Phần phim Toy Story đầu tiên được phát hành vào năm 1995 và là một trong những bộ phim hoạt hình đầu tiên sử dụng kĩ thuật hoạt hình máy tính. Bộ phim đã cách mạng hóa ngành công nghiệp hoạt hình và trở thành một trong những series được người hâm mộ trên toàn thế giới yêu thích nhất. Hiện tại, sau 27 năm, bộ phim giới thiệu về nguồn gốc của anh bạn Buzz cũng được phát hành. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật thú vị về “Lightyear: Cảnh sát vũ trụ” – bộ phim hoạt hình nằm trong vũ trụ “Toy Story” nhé.
- 1. Lightyear là câu chuyện truyền cảm hứng cho các món đồ chơi trong Toy Story
- 2. Những người đứng sau các bộ phim thành công nhất của Pixar tập hợp lại để tạo nên Lightyear
- 3. NASA giúp thiết kế tàu vũ trụ
- 4. Chris Evans lồng tiếng cho Buzz
- 5. James Brolin lồng tiếng cho Zorg
- 6. Thời gian là chủ đề quan trọng trong phim
- 7. Michael Giaccino phụ trách phần OST
- 8. Những nhân vật mới giúp đỡ Buzz
- 9. Chú mèo máy Sox chinh phục khán giả
- 10. Bộ phim đưa khán giả đến vô tận và xa hơn nữa!
1. Lightyear là câu chuyện truyền cảm hứng cho các món đồ chơi trong Toy Story
Angus MacLane – đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim – cho biết nguồn cảm hứng để tạo ra câu chuyện về phi hành gia đến từ câu hỏi “Andy đã xem bộ phim gì trong Toy Story? Tại sao chúng ta không làm bộ phim đó? Hãy làm một bộ phim hành động, phiêu lưu đơn giản, vui nhộn với sự tham gia của Buzz Lightyear nào.”
Và các nhà sản xuất đã trả lời: “Được thôi, đó chắc chắn là một ý tưởng hay. Hãy làm bộ phim đó đi.”
2. Những người đứng sau các bộ phim thành công nhất của Pixar tập hợp lại để tạo nên Lightyear
Ekip siêu sáng tạo “đỉnh chóp” đã được tập hợp lại để thực hiện bộ phim này bao gồm:
- Đạo diễn Angus MacLane – đồng đạo diễn của Finding Dory và là người đứng sau các bộ phim hoạt hình Câu chuyện trò chơi 3, Up và WALL-E.
- Nhà sản xuất Galyn Susman của Câu chuyện đồ chơi 4.
- Đồng biên kịch Jason Headley – người tạo ý tưởng và biên kịch của Onward.
3. NASA giúp thiết kế tàu vũ trụ
NASA đã giúp Pixar thiết kế những con tàu vũ trụ xuất hiện trong phim. Toàn bộ nhóm sản xuất phim đã được mời tham gia một chuyến thăm nhiều ngày tới Trung tâm Vũ trụ Houston. Đó là lý do tại sao nhiều phân cảnh của bộ phim giống với bối cảnh của NASA.
Ngoài ra, NASA cũng đã đưa Buzz vào không gian từ trước đó: vào năm 2008, món đồ chơi hình anh chàng cảnh sát vũ trụ này đã được thực hiện một chuyến đi vòng quanh tàu con thoi Discovery.
4. Chris Evans lồng tiếng cho Buzz
Nam diễn viên Chris Evans nổi tiếng với vai Captain America là người lồng tiếng cho nhân vật chính Buzz. Mặc dù theo truyền thống thì vai Buzz được đảm nhận bởi Tim Allen nhưng các nhà sản xuất đã quyết định sử dụng giọng nói của Chris, vì “phiên bản Buzz của Tim là một người hơi ngốc nghếch và phù hợp với truyện tranh. Trong phim này Buzz lại là một người hùng hành động nghiêm túc, đầy tham vọng và hài hước, nhưng không ngốc nghếch. Chris Evans có phẩm chất của ngôi sao điện ảnh mà nhân vật cần để tách Buzz và bộ phim ra khỏi phiên bản đồ chơi của Tim trong Câu chuyện đồ chơi.”
5. James Brolin lồng tiếng cho Zorg
Nếu bạn muốn nhân vật phản diện trong phim của mình nghe chân thực hơn thì điều bạn cần là giọng nói của James Brolin. Giọng nói của Brolin có cảm giác chỉ huy rất tự nhiên, điều khiến nhân vật không phải là một kẻ xấu có hình tượng nhạt nhẽo mà vẫn tồn tại một chút ấm áp và tình người.
James tiết lộ rằng anh lấy cảm hứng làm việc từ con trai mình Josh Brolin – phải, đó chính là người đóng vai Thanos trong các bộ phim của vũ trụ Marvel đấy.
6. Thời gian là chủ đề quan trọng trong phim
Trong câu chuyện, Buzz sẽ cố gắng rời khỏi một hành tinh không xác định tên là T’Kami Prime. Vấn đề là trong mỗi lần cố gắng trốn thoát thì thời gian của anh lại bị “giãn ra”.
Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, với Buzz chỉ có bốn phút trôi qua đối, nhưng trên hành tinh này lại trôi qua những bốn năm; và với mỗi lần nỗ lực mới thì chênh lệch thời gian này lại càng tăng lên. Chủ đề du hành thời gian sẽ rất quan trọng trong cốt truyện và hấp dẫn được cả cả người lớn lẫn trẻ em.
7. Michael Giaccino phụ trách phần OST
Nhạc nền của Lightyear có sự đảm bảo chất lượng của Michael Giacchino -t cộng tác viên nổi tiếng của Pixar. Giacchino đã giành được một giải Oscar, một giải Quả cầu vàng và một giải Grammy cho phần âm nhạc gốc của bộ phim hoạt hình Up vốn cũng rất thành công trước đó. Anh cũng chịu trách nhiệm về nhạc phim của các bộ phim Pixar khác.
8. Những nhân vật mới giúp đỡ Buzz
Buzz và Zorg là những nhân vật duy nhất mà chúng ta đã từng thấy trong các bộ phim Pixar trước đây. Để kết nối với các thế hệ mới thì Pixar đã giưới thiệu ba nhân vật và cùng cùng với Buzz tạo thành đội tuần tra Zap với nhiệm vụ bảo vệ không gian: Izzy (Keke Palmer), Mo (Taika Waititi) và Darby (Darle Soules).
9. Chú mèo máy Sox chinh phục khán giả
Sox là một chú mèo robot có chức năng nhắc nhở, báo thức và đồng hành cùng Buzz trong mọi cuộc phiêu lưu. Sox là sự tương phản thực sự với các yếu tố khác của bộ phim, cả về thiết kế và chuyển động. Chú mèo máy này cực kì được khán giả yêu thích, có lẽ còn vượt mặt cả anh chàng nhân vật chính một chút nữa.
10. Bộ phim đưa khán giả đến vô tận và xa hơn nữa!
Lightyear là nỗ lực của Pixar để thu hút khán giả và là bậc thang dẫn đến sự trở lại của Câu chuyện đồ chơi 5 cùng một bộ phim lẻ khác về chàng cao bồi Woody.
Tuy không biết kết quả thế nào nhưng Lightyear vẫn đang được các nhà phê bình khen ngợi và gợi lên được những cảm xúc xa xưa nhất của các khán giả trung thành – điều đã khiến Toy Story được yêu mến đến vậy trong hàng thập kỉ.
Bạn có thể đọc thêm:
- 10 bộ phim chuyển thể kinh điển được khán giả đánh giá còn hay hơn cả nguyên tác
- Góc thắc mắc: Rhaenyra Targaryen và Daenerys Targaryen có quan hệ gì với nhau?
- 12 xu hướng đình đám xuất hiện trong đời thực nhờ các bộ phim bom tấn