Các viên đá quý luôn là niềm mơ ước của các cô gái, giá trị của chúng không chỉ đến từ chất lượng của bản thân mà còn vì lịch sử của chúng nữa. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 10 viên đá quý có lịch sử gây tranh cãi nhất thế giới nhé.

1. Viên kim cương Cullinan

Viên kim cương Cullinan (Ảnh: Internet)
Viên kim cương Cullinan (Ảnh: Internet)

Viên kim cương lớn nhất thế giới này được khai thác từ một mỏ kim cương gần Pretoria ở Transvaal (Nam Phi ngày nay) vào năm 1905, ban đầu nặng tới 3106 carat và được đặt theo tên của Thomas Cullinan – người sở hữu mỏ.

Năm 1907, chính quyền Transvaa đã mua lại viên đá và tặng nó cho người cai trị hoàng gia Anh lúc đó – vua Edward VII – như một món quà nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của ông. Nó tượng trưng cho sự hàn gắn rạn nứt giữa hai quốc gia xảy ra sau Chiến tranh Boer.

Viên đá đã bị cắt thành hơn 100 viên nhỏ; chín viên đá chính được đặt tên là Cullinan I–IX, được đánh số theo kích thước từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Chúng là những viên kim cương có chất lượng tốt nhất trên thế giới về đường cắt, độ trong, màu sắc và trọng lượng.

Cullinan I – còn được gọi là Ngôi sao vĩ đại của Châu Phi – nặng hơn 530 carat và là viên kim cương cắt không màu lớn nhất thế giới. Nó là tâm điểm trong bộ sưu tập trang sức của Vương quốc Anh, được đính trên đỉnh quyền trượng hoàng gia và hiện đang được trưng bày trong tháp London.

Cullinan II – còn được gọi là Lesser hay Ngôi sao thứ hai của châu Phi – nặng hơn 317 carat và là viên kim cương cắt lớn thứ hai trên thế giới. Nó là trung tâm của vương miện hoàng gia, được gắn bên dưới viên ruby Hoàng tử đen.

Những viên Cullinan còn lại được biết đến với cái tên Những ngôi sao nhỏ hơn của Châu Phi và được chế tác thành nhiều loại trâm cài, mặt dây chuyền và nhẫn – chúng đều là một phần trong bộ sưu tập tư nhân của hoàng gia Anh.

Đối với một số người, Cullinan vẫn đại diện cho đế chế hùng mạnh nhất thế giới. Cullinan I và II nổi bật trong đám tang của Nữ hoàng Elizabeth II khi được trưng bày trên đỉnh quan tài của bà. Điều này đã gây ra tranh cãi ở một số khu vực với những lời nhận xét rằng trong suốt thời gian trị vì lâu dài của mình, nữ hoàng chưa từng xin lỗi về nhiều hành động tàn bạo mà người Anh đã thực hiện trong thời kỳ thuộc địa. Từ năm 1795 đến năm 1961, chế độ thuộc địa đó đã bao trùm Nam Phi ngày nay, nơi từng bị người Boers dùng vũ lực chiếm đoạt khỏi các bộ lạc bản địa và sau đó bị người Anh cướp khỏi người Boers. Sau cái chết của nữ hoàng, những lời kêu gọi Cullinan hồi hương ngày càng nhiều lên ở Nam Phi.

2. Ngọc trai La Peregrina

Ngọc trai La Peregrina (Ảnh: Internet)
Ngọc trai La Peregrina (Ảnh: Internet)

Viên ngọc trai nổi tiếng nhất thế giới – La Peregrina (có nghĩa là Người hành hương hoặc Kẻ lang thang) – thực sự đã lang thang khắp thế giới kể từ khi được phát hiện ở Vịnh Panama, có thể là vào khoảng giữa thế kỷ 16. Nguồn gốc chính xác của nó vẫn chưa được xác định dù câu chuyện nổi tiếng nhất cho rằng một người châu Phi bị bắt làm nô lệ đã phát hiện ra nó vào năm 1513. Viên ngọc trai nhanh chóng được đưa vào kho bạc của Đế quốc Tây Ban Nha nên nó cũng bị xếp vào danh mục kho báu bị thực dân cướp bóc.

Vào thời điểm được phát hiện, La Peregrina là viên ngọc trai hình quả lê đối xứng lớn nhất và hoàn hảo nhất trên thế giới. La Peregrina ngay lập tức được trao cho Vua Philip II của Tây Ban Nha và được ông tặng cho cô dâu tương lai của mình là Nữ hoàng Anh Mary I. Sau khi bà mất, Nữ hoàng Elizabeth I đã trả lại viên đá quý cho Philip II và nó trở thành một phần của Vương miện hoàng gia Tây Ban Nha. Viên đá quý này là biểu tượng của vẻ đẹp, dòng dõi hoàng gia và quyền lực đế quốc, góp mặt trong tranh chân dung của nhiều thành viên nữ hoàng gia qua nhiều thế hệ và vẫn thuộc sở hữu của Hoàng gia Tây Ban Nha cho đến những năm 1800.

Năm 1813, khi người Pháp bị đánh đuổi khỏi Tây Ban Nha sau khi thua trận Vitoria, Joseph Bonaparte đã mang theo viên ngọc trai La Pelegrina và tặng nó cho chị dâu của mình là Hortense de Beauharnais và sau đó được con trai bà – Napoléon III – thừa kế. Sau khi bị lưu đày, Napoléon đã bán nó cho Công tước xứ Abercorn của Anh. Hậu duệ của Công tước bán đấu giá viên ngọc tai tại Sotheby’s vào năm 1969 và được nam diễn viên Richard Burton mua làm quà Valentine cho vợ mình là minh tinh huyền thoại Elizabeth Taylor.

Sau khi bà mất vào năm 2011, viên ngọc trai đã được Christie’s bán đấu giá cho một người mua ẩn danh.

3. Viên kim cương Koh-i-noor

Viên kim cương Koh-i-noor (Ảnh: Internet)
Viên kim cương Koh-i-noor (Ảnh: Internet)

Vua Charles III của Anh là chủ sở hữu mới nhất của viên kim cương Koh-i-Noor có trọng lượng 105.6 carat, một trong những viên kim cương cắt lớn nhất thế giới. Báu vật này có một lịch sử phong phú về việc chuyển giao – hoặc bị cướp đoạt – từ người cai trị này sang người cai trị khác. Nhà sử học William Dalrymple đã miêu tả câu chuyện về viên kim cương khét tiếng nhất thế giới này như một “bản anh hùng ca theo phong cách Game of Thrones”.

Nguồn gốc của Koh-i-noor vẫn chưa được biết rõ nhưng giả thuyết được nhiều người công nhận nhất cho rằng nó được khai thác vào thời trung cổ từ mỏ Kollur ở Quận Guntur của Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ. Nó xuất hiện lần đầu trong bản ghi chép của triều đình vào năm 1628 và là một trong nhiều viên đá quý khảm trên Ngai vàng Con công nổi tiếng của hoàng đế Mughal, Shah Jahan. Sau đó nó đã bị cướp bởi Nadir Shah – thủ lĩnh của quân đội Ba Tư xâm lược vào năm 1739. Chính Nadir là người đã đặt tên cho viên kim cương, vì lần đầu tiên nhìn thấy nó ông đã thốt lên “Koh-i-Noor!” – có nghĩa là “Ngọn núicủa ánh sáng!”

Viên đá quý tiếp tục được chuyển cho người sáng lập Afghanistan, Ahmad Shah Durrani, vào năm 1751 bởi cháu trai của Nadir Shah. Cháu trai của Ahmad Shah là Shuja Shah Durrani đã cai trị trong sáu năm trước khi bị lật đổ vào năm 1809 và chạy trốn đến The Punjab (một phần của Pakistan và Ấn Độ ngày nay) với nhiều đồ trang sức khác nhau. Năm 1813, ông bị ép bán Koh-i-Noor và những viên đá quý khác cho Ranjit Singh, Maharaja theo đạo Sikh đầu tiên của Punjab và là người sáng lập Đế chế Sikh.

Sau cái chết của Ranjit vào năm 1839, con trai của ông bị lật đổ và Koh-i-Noor đã nhanh chóng lọt vào tay anh trai của kẻ lật đổ là Gulab Singh và được chuyển nó cho Maharaja Sher Singh vào năm 1841. Sau khi Sher Singh bị ám sát vào năm 1843, Duleep Singh 5 tuổi, con trai út của Ranjit Singh, trở thành Maharaja và là chủ sở hữu tiếp theo của Koh-i-Noor.

Năm 1849, sau hai cuộc chiến tranh với người Anh, Đế chế Sikh rơi vào tay Công ty Đông Ấn và mất quyền sở hữu với Koh-i-Noor. Cuối cùng viên kim cương được tặng cho Nữ hoàng Victoria như một chiến lợi phẩm.

Hoàng tử Albert đã cho thợ kim hoàn cắt lại viên kim cương thành hình bầu dục rực rỡ như hiện tại, loại bỏ một số khuyết điểm và giảm trọng lượng của viên kim cương đi 17 gam, khảm vào một chiếc trâm cài và trở thành một phần tài sản cá nhân của Nữ hoàng Victoria. Sau khi bà qua đời, nó được đặt trên vương miện đăng quang của hoàng hậu Alexandra, vợ vua Edward VII. Năm 1911, nó được chuyển đến vương miện của Nữ hoàng Mary of Teck, phối ngẫu của George V và sau đó là vương miện của Nữ hoàng Elizabeth năm 1937 và xuất hiện lần cuối trước công chúng vào năm 2002 tại đám tang của bà. Hiện chiếc vương miện hiện được trưng bày tại Tháp Luân Đôn.

Quyền sở hữu Koh-i-Noor vẫn còn gây tranh cãi và yêu cầu hồi hương của nó đã xuất hiện nhiều lần bởi chính phủ Ấn Độ, Pakistan, Iran và Afghanistan. Đương nhiên người Anh đã bác bỏ mọi yêu cầu đó và tuyên bố rằng quyền sở hữu Koh-i-Noor của họ là không thể thương lượng.

4. Viên ruby Hoàng tử đen

Viên ruby Hoàng tử đen (Ảnh: Internet)
Viên ruby Hoàng tử đen (Ảnh: Internet)

Viên ruby Hoàng tử đen thực ra lại không phải là hồng ngọc mà là đá spinel, một loại đá quý có màu tương tự hồng ngọc nhưng có cấu trúc cũng như thành phần hóa học khác. Đây là một trong những viên spinel đỏ có chất lượng cao nhất thế giới.

Được cho là có nguồn gốc từ một mỏ đá quý ở Kuh-i-Lal thuộc Tajikistan ngày nay, nó xuất hiện lần đầu tiên trong các ghi chép bằng văn bản vào năm 1366 khi thuộc sở hữu của Abu Sa’id, Hoàng tử người Moor của Granada ở Andalucía, Tây Ban Nha ngày nay. Từ năm 1367, viên hồng ngọc chủ yếu nằm trong tay của chế độ quân chủ Anh.

Ngày nay viên ngọc được gắn ngay phía trên viên kim cương Cullinan II ở phía trước Vương miện Hoàng gia và được đặt trong Tháp Luân Đôn.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

15 sự thật về kiệt tác hội họa "Bữa Tối Cuối Cùng" của Leonardo da Vinci (Phần 1)

Bức tranh "Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci là một trong những tác phẩm nghệ thuật được ngưỡng mộ nhất, nghiên cứu nhiều nhất và sao chép nhiều nhất trong phạm vi toàn thế giới. Nhưng cho dù bạn đã ngắm nó bao nhiêu lần đi chăng nữa, BlogAnChoi vẫn tin rằng có thể bạn chưa ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận