Một trong những điều khiến khán giả thích thú nhất khi xem phim cổ trang chính là những bộ trang phục rực rỡ, đồ trang sức lấp lánh và kiểu tóc phức tạp. Nhưng đôi khi các nhà thiết kế của đoàn làm có thể gặp vấn đề về lịch sử khi tạo hình cho các nhân vật. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 15 bộ phim cổ trang Âu Mỹ mắc sai lầm nghiêm trọng về trang phục nhé.

Mary Queen of Scots

Mary Queen of Scots
Mary Queen of Scots (Ảnh: Internet)

Trong bộ phim “Mary Queen of Scots” kể về mối quan hệ giữa Nữ hoàng Elizabeth I và Nữ hoàng Mary Stewart, nữ diễn viên Saoirse Ronan xuất hiện với rất nhiều trang sức khác nhau.

Một trong những tạo hình gây tranh cãi là việc cô đeo 5 chiếc khuyên ở tai phải. Mặc dù có bằng chứng cho thấy vào thế kỷ 16, phụ nữ có đeo khuyên nhưng không có bất cứ ghi chép nào về việc Mary Stewart đeo nhiều khuyên tới vậy. Đây là lý do khiến các nhà phê bình điện ảnh cho rằng tạo hình này trông quá hiện đại và không chính xác.

War & Peace

War & Peace
War & Peace (Ảnh: Internet)

Cuốn tiểu thuyết War & Peace có bối cảnh vào đầu thế kỷ 19. Nhưng chiếc váy không tay áo, lưng trần mà Anna Pavlovna Scherer mặc trên màn ảnh lại không thể xuất hiện mãi cho đến những năm 1950!

The Great Gatsby

15 bộ phim cổ trang Âu Mỹ mắc sai lầm nghiêm trọng về trang phục 15 bộ phim cổ trang Âu Mỹ mắc sai lầm nghiêm trọng về trang phục Âu Mỹ BlogAnChoi bộ phim Cổ trang Hollywood khám phá little women ngọc trai nổi tiếng phim cổ trang phim cổ trang Âu Mỹ sai lầm thành phần thế giới The Great Gatsby thiết kế thông tin thú vị thương hiệu Top 15 trailer phim trang phục
The Great Gatsby (Ảnh: Internet)

Đạo diễn Baz Luhrmann đã rất chú ý tới việc khắc họa thời trang những năm 1920 nhưng những bộ váy mà Daisy mặc vẫn bị đánh giá là quá hiện đại. Trang phục thập niên 20 thực sự được cho là rộng và dáng suông hơn, các khoảng rỗng phải có hình vuông và đường xẻ mặt sau trang phục sâu hơn.

Becoming Jane

Becoming Jane (Ảnh: Internet)
Becoming Jane (Ảnh: Internet)

Bộ phim này lấy bối cảnh vào cuối thế kỷ 18, khi thời trang ở Anh đang dần thay đổi. Trong những năm này, phụ nữ sẽ mặc váy liền áo với tà váy rộng quần áo của Jane chỉ thực sự trở nên phổ biến sau khoảng 10 – 20 năm sau khoảng thời gian của cốt truyện. Thậm chí vào đầu thế kỉ 19 thì vát của Jane cũng vẫn quá bó sát.

Little Women

Little Women
Little Women (Ảnh: Internet)

Little Women từng bị chỉ trích nặng nề về kiểu tóc của các nhân vật chính khi họ xuất hiện với mái tóc xõa và không có tóc mái.

Ngoài ra cảnh Meg đến vũ hội trong một bộ váy được miêu tả – trong nguyên tác – là khá “khiêu khích” thì trong phim nó lại quá đơn giản. Đáng lẽ đường xẻ ngực phải sâu hơn và phần vai sẽ được để trần hoàn toàn mới đúng!

The Tudors

The Tudors
The Tudors (Ảnh: Internet)

Vào thế kỷ 16, phụ nữ luôn mặc một chiếc áo khoác bên dưới váy nên chiếc váy sáng màu không có lớp lót bên dưới của Gabrielle Anwar hoàn toàn là sai lầm. Vào thời điểm đó, đường viền cổ áo thường là hình vuông và chẳng có cô gái nào lại diện váy hở vai cả.

Pompeii

Pompeii
Pompeii (Ảnh: Internet)

Pompeii lấy bối cảnh vào thế kỷ I, thời điểm mà chỉ hoàng đế mới được mặc màu tím.

Nếu người khác mặc đồ tím thì họ sẽ bị trừng phạt. Vậy nên khi thượng nghị sĩ Corvus xuất hiện trên màn ảnh trong trang phục màu tím thì theo lịch sử, quý ngài đây nhất định sẽ “thăng” sớm. Điều hài hước là ông không phải người duy nhất mặc đồ màu tím mà ngay cả các quân lính cũng sử dụng màu sắc này.

The Tudors

The Tudors
The Tudors

Vào thế kỷ 16, phụ nữ thường trang trí áo váy bằng nhiều họa tiết thêu tay cực kì phức tạp chứ không phải chỉ một hình thêu cỡ lớn được lặp đi lặp lại trên toòa trang phục. Đây là lý do tại sao chiếc váy của Natalie Dormer trong The Tudors không phù hợp với lịch sử.

Mary Shelley

Mary Shelley
Mary Shelley (Ảnh: Internet)

Bộ phim này đã nhận được các đánh giá khá trái chiều từ giới phê bình. Một trong những điều gây lấn cấn trong phim là trang phục của nhân vật chính vì trông quá hiện đại so với quần áo thực sự của phụ nữ vào giai đoạn này.

Stylist của phim dùng quá nhiều vải lanh nên các bộ trang phục trong phim đều có vẻ khá luộm thuộm. Bộ trang phục nhăn nhúm màu hồng trong ảnh trên có lẽ là xấu nhất trong toàn bộ phim, điều đáng buồn hơn nữa là chúng còn không xuất hiện vào đầu thế kỉ 19.

Farewell, My Queen

Farewell, My Queen
Farewell, My Queen (Ảnh: Internet)

“Farewell, My Queen” thể hiện cuộc sống trong cung đình Pháp vào cuối thế kỷ 18 với đủ loại quần áo sáng màu. Vấn đề là vải nhuộm trong khoảng thời gian này hầu như không thể đạt được màu sắc rực rỡ như trong phim, thông thường màu vải sẽ nhạt và tối hơn nhiều.

Cướp biển vùng Caribbean: Lời nguyền Ngọc Trai Đen

Cướp biển vùng Caribbean
Cướp biển vùng Caribbean (Ảnh: Internet)

“Cướp Biển Vùng Caribbean” là một bộ phim lấy bối cảnh nước Anh vào đầu thế kỷ 18, trang phục của các nhân vật trong phim khá ổn cả về mặt thẩm mỹ lẫn lịch sử – ngoại trừ cô tiểu thư Elizabeth.

Xét về tổng thể thì váy áo của nhân vật này không gặp phải vấn đề gì lớn, nếu chúng ta không để ý tới chiếc mũ của Elizabeth.Đáng lẽ dải dây ruy băng buộc mũ phải nằm bên trong lòng mũ chứ không phải buộc ngược lên đỉnh mũ như trong ảnh!

Love & Friendship

Love & Friendship
Love & Friendship (Ảnh: Internet)

Các nhà thiết kế trang phục cho bộ phim này đã rất cẩn thận với những bộ vest nam, hầu hết chúng trông đều rất chân thực và phản ánh chính những thay đổi xảy ra với nhân vật chính.

Nhưng với trang phục nữ thì khác. Vào thời đó không có áo khoác ren nên nếu cô gái nào cố tình làm như vậy thì đó chắc chắn sẽ là một lựa chọn táo bạo.

Bridgerton

Bridgerton
Bridgerton (Ảnh: Internet)

Mặc dù Bridgerton không phải phim lịch sử nhưng hầu hết thời gian, ngoại hình của các nhân vật đều phù hợp với bối cảnh thời đại.

Điều duy nhất hơi có vấn đề là kiểu tóc vì vào thời đó, phụ nữ luôn uốn xoăntóc mái. Vì vậy khi Daphne để tóc mái thẳng che trán thì trông cô giống Natasha Rostova do Audrey Hepburn thủ vai hơn là một cô gái thời Regency (đầu thế kỉ 19).

The Spanish Princess

The Spanish Princess
The Spanish Princess (Ảnh: Internet)

Bộ truyện này kể về cuộc đời của Catherine xứ Aragon, người vợ đầu tiên của vua Henry VIII. Trong một tập phim có xuất hiện hình ảnh hoàng hậu phải mặc giáp ra trận khi đang mang thai.

Việc phụ nữ dẫn đầu một chiến dịch quân sự hoặc tham gia chiến tranh không phải điều không tưởng vào thời điểm đó. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ có áo giáp đặc biệt vào thời Trung Cổ cả.

Mục đích của áo giáp là làm chệch hướng thanh kiếm nên nếu ai đó sử dụng áo giáp giống Catherine mặc trong phim thì kết quả sẽ rất khủng khiếp!

The White Princess

The White Princess
The White Princess (Ảnh: Internet)

Trang phục áo thắt dây là item được ưa thích trong các bộ phim cổ trang Âu Mỹ. Nhưng trong thế kỷ 15, phần dây này không có tác dụng trang trí nên hoàn toàn không có chuyện phụ nữ lại dành nhiều thời gian trong ngày để thắt dây áo trước ngực, sau lưng và trên tay áo. Vào thế kỷ 15, không có bộ váy nào giống với bộ váy mà chúng ta đã thấy trong “The White Princess” cả.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

13 phim hay của Lâm Nhất: "Tổng tài" 1m9 khiến fangirl mê mệt

Lâm Nhất là "soái ca ngôn tình" cao 1m9 đang khiến khán giả dậy sóng sau khi tham gia các bộ phim như Chệch Quỹ Đạo, Đừng Rung Động Vì Anh... Cùng khám phá những bộ phim hay của Lâm Nhất nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận