Mùa đông đã về rồi! Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 15 sự thật đáng ngạc nhiên về thời tiết mùa đông mà có lẽ bạn chưa biết nào!

Sponsor

1. Tuyết rơi ở những nơi không ai ngờ tới

15 sự thật đáng ngạc nhiên về thời tiết mùa đông ấn tượng BlogAnChoi khám phá khoa học nghiên cứu thế giới thời tiết mùa đông thông tin thú vị Top 10 Top 15
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Tuyết rơi ở khắp mọi nơi, từ sa mạc Sahara đến Hawaii.

Ngay cả nơi khô nhất trên Trái Đất cũng không tránh khỏi: Năm 2011, sa mạc Atacama ở Chile đã nhận được hơn 80 cm tuyết nhờ một đợt lạnh hiếm hoi từ Nam Cực.

2. Bông tuyết có đủ kích cỡ

Hầu hết các bông tuyết đều có đường kính ngang với sợi tóc người. Nhưng theo một số câu chuyện thì chúng còn có thể lớn hơn nhiều.

Những người chứng kiến ​​trận bão tuyết ở Fort Keogh, Montana vào năm 1887 tuyên bố đã nhìn thấy những tinh thể có kích thước to bằng cái chảo rơi từ trên trời xuống. Nếu là thật thì chúng sẽ là những bông tuyết lớn nhất từng được phát hiện với độ rộng lên tới gần 40 cm.

3. Một ít nước sẽ tạo thành nhiều tuyết

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Không khí không cần phải siêu ẩm mới có thể tạo ra nhiều tuyết. Không giống như lượng mưa bình thường, tuyết mịn chứa rất nhiều không khí làm tăng thêm khối lượng của nó.

Đó là lý do tại sao 2.54cm mưa vào mùa hè có thể tạo ra tới 33 cm tuyết – hoặc 127cm tuyết siêu khô – vào mùa đông.

4. Có thể nghe thấy tiếng sấm trong bão tuyết

Nếu bạn đã từng nghe thấy tiếng sấm giữa cơn bão tuyết thì không phải là do tai bạn có vấn đề đâu. Có thể đó là tuyết sấm sét, một hiện tượng thời tiết mùa đông hiếm gặp thường xảy ra gần các hồ nước.

Khi các cột không khí ấm bốc lên từ mặt đất và tạo thành các đám mây bão trên bầu trời vào mùa đông, có khả năng xuất hiện sấm sét và tuyết rơi. Một số yếu tố cần thiết nữa để điều đó xảy ra là không khí ấm hơn đám mây che phủ phía trên nó và có gió đẩy không khí ấm lên trên. Nhưng dù vậy thì vẫn rất khó nghe được tiếng sấm vì tuyết có thể làm giảm âm lượng của nó.

5. Tuyết rơi với tốc độ từ 30 – 180 cm/s

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Sponsor

Đây là tốc độ của những bông tuyết có cấu trúc rộng, tốc độ rơi của chúng sẽ chậm hơn vì diện tích ma sát với không khí lớn hơn. Trong khi đó Graupel – một dạng tuyết viên – di chuyển với tốc độ nhanh hơn nhiều.

6. Nhiệt độ giảm xuống rất nhanh

Theo dữ liệu thời tiết ở Rapid City, bang Nam Dakota, ngày 10 tháng 11 năm 1911, nhiệt độ lúc 6 giờ sáng là 12°C. Sau đó, một đợt không khí lạnh khắc nghiệt đã hạ nhiệt độ xuống còn -16°C vào lúc 8 giờ sáng.

Một trong những đợt giảm nhiệt độ lớn nhất trong lịch sử diễn ra vào ngày 23-24 tháng 1 năm 1916 tại Browning, Montana – nơi nhiệt độ trong nhiệt kế thủy ngân giảm từ 6°C xuống -49°C trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Tại Fairfield, bang Montana, nhiệt độ vào ngày 24 tháng 12 năm 1924 đã giảm từ 17°C xuống -29°C trong vòng chưa đầy 12 giờ.

7. Trái đất gần mặt trời nhất vào mùa đông (ở Bắc bán cầu)

Vào tháng 1 hàng năm (mùa đông ở Bắc bán cầu), Trái Đất đạt đến điểm cận nhật – điểm gần mặt trời nhất trên quỹ đạo.

Khác với một số quan niệm sai lầm phổ biến, nhiệt độ giảm theo mùa không liên quan gì đến khoảng cách từ hành tinh của chúng ta đến mặt trời mà liên quan đến hướng trục Trái đất nghiêng. Đó là lý do tại sao hai bán cầu trải qua mùa đông vào những thời điểm khác nhau trong năm.

8. Hơn 22 triệu tấn muối được sử dụng trên các con đường ở Mỹ mỗi mùa đông

Theo Lake Champlain Sea Grant, khối lượng này đủ để lấp đầy một dòng xe ben kéo dài tới hơn 13.410 km.

9. Thành phố có nhiều tuyết nhất trên Trái đất là ở Nhật Bản

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Thành phố Aomori ở phía bắc Nhật Bản có lượng tuyết rơi nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác trên hành tinh. Trung bình mỗi năm người dân nơi đây phải hứng chịu một lượng tuyết dày tới gần 800 cm.

10. Đôi khi những quả cầu băng tự hình thành

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Một điều kỳ lạ đã xảy ra vào năm 2016 ở phía tây bắc Siberia: những quả cầu tuyết khổng lồ có đường kính hơn 90 cm trôi dạt vào một bãi biển dọc vịnh Ob. Hóa ra, những quả cầu băng này được hình thành một cách tự nhiên nhờ chuyển động lăn của gió và nước.

11. Gió lạnh được tính bằng công thức

Gió lạnh thực sự được tính toán bằng một phương trình phức tạp kết hợp giữa nhiệt độ với tốc độ gió.

Sponsor

Đối với những người đam mê toán học muốn kiểm tra thử thì công thức của nó là: Wind Chill = 35.74 + 0.6215T – 35.75(V^0.16) + 0.4275T(V^0.16).

12. Các thành phố có cách xử lý tuyết sáng tạo

Khi tuyết đọng quá cao đến mức các thành phố không thể quản lý được, nó thường được chuyển đến các bãi đậu xe hoặc những không gian rộng mở khác và chờ cho đến khi thời tiết ấm lên.

Trong những mùa tuyết đặc biệt, các thành phố đôi khi buộc phải đổ tuyết xuống biển.

Một số thành phố lại sử dụng máy làm tan tuyết với nước nóng để làm tan 30 đến 50 tấn tuyết mỗi giờ. Phương pháp này có hiệu quả nhanh nhưng tốn kém: một chiếc máy có thể tốn tới 200.000 USD và đốt cháy tới 227 lít nhiên liệu trong một giờ sử dụng.

13. Tuyết ướt làm người tuyết dễ hơn

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Tuyết ướt là vật liệu tốt nhất để tạo ra người tuyết – theo các nhà khoa học. Họ còn đưa ra tỷ lệ tuyết và nước hoàn hảo là 5:1.

Sponsor

14. Không phải lúc nào những bông tuyết cũng khác biệt

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Tinh thể tuyết thường có hình dạng đặc biệt riêng nhưng đã có ít nhất một trường hợp về những bông tuyết giống hệt nhau được ghi vào sách kỷ lục Guiness thế giới.

Năm 1988, hai bông tuyết thu được từ cơn bão Wisconsin đã được xác nhận là giống hệt nhau tại một trung tâm nghiên cứu khí quyển ở Colorado.

15. Có sự khác biệt giữa mưa băng và mưa đá

Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)
Bạn biết bao nhiêu thông tin trong bài viết rồi nào? (Ảnh: Internet)

Sự hình thành mưa băng và mưa đá khác nhau ở một số điểm chính. Cả hai loại mưa đều xảy ra khi mưa hình thành trong không khí ấm áp trên bầu trời đi qua một lớp không khí lạnh gần mặt đất. Các lớp không khí lạnh dày hơn tạo ra mưa đá, một dạng nước gần như đóng băng khi rơi xuống mặt đất. Các lớp mỏng hơn không cho mưa đủ thời gian để đóng băng cho đến khi chạm tới bề mặt mặt đất, sau đó nó tạo thành một lớp băng mỏng ở bất cứ nơi nào nó chạm tới – đó là mưa băng.

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

Những tham vọng của HYBE Entertainment: Từng có tham vọng thâu tóm cả KPOP nhưng liệu có dễ thực hiện?

"Sóng gió gia tộc" HYBE đến nay vẫn chưa có hồi kết, chưa kịp dẹp mớ này là đã có mớ khác. Nhân dịp này, netizen cũng nhắc lại việc ông lớn này từng có tham vọng thâu tóm cả ngành giải trí xứ Hàn.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 4 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(