Uống nước giúp đẩy lùi nhiều bệnh tật, mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Song, không phải ai cũng biết uống nước đúng cách. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
Uống nước đúng cách có tác dụng gì?
Bổ sung nước là nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Dù nhịn đói, con người vẫn có thể sống sót được 3 tuần, nhưng nếu thiếu nước, con số này sẽ giảm về còn 3 ngày. Bởi nước chính là chất giúp vận chuyển dinh dưỡng vào tế bào, cung cấp năng lượng và nuôi sống cơ thể.
Uống nước đầy đủ và đúng cách không chỉ thỏa mãn cơn khát, duy trì quá trình trao đổi chất mà còn giúp cơ thể giảm thiểu nhiều nguy cơ mắc phải những căn bệnh khó lường dưới đây.
1. Ung thư
Hiện nay, bệnh ung thư ngày càng phổ biến với đối tượng được trẻ hóa. Trong số đó, có rất nhiều loại ung thư liên quan đến nước như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn, ung thư thận, ung thư đường tiết niệu hay ung thư vú. Bạn có thể tránh khỏi nguy cơ mắc phải chúng nếu cơ thể được bổ sung lượng nước đầy đủ và khoa học.
2. Sỏi nội tạng
Các chuyên gia cho biết, người uống nước ít hơn bình thường sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi những bộ phận khác trong đường tiết niệu. Do đó, hãy bổ sung nước để tránh khỏi những cơn đau do sỏi gây ra.
3. Hen suyễn
Vì hít thở nhanh hơn so với người khỏe mạnh nên những bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là người cao tuổi viêm phế quan mạn tính, tiêu tốn nước qua quá trình này. Do đó, họ phải uống nhiều nước hơn bình thường.
4. Bệnh gút
Khi hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao mà không kịp đào thải thông qua bài tiết, chúng sẽ đọng lại ở khớp, sụn,… gây ra gút. Căn bệnh này mang đến những cơn đau dữ dội hành hạ bệnh nhân. Để bài tiết acid uric nhanh hơn, hãy bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Xem thêm bài viết “5 triệu chứng bệnh gút gây đau đớn cho người bệnh” tại đây.
5. Máu nhiễm mỡ
Bên cạnh mỡ máu cao, bệnh nhân tiểu đường, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp,… cũng nên uống nước đúng cách và đầy đủ để tăng tuần hoàn máu và tránh nguy cơ đột quỵ.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây:
- Máu nhiễm mỡ gây ra 7 biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe
- Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Nhận biết 6 triệu chứng bệnh cao huyết áp để điều trị sớm
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Việc bổ sung nước rất tốt cho cơ thể, song, nếu lượng nước quá nhiều dẫn tới thận phải hoạt động liên tục. Ngoài ra, nước tích tụ nhiều trong cơ thể cũng sẽ làm loãng chất điện giải trong máu. Hiện tượng phù não, sưng não là do lượng nước dư thừa này gây ra, dẫn tới ngộ độc nước.
Ngược lại, uống quá ít nước sẽ làm bạn đau đầu, cơ thể mỏi mệt, phản ứng chậm chạp và cạn kiệt năng lượng. Thiếu nước lâu dài sẽ khiến da khô, tóc gãy rụng, táo bón, sỏi thận,… Đặc biệt, nếu cơ thể mất 20% nước thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
Vì vậy, mỗi ngày, một kg cơ thể sẽ cần khoảng 40 ml nước. Tính ra, bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sức khỏe.
Uống nước vào lúc nào?
Việc lựa chọn thời điểm bổ sung nước cho cơ thể cũng vô cùng quan trọng. Hãy làm theo gợi ý dưới đây của BlogAnChoi để uống nước đúng cách nhé!
- 6 – 7 giờ: Cơ thể của bạn đang cần nước sau khi ngủ một đêm dài. Khi thức dậy, hãy uống một ly nước để thanh lọc gan, thận, ruột rồi ăn sáng sau 30 phút.
- 8 – 9 giờ: Trước khi bắt tay vào làm việc, uống ngay một cốc nước để đánh thức thần kinh não bộ cho đầu óc sáng khoái, minh mẫn và tỉnh táo hơn.
- 11 – 12 giờ: Trước khi ăn trưa, hãy uống một cốc nước để xua đi những căng thẳng buổi sáng, làm ẩm đường ruột và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
- 12 – 13 giờ: Bạn nên ăn trưa no vừa phải, rồi uống một cốc nước giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa. Điều này còn giúp bạn giữ vóc dáng cân đối.
- 15-16 giờ: Cảm giác uể oải, buồn ngủ, xao nhãng khi làm việc vào buổi chiều sẽ được xóa tan bởi một cốc nước. Nó sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và cân bằng cho cơ thể.
- 17 – 18 giờ: Trước khi ra về, bạn nên uống nước để giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi của một ngày học tập và làm việc.
- 19 – 20 giờ: Đây là thời gian cơ thể trao đổi chất mạnh mẽ nhất. Lúc này hãy uống một cốc nước ấm để hỗ trợ quá trình giải độc hiệu quả hơn.
- 21 – 22 giờ: Để ngăn ngừa nguy cơ phát sinh những cục máu đông, hãy uống nước khoảng 1 tiếng trước khi ngủ.
Một số điều cần tránh để uống nước đúng cách
Việc xác định liều lượng cũng như thời điểm uống nước sẽ giúp bạn đạt được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Song, hãy chú ý thêm các lưu ý mà BlogAnChoi liệt kê dưới đây để uống nước đúng cách nhé!
- Tránh uống nước đun đi đun lại nhiều lần: Khi nấu nhiều lần, nước bay hơi khiến hàm lượng kim loại năng như nitrat, chì,… tăng, uống vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ: Điều này làm hệ bài tiết phải làm việc hết công suất, dẫn tới tiểu đêm và phá hoại giấc ngủ của bạn.
- Không uống khi ăn: Nước chiếm thể tích dạ dày lớn sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn “vất vả” hơn.
- Uống nước lọc thay vì nước có ga: Nước ngọt có ga chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe, dẫn tới tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch,…
- Không uống nước đun sôi để nguội quá hai ngày: Nếu uống thì phải bảo quản trong bình lọc, tránh vi khuẩn sinh sôi. Tốt nhất bạn nên uống nước đun trong ngày. Tìm mua bình nước tại đây.
- Tránh uống nước sau khi vận động: Sau khi tập thể dục hay vận động mạnh, bạn thường có thói quen uống nước. Song, chúng sẽ gây áp lực không tốt cho tim.
Bạn có thể tham khảo các bài viết cùng chuyên mục tại đây:
- 6 nguyên tắc uống nước gừng đúng cách tốt cho sức khỏe
- 6 lưu ý để uống detox đúng cách, an toàn và hiệu quả
- 7 lưu ý để uống trà xanh đúng cách tốt cho sức khỏe
Trên đây là những thông tin tổng hợp của BlogAnChoi giúp bạn uống nước đúng cách. Hãy tuân thủ những nguyên tắc này để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe của việc uống nước. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nữa nhé!