Kể từ khi ChatGPT ra mắt vào năm 2023, các công cụ AI ngày càng tăng trưởng vượt bậc và thông minh hơn, đặc biệt năm 2025 được cho là một năm cực kỳ quan trọng đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới. Dưới đây là những xu hướng AI đáng mong đợi nhất trong năm 2025, hãy cùng khám phá nhé!

Các trợ lý AI dựa trên giọng nói/hình ảnh ngày càng phổ biến

Với những tiến bộ trong công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và thị giác máy tính, các trợ lý AI ngày càng trở nên thông minh hơn trong việc hiểu và phản hồi các yêu cầu của con người. Các trợ lý AI dựa trên giọng nói và hình ảnh đã bắt đầu tạo dấu ấn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, do đó năm 2025 được cho là sẽ trở thành một năm đột phá cho các công nghệ này.

Công cụ Gemini Live trên điện thoại Pixel 9 Pro XL của Google (Ảnh: Internet)
Công cụ Gemini Live trên điện thoại Pixel 9 Pro XL của Google (Ảnh: Internet)

Trong năm 2025, chúng ta có thể sẽ thấy các trợ lý AI này được tích hợp chặt chẽ vào nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, làm thay đổi cách chúng ta tương tác với các thiết bị và môi trường xung quanh mình. Sẽ có sự mở rộng đáng kể về các tính năng của công cụ AI và việc áp dụng các trợ lý AI dựa trên giọng nói và hình ảnh. Chúng sẽ thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn, hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và có thể tương tác với con người thông qua các tín hiệu trực quan.

Khả năng duy trì các cuộc trò chuyện mạch lạc liên tục sẽ khiến trợ lý AI trở nên giống người thật hơn so với hiện nay. Có rất nhiều khả năng để sử dụng AI, từ việc đề xuất nội dung dựa trên lịch sử hoạt động của người dùng đến việc nhắc nhở các thói quen thường ngày và tự động thực hiện quy trình làm việc của người dùng.

Ngoài giọng nói, các mô hình AI hoạt động dựa trên thị giác máy tính sẽ bổ sung thêm nhiều tính năng hữu ích nữa. Đặc biệt, điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra khi AI dựa trên giọng nói và thị giác cùng kết hợp với nhau để mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho phép mọi người tương tác rảnh tay.

Ngoài ra, trợ lý AI dựa trên giọng nói và thị giác sẽ mang đến tiềm năng hỗ trợ người khuyết tật sử dụng công nghệ dễ dàng hơn.

Trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn với AI

Các công cụ tìm kiếm truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào từ khóa. Mặc dù chúng hoạt động tốt trong đa số trường hợp nhưng thường không hiệu quả khi xử lý các yêu cầu phức tạp của người dùng.

Google và ChatGPT đang sử dụng AI để tìm kiếm rất hiệu quả (Ảnh: Internet)
Google và ChatGPT đang sử dụng AI để tìm kiếm rất hiệu quả (Ảnh: Internet)

AI sẽ cách mạng hóa trải nghiệm tìm kiếm của chúng ta bằng cách vượt ra ngoài phạm vi từ khóa để hiểu sâu hơn về ngữ cảnh và mục đích của người dùng. Thay vì chỉ dựa vào từ khóa như trước đây, việc tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI sẽ đưa ra kết quả phù hợp với ý muốn thực sự của người dùng cũng như bối cảnh sử dụng cụ thể, mang đến trải nghiệm hài lòng hơn.

Trong năm 2025, sự gia tăng của tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói sẽ bổ sung cho các phương pháp tìm kiếm truyền thống dựa trên văn bản. Khả năng tìm kiếm đa phương thức sẽ cho phép chúng ta tìm kiếm thông tin bằng cách kết hợp văn bản, giọng nói và hình ảnh. Và tất nhiên, AI sẽ giúp việc tìm kiếm của chúng ta được cá nhân hóa hơn. AI sẽ có khả năng tìm hiểu sở thích của mỗi người dùng để đưa ra kết quả cho phù hợp. Ví dụ như khi bạn tìm kiếm “ý tưởng cho bữa tối”, công cụ tìm kiếm có thể biết bạn là người ăn chay và tự động ưu tiên các kết quả hướng dẫn nấu ăn chay.

Ngoài ra AI cũng có khả năng tìm kiếm bằng giọng nói, cho phép bạn có thể tương tác với các công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thay vì nhập từ khóa “nhà hàng món Ý ngon nhất ở gần tôi”, bạn chỉ cần hỏi “Tôi nên đi ăn món Ý ở đâu tối nay?” Điều này sẽ khiến việc tìm kiếm thông tin trở nên giống như trò chuyện với một người bạn thông thường hơn là tương tác với một cỗ máy.

Tích hợp AI sâu hơn với các công cụ làm việc chuyên nghiệp

Năm 2025, AI sẽ được tích hợp sâu hơn với các công cụ làm việc để làm thay đổi cách xử lý công việc của chúng ta. Từ việc tối ưu hóa quy trình làm việc đến tự động hóa các tác vụ thông thường, AI sẽ trở thành công cụ không thể thiếu để làm việc chuyên nghiệp.

Google Sheets và công cụ AI Gemini (Ảnh: Internet)
Google Sheets và công cụ AI Gemini (Ảnh: Internet)

Với việc áp dụng công cụ Copilot ngày càng nhiều cho Microsoft 365 và Gemini trong Google Workspace, các trợ lý thông minh được hỗ trợ bởi AI sẽ hỗ trợ đắc lực cho mọi người tại nơi làm việc, giúp chúng ta quản lý lịch trình công việc, đặt lời nhắc và sắp xếp công việc hiệu quả hơn. AI cũng có thể hỗ trợ quản lý dự án bằng cách theo dõi tiến độ thực hiện, phân công nhiệm vụ và cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của nhóm làm việc. Các tính năng như dịch ngôn ngữ theo thời gian thực, xếp lịch họp và cộng tác theo ngữ cảnh sẽ giúp quá trình làm việc nhóm hiệu quả hơn.

Trong tương lai gần, AI sẽ có khả năng tự động thực hiện các công việc đơn giản lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu, quản lý email và tạo báo cáo. Điều này sẽ giúp mọi người tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức để tập trung cho các hoạt động quan trọng mang tính sáng tạo phức tạp hơn.

Sẽ xuất hiện “đặc vụ AI” và AGI?

Trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) và đặc vụ AI là những cấp độ cao trong quá trình phát triển AI. Có lẽ chúng ta vẫn chưa tạo ra được AGI thực sự trong năm 2025, nhưng có thể kỳ vọng sẽ xuất hiện những phiên bản sơ khai của công nghệ này, từ đó sẽ mở đường cho các hệ thống AI cao cấp hơn.

Sử dụng giao diện AI trên màn hình máy tính (Ảnh: Internet)
Sử dụng giao diện AI trên màn hình máy tính (Ảnh: Internet)

Đa số các công cụ AI hiện nay được gọi là AI hẹp, được thiết kế chuyên dành cho các nhiệm vụ cụ thể. Trong khi đó AGI được cho là có khả năng thực hiện bất kỳ công việc trí óc nào mà con người bình thường có thể làm. Các phiên bản đầu tiên của AGI sẽ thể hiện khả năng hoạt động đa dạng hơn so với hiện nay, từ hiểu ngôn ngữ và lý luận đến giải quyết vấn đề phổ quát và sáng tạo. Ngoài ra việc nghiên cứu phát triển AGI sẽ thúc đẩy những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực AI nói chung.

“Đặc vụ AI” là khái niệm đề cập đến các hệ thống AI có thể hoạt động một cách tự chủ, đưa ra quyết định và thực hiện hành động thay cho con người. Không giống như các hệ thống AI hiện tại chủ yếu chỉ có khả năng phản ứng với yêu cầu của con người, các đặc vụ AI sẽ có khả năng xử lý các vấn đề trong môi trường phức tạp, tương tác với các hệ thống AI khác và thích ứng với môi trường thay đổi. Ví dụ như AI có thể viết báo cáo, nghiên cứu chủ đề, thu thập dữ liệu và thậm chí liên hệ với các chuyên gia để xin ý kiến – tất cả đều không cần hướng dẫn rõ ràng từ con người.

Mặc dù đặc vụ AI không phải là AGI thực sự nhưng nó là một cấp độ phát triển đáng kể theo hướng đó. Các hệ thống AI có khả năng hoạt động độc lập và giải quyết vấn đề sẽ giúp thực hiện các công việc thường ngày một cách hiệu quả hơn và giống người thật hơn.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Review Lenovo Yoga C930: Laptop 2 trong 1 của Lenovo

Được công bố toàn cầu vào cuối năm 2018, Lenovo đã thực sự không khiến người hâm mộ thất vọng với chiếc laptop 2-trong-1 mới của họ: Yoga C930. Mang danh là "người kế thừa" của dòng sản phẩm "tiền nhiệm" Yoga 920, Yoga C930 được Lenovo "trau chuốt" về ngoại thất lẫn nội thất một cách đột phá ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận