Trong thị trường điện thoại thông minh ngày càng cạnh tranh, nhiều hãng điện thoại từng nổi tiếng như HTC, Sony, LG đã phải rút lui hoặc bán mảng kinh doanh này. Nguyên nhân của sự sụp đổ của những ông lớn trong ngành điện thoại là gì? Hãy cùng BlogAnChoi phân tích một số yếu tố chính dẫn đến sự sụp đổ của các ông lớn một thời.

Vấn đề về truyền thông, quảng bá sản phẩm và phương hướng kinh doanh

Có thể thấy, đây chính là vấn đề lớn nhất mà các hãng như Sony và LG đã gặp phải. Cho dù, ở thời điểm lúc bấy giờ họ đã từng dẫn đầu về cuộc đua điện thoại di động cũng như smartphone. Khi đó, các hãng như Xiaomi hay Huawei tuy là cũng đã có tiếng, nhưng chưa thể nào mà so sánh được với sự thành công của các ông lớn ở trên.

Khi mà các hãng như Samsung, Oppo, Xiaomi, Huawei tập trung quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như quảng cáo qua đài truyền hình, mời một số ca sĩ, diễn viên, người có sức ảnh hưởng làm “Đại Sứ Thương Hiệu”. Vì thế người dùng có thể dễ dàng tiếp cận cũng như biết nhiều hơn về sản phẩm. Các bạn có thể làm một thử nghiệm đó là hỏi những người lớn tuổi hơn như bố mẹ, những người ít tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ thì khi hỏi về điện thoại, câu trả lời đầu tiên của họ luôn nghĩ đến Samsung, OPPO hay iPhone.

Trong khi đó các hãng như Sony, LG, HTC thì lại tập trung vào các sản phẩm cao cấp, cũng như cận cao cấp với giá thanh mà không phải người dân Việt Nam nào cũng tiếp cận được, rồi từ đó càng lúc càng ít người nhớ tới họ mặc dù sản phẩm của họ rất tốt. Ví dụ đó là chiếc Sony XZ2/XZ2 Premium. Dù là hai sản phẩm rất tốt và đột phá nhưng khi quảng cáo cho sản phẩm, Sony chỉ mời các ca sĩ ít có ảnh hưởng với công chúng và chỉ tổ chức một buổi show nhỏ nên những người mua cũng chủ yếu là fan của sony mà thôi.

Sony, LG, HTC, vấn đề truyền thông quảng bá chưa thực sự tốt (Ảnh: Internet)
Sony, LG, HTC, vấn đề truyền thông quảng bá chưa thực sự tốt (Ảnh: Internet)

Thị phần giảm sút một cách nhanh chóng theo thời gian

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến cái chết của các hãng điện thoại HTC, Sony, LG là thị phần của họ đã giảm sút đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu của IDC, thị phần toàn cầu của HTC đã giảm từ 10,7% vào năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2018. Sony cũng đã giảm từ 4,9% xuống còn 1% trong cùng khoảng thời gian. LG cũng đã mất đi vị trí thứ ba trên thế giới vào năm 2013 và chỉ còn chiếm 1,7% thị phần vào năm 2020.

HTC - Hãng điện thoại có thị phần sụt giảm trầm trọng theo thời gian (Ảnh: Internet)
HTC – Hãng điện thoại có thị phần sụt giảm trầm trọng theo thời gian (Ảnh: Internet)

Chất lượng sản phẩm cũng như không có sự đột biến và sang tạo

Một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của các hãng điện thoại HTC, Sony, LG là họ không đổi mới sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu và xu hướng của người dùng. Các hãng điện thoại này đã bị bỏ lại phía sau bởi các đối thủ như Samsung, Apple, Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo, v.v. về mặt công nghệ, thiết kế, tính năng, giá cả, và chiến lược tiếp thị. Các hãng điện thoại này cũng không tập trung vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, mà để mất cơ hội cho các hãng điện thoại địa phương.

Sony, HTC, LG những hãng điện thoại quá báo thủ, không chịu đổi mới (Ảnh: Internet)
Sony, HTC, LG những hãng điện thoại quá báo thủ, không chịu đổi mới (Ảnh: Internet)

Sự nỗ lực và cố gắng trong vô vọng

Các hãng điện thoại HTC, Sony, LG đã không ngừng cố gắng cải thiện tình hình của họ bằng cách tung ra các sản phẩm mới, hợp tác với các đối tác khác, hoặc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không mang lại hiệu quả mong muốn, mà chỉ làm tăng thêm sự thua lỗ và mất uy tín. Ví dụ, HTC đã ra mắt các dòng điện thoại cao cấp như HTC One, HTC U, HTC 10, nhưng không thể cạnh tranh với Samsung hay Apple. Sony đã hợp tác với Google để sản xuất các điện thoại chạy Android, nhưng không thể thu hút được người dùng. LG đã cố gắng tạo ra các điện thoại có thiết kế độc đáo, như LG G5, LG Wing, LG Velvet, nhưng không thể tạo ra được sự khác biệt.

Kết luận

Các hãng điện thoại HTC, Sony, LG đã không thể duy trì được vị thế của mình trên thị trường điện thoại thông minh do thị phần giảm sút và không đổi mới sản phẩm. Đây là một bài học đắt giá cho các hãng điện thoại khác muốn cạnh tranh trong lĩnh vực này. Các hãng điện thoại cần phải luôn cập nhật công nghệ, đáp ứng nhu cầu của người dùng, và mở rộng thị trường để tồn tại và phát triển.

Xem thêm

Ứng dụng robot và tự động hóa trong hoạt động vận chuyển và quản lý kho

Tiến bộ của robot và tự động hóa đã thay đổi cách chúng ta thực hiện vận chuyển cũng như quản lý kho hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng đã trở thành trọng tâm của ngành logistics, mở ra những cơ hội và thách thức mới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vai trò ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận