Nụ cười bí hiểm và sức quyến rũ vượt thời gian của nàng Mona Lisa đã truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu và thi đua nghệ thuật trong hơn năm thế kỷ qua. Nhưng câu chuyện về kiệt tác của Leonardo da Vinci thậm chí còn thú vị hơn vẻ ngoài của nó nữa. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 16 điều bạn chưa biết về kiệt tác hội họa Mona Lisa nào.

9. Mona Lisa đã bị tấn công nhiều lần

Kiệt tác Mona Lisa (Ảnh: Internet)
Kiệt tác Mona Lisa (Ảnh: Internet)

Nếu bạn nhìn kỹ vào khuỷu tay trái của nhân vật trong tranh, bạn có thể nhận thấy vết thương do một người đàn ông Bolivian tên Ugo Ungaza Villegas ném đá vào bức chân dung vào năm 1956. Một kẻ tấn công nghệ thuật khác cũng từng tạt axit vào bức tranh khiến phần dưới bị hư hỏng. Những cuộc tấn công này đã khiến bảo tàng buộc phải lắp đặt kính chống đạn, loại kính mà đã giúp bức tranh an toàn khỏi chiếc cốc gốm do một phụ nữ Nga tức giận ném vào vì bị từ chối quyền công dân Pháp vào năm 2009. Năm 2022, tấm kính cũng bảo vệ Mona Lisa khi một người đàn ông ném bánh vào bức tranh vào khi gào thét: “Hãy nghĩ về trái đất, con người đang hủy hoại trái đất!” trước khi bị bảo vệ khống chế.

10. Nước Pháp để tang khi Mona Lisa mất tích

Vào ngày 21 tháng 8 năm 1911, Mona Lisa đã bị đánh cắp khỏi Louvre. Thời báo New York lúc đó đã so sánh sự đau buồn của công chúng trong sự kiện này với cái chết của Công nương Diana vào năm 1997. Hàng ngàn người đã đến bảo tàng Louvre để nhìn vào bức tường trống nơi bức tranh từng được treo, để lại những bông hoa, ghi chú và những món quà kỷ niệm khác.

11. Pablo Picasso là nghi phạm trong vụ án này

Picassso
Picasso từng là nghi phạm trong vụ trộm tranh khỏi bảo tàng Louvre (Ảnh: Internet)

Pablo Picasso từng bị bắt khi mua những tác phẩm bị đánh cắp khỏi Louvre nên lần này cũng bị đưa đi thẩm vấn. Nhưng tên trộm thực sự mãi đến năm 1913 mới bị bắt.

Đó là nhân viên của Louvre, Vincenzo Peruggia, một người Ý theo chủ nghĩa dân tộc đã tuồn bức tranh ra ngoài dưới áo khoác vì cảm thấy nó thuộc về quê hương của anh ta và Leonardo, chứ không phải nước Pháp. Sau khi giấu nó trong hai năm, Peruggia đã bị bắt khi cố bán Mona Lisa cho một nhà buôn nghệ thuật ở Florence.

12. Người ta nghi ngờ rằng vụ trộm được thực hiện bởi một nhóm người

Bức tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Louvre, Pháp (Ảnh: Internet)
Bức tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Louvre, Pháp (Ảnh: Internet)

Mặc dù Peruggia là người duy nhất bị truy tố vì đánh cắp bức tranh Mona Lisa nhưng anh ta không có khả năng hành động một mình. Vào thời điểm xảy ra vụ trộm, bức tranh được bọc trong hộp kính và mặt sau bằng gỗ có thể nặng tới hơn 90 kg – có nghĩ là Perugia rất khó có thể tự mình kéo nó xuống khỏi tường.

Nhiều năm sau, một người đàn ông tự xưng là Hầu tước của Thung lũng Địa ngục đã thú nhận với phóng viên người Mỹ Karl Decker rằng ông ta là kẻ chủ mưu thực sự đằng sau vụ đánh cắp bức tranh Mona Lisa. Với điều kiện câu chuyện của anh ta phải được giữ bí mật cho đến khi chết, anh ta tiết lộ rằng Peruggia là một trong ba người đàn ông được trả giá hậu hĩnh để cướp lấy bức tanh này. Bằng cách này, Hầu tước có thể bán nhiều kiệt tác giả mạo cho các nhà sưu tập với số tiền cắt cổ. Cái hay của trò lừa đảo là người mua nào cũng sẽ tin rằng họ sở hữu bức Mona Lisa đích thực. Việc Hầu tước có nói thật hay không vẫn là một chủ đề tranh luận sôi nổi xung quanh vụ trộm.

13. Sự trở lại của Mona Lisa đã tạo nên một xu hướng thời trang

Đó là trend phủ phấn màu vàng lên mặt và cổ để tạo ra nước da màu vàng, cố định các cơ mặt để bắt chước nụ cười của Mona Lisa. Trong các quán rượu ở Paris, các vũ công thậm chí ăn mặc như La Joconde đã biểu diễn.

14. Nụ cười của Mona Lisa không thay đổi, nhưng suy nghĩ của bạn thì có

Nụ cười của Mona Lisa đã mê hoặc các nghệ sĩ và nhà sử học từ lâu. Nhưng vào năm 2000, nhà thần kinh học tại đại học Harvard, Tiến sĩ Margaret Livingstone đã áp dụng một phương pháp khoa học để giải thích tại sao nụ cười của Mona Lisa lại thay đổi tùy theo góc độ như vậy: Tất cả là do bạn tập trung vào đâu và não của bạn phản ứng như thế nào mà thôi.

15. Một số người tin rằng Mona Lisa đang cau mày

Có những người khi liên tưởng đến hình ảnh Mona Lisa lại thấy biểu cảm của bức tranh giống như một cái cau mày hơn là một nụ cười. Đó là một ví dụ về ký ức sai lầm, còn được gọi là Hiệu ứng Mandela.

16. Hầu hết mọi người nghĩ rằng Mona Lisa hạnh phúc

Để xác định xem Mona Lisa đang thể hiện cảm xúc thiên về hướng hạnh phúc hay buồn bã hơn, các nhà khoa học tại Đại học Freiburg đã cho các thí nghiệm viên xem 9 bức ảnh của bức tranh: Một bức là bản gốc, trong khi 8 bức còn lại đã được chỉnh sửa kỹ thuật số xung quanh miệng để thể hiện cảm xúc vui hơn hoặc buồn hơn. 97% người tham gia nói rằng bức tranh gốc có vẻ hạnh phúc hơn.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

11 sự thật thú vị về món cocktail Margarita lừng danh

Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 11 sự thật thú vị về món cocktail Margarita lừng danh - nữ hoàng trong giới cocktail mà dân sành điệu mê mẩn.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận