Nội dung độc hại trên TikTok không còn là điều gì đó quá mới mẻ, bản thân nền tảng MXH này cũng đã có những biện pháp nhất định để kiểm soát và hướng tới một môi trường lành mạnh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp đó tới đâu vẫn còn là một dấu hỏi.

TikTok gợi ý nội dung liên quan đến tự tử chỉ sau vài phút lập tài khoản

Thông tin đáng chú ý này xuất hiện trong một báo cáo mới đây của Trung tâm Chống thù ghét Kỹ thuật số – CCDH (Center for Countering Digital Hate).

Các nhà nghiên cứu của CCDH đã tạo một số tài khoản TikTok tại Mỹ và các nước khác, độ tuổi của các tài khoản này là 13 – theo giới hạn tuổi nhỏ nhất được phép sử dụng TikTok. Kết quả báo cáo nêu rõ:

  • Trong vòng 2,6 phút sau khi tham gia, người dùng được đề xuất nội dung liên quan đến tự tử hoặc tự làm hại bản thân.
  • Trong vòng 8 phút, TikTok đề xuất nội dung rối loạn ăn uống.
  • Cứ sau mỗi 39 giây, trên newsfeed lại xuất hiện nội dung liên quan tới hình thể và sức khỏe tâm thần.

“Một cơn ác mộng đối với các bậc phụ huynh” – Imran Ahmed, CEO của CCDH nhấn mạnh – “nguồn cấp dữ liệu dành cho thanh thiếu niên tràn ngập những thông tin xấu, độc hại và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất, tinh thần và cách bọn trẻ nhìn nhận về cuộc sống.”

Người phụ nữ 24 tuổi này quay livestream khi đang tự tử. (Nguồn: Internet)
Người phụ nữ 24 tuổi này quay livestream khi đang tự tử. (Nguồn: Internet)

Thông điệp tiêu cực tràn lan trên nền tảng

TikTok lần đầu được ra mắt vào năm 2018, kể từ đó đến nay nền tảng MXH này đã thu hút được hàng tỷ người dùng hoạt động thường xuyên – trong đó chủ yếu là các thanh thiếu niên, những người đa phần chưa có đủ sự hiểu biết và trưởng thành.

Khi người dùng đăng tải video mới, TikTok sẽ tiến hành kiểm duyệt trước khi cho phép phân phối nội dung. Tuy nhiên, chính sách càng gắt gao thì người dùng lại càng nghĩ ra nhiều cách mới để “lách” và thuật toán làm nên thành công của TikTok lại chính là liều thuốc độc với giới trẻ.

Thuật toán của TikTok sẽ phân phối thử nghiệm và đánh giá nội dung thu hút thông qua lượt like/tim, chia sẻ và thời gian xem trước khi đưa video đó lên xu hướng. Như vậy, chỉ cần lách qua kiểm duyệt, câu được nhiều like thì nội dung nghiễm nhiên viral và chủ kênh sẽ dễ dàng nổi tiếng.

"Thử thách ngạt thở" từng khiến nhiều thanh thiếu niên thiệt mạng, đa phần dưới 15 tuổi. (Nguồn: Internet)
“Thử thách ngạt thở” từng khiến nhiều thanh thiếu niên thiệt mạng, đa phần dưới 15 tuổi. (Nguồn: Internet)

Để kiểm tra thuật toán của TikTok, các nhà nghiên cứu đã tạo một số tài khoản mới ở Mỹ, Anh, Canada và Australia. Những tài khoản này được chia làm 2 nhóm để đối chiếu – gọi là “tài khoản tiêu chuẩn” và “tài khoản yếu thế”.

Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 loại tài khoản này là cách họ đặt tên người dùng. Tài khoản tiêu chuẩn sử dụng trình tạo tên ngẫu nhiên, nhóm còn lại sử dụng những cụm từ có liên quan tới “giảm cân” trong tên người dùng.

Đối với tất cả các tài khoản, các nhà nghiên cứu đã tạm dừng một thời gian ngắn trên các video về sức khỏe tâm thần và hình ảnh cơ thể và ấn thích những nội dung này. Và sau 30 phút trải nghiệm ứng dụng, họ phát hiện ra rằng các “tài khoản yếu thế” nhận được nhiều đề xuất hơn 12 lần cho các video liên quan đến tự làm hại bản thân và tự tử so với các tài khoản tiêu chuẩn.

Điều đáng nói là có những nội dung thậm chí còn thảo luận về kế hoạch tử tự hoặc “khiến mọi người nghĩ rằng bạn ổn để có thể tự tử một cách riêng tư”.

TikTok cần thể hiện trách nhiệm cho những nội dung trên nền tảng của mình

Đáp trả lại những thông tin tiêu cực trên, người đại diện của TikTok khẳng định với CNN: “Nghiên cứu này và kết quả của nó không phản ánh chân thực trải nghiệm của người thật. Chúng tôi thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, loại bỏ các hành vi vi phạm chính sách của chúng tôi và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên hỗ trợ cho bất kỳ ai có nhu cầu.”

“Chúng tôi cũng lưu ý rằng các nội dung có tính chất riêng biệt với mỗi cá nhân và vẫn tập trung vào việc tạo ra không gian an toàn và thoải mái cho tất cả mọi người, kể cả những người chọn chia sẻ câu chuyện của mình hay hướng dẫn người khác về những chủ đề quan trọng.”

Vụ ồn ào trong cộng đồng thời gian qua, khiến các nhà chức trách phải vào cuộc. (Nguồn: Internet)
Vụ ồn ào trong cộng đồng thời gian qua, khiến các nhà chức trách phải vào cuộc. (Nguồn: Internet)

Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của CCDH vẫn làm dấy lên nhiều tranh cãi và đòi hỏi các nhà quản lý cần thêm những biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát nội dung độc hại lan truyền trên MXH.

Tiến sĩ Sourav Sengupta, phó giáo sư tâm thần học và nhi khoa tại Đại học Buffalo, bày tỏ lo lắng của mình trên tờ Healthline: “Đối với bộ não của những người trẻ tuổi, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên, việc làm quen và coi những nội dung cực đoan là ‘bình thường’ thực sự rất rủi ro.”

“Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn biến đổi nhiều thứ hai trong cuộc đời – sau 2 đến 3 năm đầu tiên. Vì vậy, thanh thiếu niên dễ bị tổn thương và rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường.” – Tiến sĩ Melissa Huey

Còn theo tiến sĩ Melissa Huey, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Viện công nghệ New York, các nền tảng MXH hiện tại chỉ đang làm trầm trọng thêm những khó khăn mà lứa tuổi thanh thiếu niên gặp phải – như là trầm cảm hay lo âu.

Thay vì thúc đẩy những nội dung làm trầm trọng thêm vấn đề, [các nền tảng truyền thông xã hội] nên cung cấp các nguồn trợ giúp, chẳng hạn nâng cao nhận thức về chứng rối loạn ăn uống hay đường dây trợ giúp ngăn ngừa tự tử.” – Tiến sĩ Huey nói thêm.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Người dùng trên thế giới đã chi bao nhiêu tiền cho các ứng dụng di động trong 1 tuần vừa qua?

Theo dữ liệu thu nhập được từ Data.ai thì tổng số tiền người dùng trên thế giới đã chi cho các ứng dụng di động trong 1 tuần vừa qua đã đạt 1,6 tỷ đồng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận