví dụ, gan đảm nhận công việc lọc các tế bào máu bị tổn thương. Đồng thời, tủy xương tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch cần thiết. Theo thời gian, những sự thích ứng này sẽ bù đắp cho sự vắng mặt của lá lách, đảm bảo rằng quá trình phòng vệ và lọc máu của cơ thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nếu không có lá lách, cơ thể dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hơn. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định một số loại vắc xin, thuốc kháng sinh cho những người không có lá lách.

Ruột thừa

9 bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng nếu thiếu con người vẫn sống được, vì sao? amidan bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng thiếu con người vẫn sống cơ thể cơ thể con người con người lách phổi ruột thừa thận tinh hoàn tử cung túi mật tuyến tiền liệt
300.000 ca mổ ruột thừa tại Mỹ mỗi năm (Ảnh: Internet)

Một cấu trúc nhỏ, giống như ống nằm ở đầu ruột già hoặc đại tràng, ruột thừa được cho là một cơ quan tàn dư tiến hóa còn sót lại không có chức năng cụ thể ở cơ thể người hiện đại. Điều này xuất phát từ thực tế, chúng ta có thể sống không có ruột thừa mà không có bất kỳ hậu quả sức khỏe lâu dài nào đáng chú ý.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện các vai trò tiềm năng của ruột thừa. Một số nhà khoa học tin rằng ruột thừa là “ngôi nhà an toàn” cho vi khuẩn đường ruột có lợi. Một số bệnh ảnh hưởng đến vi khuẩn trong ruột và ruột thừa có thể tái tạo lại đường ruột bằng vi khuẩn khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình phục hồi. Một giả thuyết khác là ruột thừa đóng một vai trò trong hệ thống miễn dịch, đặc biệt là trong những năm đầu đời, bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với nhiều loại kháng nguyên khác nhau và hỗ trợ sự trưởng thành của các tế bào miễn dịch.

Mặc dù những chức năng này có thể làm cho ruột thừa có vẻ quan trọng nhưng cơ thể con người có thể thích nghi tốt nếu không có nó. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng người phải cắt bỏ ruột thừa mỗi năm ở Mỹ – 300.000 người. Phẫu thuật này thường được thực hiện khi ruột thừa bị viêm, gọi là viêm ruột thừa. Nếu không được điều trị, viêm ruột thừa có thể dẫn đến vỡ ruột thừa và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Khi không có ruột thừa, cơ thể vẫn tiếp tục các chức năng tiêu hóa và miễn dịch mà không bị cản trở. Các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch bù đắp cho sự mất mát và hệ vi khuẩn có lợi trong ruột tìm cách phát triển và tái lập khi cần thiết.

Amidan

Mổ bỏ Amidan thường gặp ở trẻ em (Ảnh: Internet)
Mổ bỏ Amidan thường gặp ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Amidan, thường được nhìn thấy dưới dạng hai gò ở phía sau cổ họng, đóng vai trò tích cực trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Là một phần của hệ bạch huyết, amidan hoạt động tuyến “tiền đạo” trong hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập qua miệng hoặc mũi. Đóng vai trò là người gác cổng, có nhiệm vụ bẫy những “kẻ xâm lược” không mong muốn và giúp tạo ra kháng thể giúp chống lại những mầm bệnh.

Tuy nhiên, amidan không phải là không có biến chứng. Đôi khi, chúng có thể trở thành nơi lây nhiễm, dẫn đến các tình trạng như viêm amidan, biểu hiện sưng, đau, thường kèm theo sốt. Nếu viêm amiđan trở nên mãn tính hoặc nếu amiđan quá to đến mức gây khó thở hoặc khó nuốt có thể cần phẫu thuật cắt bỏ amiđan. Phẫu thuật này, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự cần thiết thực sự của amidan.

Mặc dù amidan có chức năng nhưng con người vẫn có thể sống mà không cần đến chúng. Các thành phần khác của hệ thống miễn dịch sẽ thích ứng và bù đắp cho sự vắng mặt của amidan. Sự bù đắp này có đủ hay không đến nay vẫn còn chưa có câu trả lời rõ ràng vì một số nghiên cứu cho thấy việc cắt bỏ amidan sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng thường xuyên có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào được đồng thuận thay thế cho việc cắt amiđan.

Một lá phổi

Chúng ta vẫn sống với 1 lá phổi (Ảnh: Internet)
Chúng ta vẫn sống với 1 lá phổi (Ảnh: Internet)

Phổi là một phần thiết yếu trong hệ hô hấp, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quan trọng đưa oxy vào và thải carbon dioxide. Phổi nằm trong lồng ngực và được bảo vệ bởi lồng ngực, hoạt động không mệt mỏi trong suốt cuộc đời. Với mỗi hơi thở, không khí đi qua khí quản và vào các ống phế quản. Các túi nhỏ gọi là phế nang chứa đầy không khí, cho phép oxy đi vào máu và thải carbon dioxide.

Phổi quan trọng nhưng vẫn có thể sống chỉ với một lá phổi hoạt động. Phẫu thuật cắt phổi, có thể từ ung thư đến nhiễm trùng nặng hoặc chấn thương. Khi một lá phổi bị cắt bỏ, lá phổi còn lại sẽ giãn ra để chiếm chỗ và theo thời gian, nó có thể tăng công suất để bù đắp cho lá phổi còn lại.

Mặc dù cơ thể có thể hoạt động chỉ với một lá phổi nhưng phải đối mặt với những hạn chế. Tổng dung tích của phổi bị giảm, điều này có thể dẫn đến giảm sức bền khi hoạt động thể chất. Mọi người có thể thấy mình khó thở nhanh hơn hoặc cần nhiều thời gian hơn để hồi phục sau khi gắng sức.

Điều đó nói lên rằng, nhiều người chỉ có một lá phổi vẫn có cuộc sống năng động và đầy đủ. Với sự chăm sóc y tế, vật lý trị liệu nhiều người đã lấy lại được một phần đáng kể khả năng thể chất trước đây của mình. Điều cần thiết đối với người có một phổi là phải được bác sĩ phổi chăm sóc và tránh những thói quen có hại cho phổi, như hút thuốc

Túi mật

Gan có thể đảm nhiệm phần nào nhiệm vụ của túi mật (Ảnh: Internet)
Gan có thể đảm nhiệm phần nào nhiệm vụ của túi mật (Ảnh: Internet)

Là một cơ quan nhỏ hình quả lê nằm bên dưới gan, chức năng chính của túi mật là lưu trữ mật, một loại dịch tiêu hóa do gan sản xuất giúp phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa. Sau bữa ăn, túi mật tiết mật vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn béo. Mặc dù túi mật đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa nhưng nó không thực sự cần thiết cho quá trình tiêu hóa tổng thể của cơ thể.

Sỏi mật, các hạt cứng có thể chặn dòng chảy bình thường của mật và gây đau, viêm và nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ túi mật thông qua thủ thuật gọi là cắt túi mật. Sau khi cắt bỏ túi mật, gan sẽ đảm nhận vai trò giải phóng mật trực tiếp vào ruột non. Mặc dù quá trình tiêu hóa chất béo vẫn có thể diễn ra nhưng nó trở nên kém hiệu quả hơn, đặc biệt là với những bữa ăn lớn, nhiều chất béo. Do đó, những người không có túi mật có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống, chia nhiều bữa nhỏ hơn và giảm lượng thức ăn giàu chất béo.

Một quả thận

Thận sẽ tăng hoạt động nếu chỉ còn 1 quả (Ảnh: Internet)
Thận sẽ tăng hoạt động nếu chỉ còn 1 quả (Ảnh: Internet)

Hầu hết mọi người sinh ra đều có hai quả thận, cơ quan có kích thước cỡ nắm tay nằm vị trí hai bên cột sống. Vai trò chính của chúng là lọc và loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa, bao gồm cả chất điện giải khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Chúng cũng điều chỉnh một số chức năng quan trọng của cơ thể, như kiểm soát huyết áp, sản xuất hồng cầu và cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu một quả thận bị mất hoặc được hiến tặng, quả thận còn lại có thể đảm nhận các chức năng này. Nó làm được điều đó bằng cách tăng kích thước và mở rộng khả năng lọc, một quá trình được gọi là phì đại bù trừ. Điều này có nghĩa là quả thận còn lại sẽ mở rộng và hoạt động với công suất lớn hơn để xử lý công việc trước đây do hai quả thận đảm nhiệm.

Trong trường hợp hiến thận còn sống, cả người hiến và người nhận đều có thể có cuộc sống khỏe mạnh sau ghép thận. Cơ thể nhanh chóng điều chỉnh để hoạt động tối ưu với quả thận đơn lẻ.

Mặc dù, vẫn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh chỉ với một quả thận nhưng việc thay đổi lối sống là cần thiết. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng để theo dõi chức năng thận. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát lượng rượu và muối ăn vào, uống đủ nước và cẩn thận với các loại thuốc giảm đau không kê đơn là một số biện pháp giúp đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ của quả thận còn lại.

Tử cung

Mất tử cung không còn sinh sản nhưng cơ thể vẫn sống khỏe (Ảnh: Internet)
Mất tử cung không còn sinh sản nhưng cơ thể vẫn sống khỏe (Ảnh: Internet)

Tử cung là nơi em bé lớn lên và phát triển trong thai kỳ. Trong quá trình sinh nở, các thành cơ của nó co lại, giúp đẩy em bé ra ngoài. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, vì lớp lót của nó dày lên để chuẩn bị cho khả năng mang thai và bong ra trong thời kỳ kinh nguyệt nếu việc mang thai không xảy ra.

Mặc dù có vai trò quan trọng trong sinh sản và kinh nguyệt nhưng người phụ nữ vẫn có thể sống mà không cần tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tử cung, gọi là cắt tử cung, là một thủ thuật phổ biến; trên thực tế, đây là ca phẫu thuật phổ biến thứ hai đối với phụ nữ, với khoảng 300.000 ca được thực hiện mỗi năm ở Hoa Kỳ. Phụ nữ phải cắt bỏ tử cung vì nhiều lý do, bao gồm u xơ, lạc nội mạc tử cung, ung thư, đau mãn tính hoặc chảy máu nhiều.

Nếu buồng trứng bị cắt bỏ trong quá trình cắt bỏ tử cung, phụ nữ sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh do lượng hormone sản xuất giảm. Nếu buồng trứng còn nguyên vẹn, chúng sẽ tiếp tục sản xuất hormone. Mặc dù phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng sẽ không bước vào thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, cô ấy có thể bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường.

Phụ nữ trải qua thủ thuật này không thể có con nữa nhưng tuổi thọ và sức khỏe tổng thể của họ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong một số bệnh lý cắt bỏ tử cung giúp họ thường thấy giảm bớt cơn đau mãn tính hoặc chảy máu quá nhiều, cho phép họ có một cuộc sống năng động và trọn vẹn hơn.

Tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt ở nam giới có thể bị cắt bỏ (Ảnh: Internet)
v

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm giữa bàng quang và dương vật, ngay trước trực tràng. Nó là một phần thiết yếu của hệ thống sinh sản nam giới, chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng tạo thành một phần của tinh dịch. Khi nam giới già đi, một số người có thể gặp phải các tình trạng bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, bao gồm tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), viêm tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Trong những tình huống cụ thể, đặc biệt là khi được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có thể được khuyên dùng.

Không có tuyến tiền liệt không phải là vấn đề, nhưng sau phẫu thuật một vài bệnh nhân mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ và rối loạn cương dương. Về chức năng cương dương, khả năng phục hồi sẽ khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe tổng thể và loại phẫu thuật được thực hiện. Theo City of Hope, hầu hết đàn ông sẽ gặp phải một số loại rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, họ có thể thực hiện một số bước để lấy lại chức năng tình dục khỏe mạnh, bao gồm dùng thuốc, tập thể dục và phẫu thuật cấy ghép. Giảm cân, ăn uống lành mạnh và bỏ hút thuốc cũng có thể hữu ích.

Tinh hoàn

Mất tinh hoàn cơ thể nam giới vẫn tồn tại (Ảnh: Internet)
Mất tinh hoàn cơ thể nam giới vẫn tồn tại (Ảnh: Internet)

Tinh hoàn là hai cơ quan có hình bầu dục nằm bên trong bìu, túi da bên dưới dương vật. Chúng là thành phần quan trọng của hệ thống sinh sản nam giới và đóng hai vai trò chính: sản xuất tinh trùng và tổng hợp nội tiết tố nam testosterone. Hormon này chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các mô sinh sản nam, thúc đẩy các đặc điểm sinh dục nam như lông mặt, giọng nói trầm hơn và chức năng tình dục.

Trong một số trường hợp nhất định, nam giới có thể mất một hoặc cả hai tinh hoàn. Điều này có thể là do các tình trạng như tinh hoàn bị ung thư, chấn thương hoặc phẫu thuật chuyển giới. Việc thiếu một tinh hoàn thường không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng hoặc testosterone của nam giới vì tinh hoàn còn lại sẽ bù đắp cho sự mất mát. Tuy nhiên, nếu cả hai tinh hoàn bị cắt bỏ, người đàn ông sẽ không còn sản xuất tinh trùng và bị vô sinh. Ngoài ra, nồng độ testosterone có thể giảm, điều này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, mất khối lượng cơ, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm, rối loạn cương dương và loãng xương.

Liệu pháp thay thế testosterone (TRT) có thể giúp chống lại những tác động này. Ngoài ra, những người đàn ông hy vọng có con có thể lưu trữ tinh trùng trước khi thực hiện thủ thuật. Hỗ trợ tâm lý và cảm xúc sau phẫu thuật là rất quan trọng để giúp nam giới thích nghi với những thách thức do mất một hoặc cả hai tinh hoàn.

Nguồn: https://www.healthdigest.com

Xem thêm

Cách cải thiện thị lực và duy trì sức khỏe của mắt

Một số thay đổi về thị lực có thể là do tuổi tác. Có thể có sự thay đổi trong cách bạn cảm nhận màu sắc hoặc cách mắt bạn tập trung. Bạn có thể cần nhiều ánh sáng hơn để đọc hoặc lái xe. Nhiều người thắc mắc làm thế nào để cải thiện thị lực của mình ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận