Khởi chiếu tại tất cả các cụm rạp CGV trên toàn quốc vào ngày 5/1/2018, và đây là 5 lý do khiến bạn không thể bỏ qua và phải ngay lập tức mua vé mua bỏng, yên vị trong rạp để chờ đợi bộ phim mở màn.
1. Dàn diễn viên đẹp mê hồn cùng “Dương Quý Phi” mang hai dòng máu
Bối cách bộ phim lấy vào thời nhà Đường với vị vua nổi tiếng Đường Huyền Tông cùng chuyện tình với một trong “tứ đại mỹ nhân” Dương Quý Phi đã ghi dấu ấn vào lịch sử Trung Hoa và cả thế giới. Và đây là lần đầu tiên trong các bộ phim lấy đề tài lịch sử lại táo bạo lựa chọn một diễn viên mang hai dòng máu lai Trung – Pháp, đảm nhận vai đệ nhất mỹ nhân đời nhà Đường.
Giải thích cho việc lựa chọn mỹ nhân Trương Dung Dung làm nữ chính, đạo diễn Trần Khải Ca giải thích:
“Có một phiên bản sách đã đề cập tới việc Dương Quý Phi là mỹ nữ lai, điều này cũng khá phổ biến ở đời Đường. Thậm chí người trong hoàng thất đều có một nửa huyết thống nhà Hồ.”
Ngoài gây ấn tượng bởi sự lựa chọn “táo bạo” đó, Trần Khải Ca còn mang đến cho khán giả một dàn nam thần đẹp lộng lẫy gồm: Hoàng Hiên, Sometai Shota, Trương Lỗ Nhất, Lưu Hạo Nhiên, Âu Hào,…
2. Nội dung hấp dẫn, kích thích trí tò mò của người xem
Mùa hè năm 850, thành Trường An vốn đang yên bình bỗng trở nên hỗn loạn bởi sự xuất hiện của một con yêu miêu biết nói tiếng người. Cùng thời điểm đó, Hoàng đế Đường Huyền Tông đang hấp hối vì một căn bệnh quái lạ như thể bị ma ám, quỷ hành.
Nhà sư người Nhật Bản tên Không Hải được mời đến để lập đàn cứu chữa nhưng không thể, vua Đường Huyền Tông đã băng hà trong tình trạng khiến người ta khiếp sợ. Quyết tâm điều tra đến cùng nguyên nhân cái chết của hoàng đế, đã bắt tay vào lần tìm nguyên nhân thực sự đằng sau cái chết của nhà vua và chân tướng của miêu tinh khiến cả triều đình kinh hãi.
Từ đó, nhiều bí mật động trời của cung cấm dần bị hé lộ với hàng loạt những ai oán bị giấu kín đằng sau vẻ ngoài xa hoa, hùng mạnh của đế chế nhà Đường.
Đề tài dị giới, huyền huyễn với những yêu ma, quỷ quái không còn mới đối với điện ảnh Trung Hoa, nhưng cũng chưa bao giờ khiến người xem thôi tò mò và bị cuốn hút vào những chi tiết nửa thực nửa ảo, nửa người nửa yêu như vậy.
“Yêu miêu truyện” dựa trên tiểu thuyết ma mị của tác giả Nhật Bản Baku Yumemakura là: “Sa môn Không Hải”, kết hợp với văn hóa Trung Hoa thời Đường cùng nàng Dương Quý Phi đã viết vào lịch sử biết bao truyền thuyết, lưu truyền trong dân gian hàng trăm dị bản, trong bàn tay nhào nặn của đạo diễn lừng danh Trần Khải Ca, chắc chắn sẽ mang đến cho người xem những bất ngờ sửng sốt và những ấn tượng khó phai.
3. Kinh phí đầu tư lớn nhất trong lịch sử
Đạo diễn Trần Khải Ca đã từng chia sẻ rằng ông phải chi đến 200 triệu USD và thời gian 5 năm để tái hiện lại một cách chân thực và sống động nhất thành cổ Trường An thời nhà Đường.
Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho “Yêu miêu truyện” được công bố lên tới hơn 500 triệu USD, trở thành bộ phim được đầu tư lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Với sự đầu tư cả về địa điểm, cảnh quay, kĩ xảo, hiệu ứng trong 5 tháng trời cùng hàng ngàn diễn viên quần chúng, 1.200 hiệu ứng hình ảnh, khán giả được quyền đặt niềm tin chắc chắn vào chất lượng của “Yêu miêu truyện”.
4. Bữa tiệc hình ảnh và ánh sáng
Chỉ mới tung trailer đầu tiên nhưng trong hơn 1 phút đồng hồ đó, người xem đã phải choáng ngợp trước những hình ảnh quá mức nghệ thuật, được trau chuốt tỉ mỉ đến từng đường nét trong phim. Ngoài ra, sự sa hoa, tráng lệ và hùng vĩ của thành Trường An tại thời kì cực thịnh của nhà Đường cũng được phục dựng lại chuẩn xác, đẹp đến mê hồn.
Những khung hình, những góc quay, những hình ảnh, ánh sáng và âm thanh trong “Yêu miêu truyện” khiến người xem như lạc vào một thế giới khác, huyền ảo, nửa như mộng nửa như mê, một vẻ đẹp vừa sắc nét chân thực mà như thể chốn thiên đường.
Giống như trailer phim đã giới thiệu và tổng kết: Huy hoàng, cuồng ngạo, huyền ảo, những bữa đại yến hàng nghìn người, tráng lệ, rực rỡ đến chói mắt.
Những ai yêu thích nghệ thuật, yêu thích cái đẹp, chắc chắn không thể bỏ qua những thước phim trong “Yêu miêu truyện” được.
5. Đạo diễn Trần Khải Ca
Trần Khải Ca thuộc thế hệ làm phim thứ 5 của nền điện ảnh Trung Quốc, cùng thời với Trương Nghệ Mưu.
Trần Khải Ca đã gây tiếng vang quốc tế với tác phẩm điện ảnh cực kỳ nổi tiếng là “Bá Vương biệt cơ”. Phim đã đoạt giải Cành cọ Vàng tại LHP Cannes 1993, đoạt giải Quả cầu Vàng và BAFTA Phim tiếng nước ngoài hay nhất, được đề cử giải Oscar Quay phim xuất sắc nhất và Phim tiếng nước ngoài hay nhất cùng nhiều giải thưởng khác.
Tại Trung Quốc, khán giả đến rạp để thưởng thức các tác phẩm điện ảnh ngày càng tăng nhưng vị đạo diễn kì cựu 65 tuổi Trần Khải Ca vẫn lo lắng về tình trạng thiếu phim nghệ thuật ở Trung Quốc hiện nay.
Chính bởi sự tâm huyết với nền điện ảnh nước nhà, sự đam mê với văn hóa và phong cách sống truyền thống Trung Hoa cùng khao khát được truyền tải những nét đẹp lịch sử đến với giới trẻ, Trần Khải Ca chắc chắn là một cái tên đảm bảo khi người xem muốn được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa.
Vậy các bạn còn chần chờ gì nữa mà không ra rạp, mua ngay vé và thưởng thức tác phẩm điện ảnh “Yêu miêu truyện” ngay ngày mai 5/1 đi thôi.