Hà Nội đang phát triển không ngừng nghỉ với những tòa nhà cao chọc trời, xe cộ đi lại tấp nập cả ngày lẫn đêm khiến người ta quên đi mất còn có một Làng cổ Đường Lâm bình yên như thế. Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng nhỏ và đến nay vẫn giữ được nét đơn sơ giản dị như thuở ban đầu. Cùng với BlogAnChoi khám phá xem Làng cổ Đường Lâm có gì đặc biệt không nhé!

Khoảnh khắc bình yên và giản dị ở Làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Trung Trần
Khoảnh khắc bình yên và giản dị ở Làng cổ Đường Lâm – Ảnh: Trung Trần

Giới thiệu về Làng cổ Đường Lâm

Địa chỉ: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

Bình yên mùa thu hoạch lúa chín - Ảnh: Nina May
Bình yên mùa thu hoạch lúa chín – Ảnh: Nina May

Làng Cổ Đường Lâm là một trong số ít những ngôi làng cổ đến nay vẫn giữ lại được nét đơn sơ, giản dị với nét đặc trưng của của vùng quê Bắc Bộ và là ngôi làng đầu tiên được trao Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đi vào trong làng cổ, du khách sẽ choáng ngợp trước sự giản dị đến bình yên của ngôi làng này, vẫn cây đa, giếng nước, sân đình,… khiến người ta mê đắm mà không muốn rời đi.

Làng cổ mang một sự bình yên đến lạ - Ảnh: Trung Trần
Làng cổ mang một sự bình yên đến lạ – Ảnh: Trung Trần

Hướng dẫn di chuyển đến Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, vậy nên việc di chuyển khá dễ dàng. Du khách có thể đến Làng cổ Đường Lâm bằng phương tiện cá nhân, xe khách hoặc đi bằng xe bus đều rất tiện lợi. BlogAnChoi gợi ý các tuyến đường để đến Làng cổ Đường Lâm cho du khách như sau:

Đi bằng phương tiện cá nhân

Có 2 cung đường dẫn đến Làng cổ Đường Lâm. Xuất phát từ nội thành Hà Nội, bạn có thể đi 2 hướng như sau:

  • Hướng 1: Đại Lộ Thăng Long – Ngã ba Hòa Lạc – Sơn Lộc (giao đường 32) – Đường Lâm
  • Hướng 2: Cầu Diễn – Đường 32 – Đường Lâm

Đi bằng xe bus

Ở Hà Nội có khá nhiều các tuyến bus đưa bạn đến Làng cổ Đường Lâm. Du khách có thể tham khảo một số những tuyến bus như:

  • Xe bus 89 xuất phát từ bến Yên Nghĩa – Sơn Tây
  • Xe bus 73 xuất phát từ bến Mỹ Đình – Chùa Thầy
  • Xe bus 71 xuất phát từ bến Mỹ Đình – Sơn Tây

Đi bằng xe khách

Hiện nay có khá nhiều xe khách xuất phát từ Hà Nội đến Sơn Tây, để tiện cho việc di chuyển, du khách có thể đến Bến xe Mỹ Đình để bắt những chuyến xe từ Mỹ Đình – Phú Thọ, bởi vì những chuyến xe này sẽ đi qua cổng vào Làng cổ Đường Lâm.

Từng góc tường đều mang vẻ cũ kỹ - Ảnh: Nina May
Từng góc tường đều mang vẻ cũ kỹ – Ảnh: Nina May

Giá vé vào Làng cổ Đường Lâm

Giá vé vào Làng cổ Đường Lâm được cập nhật mới nhất năm 2021 như sau:

  • Giá vé vào cổng: 20.000đ
  • Giá vé gửi xe: 10.000đ
Những hoạt động đời thường bạn sẽ gặp nếu đến Đường Lâm - Ảnh: Trung Tran
Những hoạt động đời thường bạn sẽ gặp nếu đến Đường Lâm – Ảnh: Trung Tran

Nên du lịch Làng cổ Đường Lâm vào thời điểm nào?

Bởi vì Làng cổ Đường Lâm nằm ở gần Hà Nội nên thời tiết cũng như Hà Nội. Thời điểm tham quan Làng cổ Đường Lâm lý tưởng nhất là vào mùa hè, mùa thu và mùa lễ hội. Mùa hè và mùa thu, không khí ở đây khá thoải mái, dễ dàng để du khách có thể di chuyển khám phá ngôi làng cổ. Mùa lễ hội diễn ra vào Tết âm lịch, từ mùng 4 đến mùng 10 nên cũng thu hút nhiều du khách.

Làng cổ vào mùa thu không khí mát mẻ vô cùng dễ chịu - Ảnh: Trung Trần
Làng cổ vào mùa thu không khí mát mẻ vô cùng dễ chịu – Ảnh: Trung Trần
Mùa thu còn là mùa của cốm mới - Ảnh: Trung Tran
Mùa thu còn là mùa của cốm mới – Ảnh: Trung Tran

Chơi gì ở Làng cổ Đường Lâm?

Một khi đã đến Làng cổ Đường Lâm, du khách nên dành thời gian để tìm hiểu hết những điều thú vị ở làng cổ. BlogAnChoi gợi ý cho du khách một số địa điểm tham quan lý tưởng như sau:

Cổng làng Mông Phụ

Cổng làng hiện rõ nét cổ kính - Ảnh: Trung Tran
Cổng làng hiện rõ nét cổ kính – Ảnh: Trung Tran

Điều đầu tiên khi bước chân vào Làng cổ Đường Lâm bạn sẽ nhìn thấy Cổng Làng Mông Phụ. Trong các thước phim miền Bắc xưa, cổng làng lúc nào cũng gắn liền với cây đa, giếng nước và chiếc cổng cũ kỹ, Làng cổ Đường Lâm cũng vậy.

Cổng làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, đến nay những màu sắc cũ kỹ đã hiện rõ trên cổng làng, cây đa, ai nhìn vào cũng biết được cổng làng đã có tuổi đời rất cao. Cổng làng mang một cảm giác bình yên đến lạ, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh ai đó tát ao, đám trẻ con vui chơi dưới gốc đa, những hình ảnh này không dễ gì có thể bắt gặp được trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ hiện rõ nét cổ kính - Ảnh: Nina May
Đình làng Mông Phụ hiện rõ nét cổ kính – Ảnh: Nina May

Có thể nói đây là đình làng có tuổi thọ lâu đời nhất ở Sơn Tây với tuổi đời lên đến 380 năm. Khi đến ngôi đình bạn có thể cảm nhận rõ được sự cũ kỹ, cổ xưa qua những bức tường rêu phong, những mái nhà đơn sơ giản dị đó. Đình làng được xây dựng mang đậm chất kiến trúc Việt cổ nên là một địa điểm rất đáng để khám phá.

Giếng Cổ

Cây đa, giếng nước, sân đình đã xuất hiện trong các bài văn, bài thơ và nó cũng hiện diện ở Làng cổ Đường Lâm. Ở đây có một chiếc giếng cổ lâu đời, nó được xem như linh hồn của ngôi làng. Vì sự mộc mạc này nên đây cũng chính là địa điểm các đoàn làm phim đến quay phim với bối cảnh ngôi làng Bắc Bộ xưa.

Các ngôi nhà cổ

Trong một ngôi làng cổ nhất định không thể thiếu các ngôi nhà cổ. Nhà cổ Đường Lâm có khá nhiều, các ngôi nhà hầu như vẫn giữ được nét giản dị như thuở ban đầu khiến du khách vô cùng thích thú. BlogAnChoi giới thiệu đến du khách một số những ngôi nhà cổ nổi bật trong làng như sau:

Những ngôi nhà cổ mang đậm chất phong cách Bắc Bộ - Ảnh: Trần Đức Hoàng
Những ngôi nhà cổ mang đậm chất phong cách Bắc Bộ – Ảnh: Trần Đức Hoàng
  • Nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến

Ngôi nhà cổ này mang đậm không gian và kiến trúc của thời xưa, nhà ba gian, có sân vườn xanh mát khiến người ta cảm thấy thoải mái vô cùng. Đặc biệt là ở bên ngoài giếng cổ còn có rất nhiều vại tương to, mang đậm văn hóa nấu tương từ thời xa xưa.

  • Nhà cổ của chị Dương Lan

Nhà cổ của chị Dương Lan là một trong những ngôi nhà điển hình của quan chức thời xưa, ngôi nhà được trang trí bởi những chiếc sừng, bục cửa vào nhà lại rất cao. Khi bước vào nhà bạn cần phải cúi mình xuống, đây cũng là một ngôi nhà vô cùng đặc biệt trong Làng cổ Đường Lâm.

Nhà cổ có bậc thềm cao giống nhà của quan chức xưa - Ảnh: Nina May
Nhà cổ có bậc thềm cao giống nhà của quan chức xưa – Ảnh: Nina May
  • Nhà của ông Nguyễn Văn Hùng

Chiếc cổng làm từ gạch nung màu cam tươi càng khiến du khách bồi hồi nhớ về tuổi thơ của mình. Chiếc cổng quen thuộc với những giàn cây leo rợp bóng càng nêu bật được lên sự giản dị của ngôi nhà. Nhà cổ ông Hùng chính là một địa điểm check in vô cùng lý tưởng dành cho các bạn trẻ.

Đền thờ Phùng Hưng

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe về cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống lại ách đô hộ nước ta. Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng để tưởng nhớ đến vị vua này và cũng được lập ở nhiều nơi khác nhau. Khi đến tham quan Làng cổ Đường Lâm, du khách có thể vào để thắp hương, dâng lễ trong đền.

Chùa Mía

Chùa Mía là ngôi chùa lưu giữ lại hàng trăm pho tượng của làng cổ, đây là một ngôi chùa linh thiêng thu hút nhiều tăng ni phật tử. Ngôi chùa đã được xây dựng lâu đời cộng với việc nằm trên thế đất cao nên vô cùng thanh tịnh và tôn nghiêm.

Ngoài ra trong Làng cổ Đường Lâm còn có rất nhiều địa điểm tham quan lý tưởng như: các quán nước ven đường, nhà thờ giáo họ Mông Phụ, lăng và đền thờ Ngô Quyền,… Mỗi địa điểm đều mang đậm nét lịch sử và sự hoài niệm về những ngày xưa.

Ăn gì khi đến Làng cổ Đường Lâm?

Không chỉ là một ngôi làng mang nét truyền thống, ở Làng cổ Đường Lâm cũng có nhiều món ăn truyền thống ngon và đậm đà hương vị Bắc Bộ. Một số món ăn du khách có thể thử khi đến thăm làng như: bánh chè lam, gà mía, bánh tẻ, kẹo dồi hoặc mua tương gạo về làm quà.

Lưu ý khi đến Làng cổ Đường Lâm

Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tham quan trong làng
  • Luôn ý thức giữ gìn tài sản chung trong quá trình tham quan
  • Không vứt rác bừa bãi trong ngôi làng
  • Nên mặc đồ lịch sự bởi vì có thể bạn sẽ vào các ngôi chùa, đền
Những khoảnh khắc đời thường ở Đường Lâm - Ảnh: Trung Tran
Những khoảnh khắc đời thường ở Đường Lâm – Ảnh: Trung Tran
Bánh chè lam rất dẻo và thơm - Ảnh: Internet
Bánh chè lam rất dẻo và thơm – Ảnh: Internet

Gợi ý lịch trình đi Làng cổ Đường Lâm

Để có thể tham quan trọn vẹn Làng cổ Đường Lâm, BlogAnChoi gợi ý cho bạn nên đi trong ngày. Lịch trình tham khảo như sau:

  • 7h00: Xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội
  • 8h00: Mua vé vào Làng cổ Đường Lâm
  • 8h00 – 11h00: Tham quan các ngôi nhà cổ và chụp ảnh check in cổng làng
  • 11h00: Ăn trưa và nghỉ ngơi
  • 14h00: Đến thăm Đình làng Mông Phụ
  • 15h00: Thăm đền thờ Ngô Quyền
  • 16h00: Thăm Chùa Mía
  • 17h00: Trở về Hà Nội

Xem thêm các địa điểm vui chơi ở Hà Nội tại đây:

Làng cổ Đường Lâm không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn mang cả giá trị tinh thần rất lớn. Nếu một ngày chán sự tấp nập của thành phố, hãy về Làng cổ Đường Lâm để “F5” lại cuộc sống của mình, BlogAnChoi tin rằng bạn sẽ cảm thấy bình yên và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Xem thêm

Hoa đào Sapa nở vào tháng mấy? Các địa điểm săn hoa đào Sapa đẹp nhất

Hoa mai anh đào Sapa bắt đầu vào mùa đẹp nhất, đây là thời điểm thích hợp để du khách có thể ngắm Nhật Bản thu nhỏ giữa lòng Tây Bắc đại ngàn. Nếu đến Sapa vào thời điểm này, du khách có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trời ban của Sapa. BlogAnChoi giới thiệu đến du khách ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận