Napoléon Bonaparte là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất của nước Pháp và toàn thế giới trong vòng 300 năm qua. Cuộc đời truyền kì của ông có rất nhiều bí mật và thông tin thú vị mà không phải ai cũng biết tới, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 15 sự thật thú vị đằng sau Napoléon Bonaparte nhé.
- 9. Beethoven dự định dành tặng bản giao hưởng thứ ba của mình cho Napoléon
- 10. Đế chế của Napoléon nỗ lực truyền bá lòng khoan dung tôn giáo
- 11. Napoléon định tự sát trước khi bị lưu đày ở Elba
- 12. Hoàng tử nhiếp chính của Anh lo lắng rằng người dân Anh sẽ tập hợp xung quanh Napoléon
- 13. Kế hoạch giải cứu Napoléon khỏi St. Helena có cả tàu ngầm
- 14. Những người ủng hộ đã xây dựng một ngôi nhà cho Napoléon ở New Orleans
- 15. Napoléon có thể chết vì ung thư dạ dày chứ không phải ngộ độc asen
9. Beethoven dự định dành tặng bản giao hưởng thứ ba của mình cho Napoléon
Ludwig van Beethoven vô cùng ngưỡng mộ vị tướng này. Khi bắt đầu thực hiện Bản giao hưởng số 3, Beethoven tuyên bố rằng ông được truyền cảm hứng từ những chiến tích anh hùng và lý tưởng dân chủ của Napoléon. Nhưng vào năm 1804, sau khi Napoléon đã tự lên ngôi hoàng đế thì Beethoven không còn kính trọng ông nữa.
Một trong những học trò của nhà soạn nhạc, Beethoven đã nổi cơn thịnh nộ và cho rằng Napoléon cũng chẳng hơn gì một con người bình thường, sẽ chà đạp lên các quyền của con người chỉ để thỏa mãn tham vọng của mình.
Tuy nhiên trong một bức thư sau đó, ông thừa nhận rằng tên của bản giao hưởng thực sự là Bonaparte và khi nó được xuất bản vào năm 1806, trang tiêu đề còn ghi rằng nó được sáng tác để tưởng nhớ một con người vĩ đại.
10. Đế chế của Napoléon nỗ lực truyền bá lòng khoan dung tôn giáo
Khi còn nhỏ, Napoléon được rửa tội theo đạo Công giáo, nhưng các bài viết của chính ông cho thấy rằng ông đã bắt đầu đặt câu hỏi về Công giáo – và sự tồn tại của cả các vị thần khác – ngay từ khi còn nhỏ. Trong khi Napoléon thiếu đức tin cá nhân mạnh mẽ thì ông lại ngưỡng mộ sức mạnh chiến thuật của tôn giáo có tổ chức.
Sau khi lên nắm quyền ở Pháp, ông bắt đầu thiết lập lại Nhà thờ Công giáo đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc Cách mạng Tư sản Pháp lúc trước. Tuy nhiên, khi làm như vậy, ông chỉ công nhận Công giáo là tôn giáo của đại đa số công dân Pháp và đặt nhà thờ dưới quyền của nhà nước. Với tư cách là hoàng đế, Napoléon đã giải phóng người Do Thái ở các khu vực thuộc châu Âu dưới sự kiểm soát của ông, nhấn mạnh rằng họ được tự do sở hữu tài sản và tự do thờ phụng thần linh của mình (tuyên bố này đã khiến ông bị Giáo hội Chính thống Nga lên án là kẻ chống lại Đấng Christ và kẻ thù của Chúa).
Tất nhiên, ông làm như vậy không phải vì lòng nhân từ thuần túy mà vì ông tin rằng tự do tôn giáo sẽ thu hút người Do Thái đến các vùng lãnh thổ do Pháp kiểm soát.
11. Napoléon định tự sát trước khi bị lưu đày ở Elba
Sau chiến dịch thảm khốc ở Nga, Napoléon buộc phải thoái vị như một phần của Hiệp ước Fontainebleau vào ngày 11 tháng 4 năm 1814.
Mặc dù ông vẫn có thể sống một cuộc sống thoải mái với tư cách là chủ nhân của đảo Elba nhưng phản ứng đầu tiên của Napoléon khi bị lưu đày là tự sát khi còn ở Fontainebleau. Ông đã mang theo một viên thuốc độc kể từ thất bại ở Nga và cuối cùng đã uống nó vào ngày 12 tháng Tư. Nhưng có vẻ như viên thuốc đã mất tác dụng vì thời gian và chỉ khiến Napoléon ốm nặng chứ không giết được ông.
12. Hoàng tử nhiếp chính của Anh lo lắng rằng người dân Anh sẽ tập hợp xung quanh Napoléon
Sau khi trốn thoát khỏi Elba và trở lại nắm quyền trong thời gian ngắn, Napoléon đã bị đánh bại tại Waterloo và buộc phải đầu hàng. Napoléon đã thảo một bức thư gửi cho Hoàng tử Nhiếp chính của Anh lúc đó (vua George IV trong tương lai) yêu cầu được tị nạn và một điền trang nhỏ bên ngoài Luân Đôn – một yêu cầu táo bạo sau nhiều năm ông âm mưu chinh phục nước Anh.
Bức thư không được gửi đi nhưng Quốc hội Anh vẫn lo ngại rằng Napoléon – một nhà độc tài nước ngoài có sức lôi cuốn – sẽ được người dân Anh yêu mến đến mức các nhà lập pháp của Anh còn từ chối cho ông xuống tàu.
13. Kế hoạch giải cứu Napoléon khỏi St. Helena có cả tàu ngầm
Người Anh hết sức thận trọng trong việc tìm kiếm địa điểm lưu đày cuối cùng của Napoléon. Helena là một hòn đảo núi lửa ở Nam Đại Tây Dương, bị cô lập và bao quanh bởi các vách đá dựng đứng và được bảo vệ bởi khoảng 2800 người đàn ông được trang bị 500 khẩu đại bác. Các vùng biển xung quanh hòn đảo nhỏ bé này liên tục được tuần tra bởi toàn bộ hạm đội Hoàng gia bao gồm 11 tàu. Một hòn đảo riêng biệt quanh đó cũng được đặt thêm các đơn vị đồn trú để ngăn chặn nỗ lực giải cứu Napoléon từ Nam Mỹ.
Trong sáu năm cuối đời của Napoléon ở St. Helena, các kế hoạch giải cứu ông đã sử dụng thuyền, bóng bay và thậm chí cả một cặp tàu ngầm nguyên thủy. Tay buôn lậu khét tiếng người Anh Tom Johnson tuyên bố rằng vào năm 1820, ông ta được đề nghị trả tới 40.000 bảng Anh để giải cứu hoàng đế.
14. Những người ủng hộ đã xây dựng một ngôi nhà cho Napoléon ở New Orleans
Nicholas Girod, thị trưởng thứ năm của New Orleans, là một người ủng hộ nhiệt tình của Napoléon và từng giúp các thành viên đội cận vệ hoàng gia của Napoléon trốn sang Hoa Kỳ. Năm 1821, Girod – lúc đó đã thôi giữ chức thị trưởng – bắt đầu cải tạo một ngôi nhà ở góc đường Chartres và St. Louis, nơi mà ông tuyên bố sẽ là nơi ở của Napoléon sau khi được giải cứu. Khi Napoléon qua đời vào cuối năm đó, Girod đã chuyển tới sống ở đó, nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn được gọi là Nhà Napoléon.
15. Napoléon có thể chết vì ung thư dạ dày chứ không phải ngộ độc asen
Napoléon qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 1821 ở tuổi 51, khi vẫn đang sống lưu vong trên đảo. Vào thời điểm đó, bác sĩ riêng của ông đã viết trên giấy chứng tử rằng hoàng đế qua đời vì bệnh ung thư dạ dày, phù hợp với các triệu chứng đau bụng và buồn nôn trong những tuần cuối đời. Nhưng thi thể của ông vẫn được bảo quản rất tốt – một tác dụng phụ phổ biến của ngộ độc thạch tín – khiến lời đồn về việc ông bị ám sát kéo dài tới tận hai thế kỷ sau này.
Năm 1961, nồng độ thạch tín cao được phát hiện trong các mẫu tóc của Napoléon càng làm những tin đồn này trở nên rầm rộ hơn. Ngay cả khi ông không bị ám sát thì một số giả thuyết cho rằng có thể ông cũng vô tình nhiễm độc bởi khói tạo ra bởi thạch tín có trong giấy dán tường phòng ngủ và bầu không khí ẩm ướt trên đảo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học tại Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia của Ý ở Milan-Bicocca và Pavia đã bác bỏ giả thuyết về chất độc. Một phân tích chi tiết về những sợi tóc được lấy ra từ đầu của Napoléon bốn lần trong đời ông: khi còn là một cậu bé ở Corsica, trong thời gian ông bị lưu đày trên đảo Elba, ngày ông qua đời ở St. Helena ở tuổi 51, và một ngày sau khi ông qua đời – cho thấy rằng mặc dù mức độ thạch tín trong người ông cao gấp khoảng 100 lần mức bình thường trên tóc của người sống ngày nay thì nó vẫn không tạo ra ảnh hưởng đáng kể nào trong suốt cuộc đời của ông.
Hơn nữa, tóc của con trai ông, Napoléon II, và vợ ông, Hoàng hậu Joséphine cũng cho thấy mức độ nhiễm thạch tín tương tự. VIệc vị ngấm thạch tín mãn tính trong sơn và thậm chí là thuốc, trong suốt cuộc đời của Napoléon dường như là nguyên nhân dẫn đến những phát hiện năm 1961. Tất nhiên, tất cả lượng thạch tín đó – chưa kể vô số hóa chất độc hại khác được cho là có trong môi trường vào thời điểm đó – cũng có thể là nguyên nhân đã đẩy nhanh cái chết của Napoléon.
Bạn có thể đọc thêm:
- 15 sự thật thú vị đằng sau Napoléon Bonaparte – vị vua biểu tượng của nước Pháp (Phần 1)
- Câu hỏi hack não: Có bao nhiêu chiều không gian trong vũ trụ?
- 10 sự thật thú vị về chữ nổi mà ít ai biết tới
Các bạn có thể giúp mình nâng cao chất lượng bài viết bằng cách đánh giá và để lại bình luận phía dưới được không?