Không khó để thấy được những phản hồi tiêu cực về thương hiệu từ influencer (người có ảnh hưởng) trên bất kỳ mạng xã hội nào. Trên TikTok, khi tìm kiếm hashtag #deinfluencing (tạm dịch: Chống lại sức ảnh hưởng), người dùng sẽ nhận được lời khuyên “không nên mua” một sản phẩm hay dịch vụ vì những trải nghiệm không tốt mà chính influencer đã trải qua. Vậy xu hướng de-influencing là gì?

De-influencing là gì?

De-influencing mô tả xu hướng truyền thông xã hội khi influencer phản ánh những điểm còn hạn chế của một sản phẩm hay dịch vụ và đưa ra kết luận rằng mọi người không nên mua sản phẩm/dịch vụ đó. Các influencer sau đó có thể đề xuất một số lựa chọn thay thế khác có giá thành lý tưởng hơn hoặc sở hữu nhiều ưu điểm hơn. Đây là giải pháp giúp influencer tương tác với cộng đồng khán giả của họ theo cách trung thực và đáng tin cậy. Xu hướng “chống lại sức ảnh hưởng“ bắt đầu ở các nước phương Tây như một sự phản ứng với “làn sóng“ khủng hoảng chi phí sinh hoạt, và giờ đã dần trở nên phổ biến trên khắp châu Á.

De-influencing mô tả xu hướng truyền thông xã hội khi influencer phản ánh những điểm còn hạn chế của một sản phẩm hay dịch vụ (Ảnh: Internet)
De-influencing mô tả xu hướng truyền thông xã hội khi influencer phản ánh những điểm còn hạn chế của một sản phẩm hay dịch vụ (Ảnh: Internet)

Sự phát triển của xu hướng de-influencing

Tại châu Á, de-influencing vẫn đang chờ cơ hội chuyển mình thành một hiện tượng lớn. Theo Acacia Leroy, Giám đốc bộ phận Trend & Insights tại Culture Group, thì xu hướng này trên “đất” châu Á có tiềm năng phát triển lớn và sẽ tạo tiếng vang mạnh mẽ hơn so với thị trường châu Âu. Cô giải thích rằng các influencer quá nổi tiếng và sở hữu lượng người theo dõi khổng lồ trên các mạng xã hội đang dần đánh mất mối kết nối gần gũi với người tiêu dùng châu Á. Những influencer lớn không còn được xem là nơi cung cấp thông tin mang tính chủ quan và đáng tin cậy về các thương hiệu nữa, vì hầu hết nội dung họ thể hiện đều đã được can thiệp về nhiều mặt.

Tại châu Á, de-influencing vẫn đang chờ cơ hội chuyển mình thành một hiện tượng lớn (Ảnh: Internet)
Tại châu Á, de-influencing vẫn đang chờ cơ hội chuyển mình thành một hiện tượng lớn (Ảnh: Internet)

TikTok là “cái nôi” lý tưởng trong việc nuôi dưỡng influencer có sức ảnh hưởng vi mô như thế. Mạng xã hội này trao quyền rất lớn cho người dùng, nhờ đó mà rất nhiều nhà sáng tạo nội dung số đã “lập nghiệp” từ đây. Giống như các thương hiệu luôn cố gắng thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng mục tiêu, những influencer vi mô này cũng tập trung xây dựng một cộng đồng gắn kết và trung thành với họ. Do đó, họ đề cao tính chân thực và hữu ích của nội dung, thay vì những giá trị thương mại. Ngoài ra, TikTok cũng là nơi cho phép rất nhiều nội dung “nhanh“, “ăn liền”, đồng thời thu hút phần lớn phân khúc người dùng trẻ tuổi – đối tượng nhạy bén với xu hướng và công nghệ, mạnh dạn bày tỏ quan điểm hay sự yêu ghét trên mạng xã hội. Tất cả yếu tố này giúp TikTok trở thành bàn đạp lớn cho xu hướng “de-influencing” tại châu Á.

TikTok trở thành bàn đạp lớn cho xu hướng “de-influencing” tại châu Á (Ảnh: Internet)
TikTok trở thành bàn đạp lớn cho xu hướng “de-influencing” tại châu Á (Ảnh: Internet)

Về bản chất, xu hướng de-influencing cung cấp nội dung trung thực và có thể xác thực, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng hiện đại. Họ yêu cầu nhiều thông tin chi tiết và mang tính toàn diện hơn về sản phẩm dịch vụ để chắc chắn rằng số tiền họ bỏ ra là xứng đáng. Thay vì influencer được tài trợ bởi thương hiệu, người tiêu dùng dành nhiều sự tin cậy cho các nhà sáng tạo làm nội dung de-influencing, hay chính là những người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm một cách chủ quan giống như họ. Có thể nói, người dùng hiện đại đang dần “chán ngấy” những nội dung quảng cáo được chỉnh sửa kỹ càng, những hình ảnh bóng bẩy nhằm tung hô sản phẩm dịch vụ hay những câu CTA thúc giục họ mua, mua và chỉ mua.

De-influencing đang phản ánh xu hướng tiêu dùng có ý thức

Theo Check Ins at Check Outs – Báo cáo ngành bán lẻ của Vice Media Group năm 2022, người tiêu dùng trẻ tuổi có xu hướng vấn lại bản thân ngay trước khi thanh toán. Cụ thể, có đến 77% thanh niên sẽ tự hỏi: “Tôi có thực sự cần thứ này không?” khi họ chuẩn bị ra quyết định mua hàng. Ngoài ra, 45% thanh niên ở khu vực APAC nói hành vi mua sắm của họ là slow-consumption (thuật ngữ mô tả nỗ lực làm chậm quá trình tiêu thụ một sản phẩm bằng cách ưu tiên độ bền sẵn có cùng dịch vụ bảo hành). Olivia Plotnick, Nhà sáng lập công ty Tiếp thị – truyền thông xã hội Wai Social ở Thượng Hải, nói rằng de-influencing có thể xem là một phần của xu hướng theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức hơn, đặc biệt đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi.

Nhà sáng lập Olivia Plotnick lưu ý thêm rằng sự thay đổi sang chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức diễn ra theo bề ngang, không phải tác động một chiều từ influencer xuống người tiêu dùng thông thường. “Nhận xét tiêu cực có thể xuất hiện tại bất kỳ khu vực nào mà thương hiệu cho phép khách hàng đánh giá. Tác động xấu từ những nội dung này thậm chí còn mạnh mẽ hơn đánh giá tiêu cực đến từ influencer trên mạng xã hội”, cô nói.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Spotify gấp đôi thị phần Apple Music, tăng 400% người dùng chỉ trong một thập kỷ

Spotify là nền tảng phát nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới và đã thay đổi cách mọi người nghe nhạc trong thập niên qua. Nền tảng này đã tạo ra một cộng đồng lớn để mọi người chia sẻ sở thích âm nhạc của mình với 456 triệu người nghe thường xuyên hàng tháng, trong đó có 200 ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận