“Sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe” là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm trong những ngày đầu năm 2020 – sau khi Nhà nước chính thức ban hành những quy định mới về việc cấm lái xe sau khi uống rượu bia. Vậy câu trả lời chính xác là gì? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
Mức phạt nồng độ cồn từ năm 2020 với ô tô, xe máy, xe đạp theo nghị định mới
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ mới ban hành về mức phạt nồng độ cồn từ năm 2020 đã trở thành điểm nóng đầu năm. Nghị định mới có rất nhiều điểm khác so với nghị định 46 trước đây. Theo đó, người lái xe ô tô vi phạm có thể bị áp mức phạt lên tới 40 triệu đồng, tước bằng 24 tháng. Quy định cụ thể như sau:
Theo quy định này thì chỉ cần trong hơi thở/máu của bạn có chứa cồn thì đã bị phạt theo mức tối thiểu rồi chứ ko cần xác định tối thiểu bao nhiêu cồn. Đo đó để tránh phạt oan, bạn cần biết sự phân giải rượu trong cơ thể diễn ra thế nào, sau uống rượu bia bao lâu thì được lái xe, khi nào thì mùi cồn không còn trong khí thở, để chấp hành cho đúng khi tham gia giao thông. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
Cơ chế chuyển hóa rượu bia trong cơ thể diễn ra thế nào?
Rượu hay cồn có tên hóa học là Ethanol (công thức hóa học C2H5OH). Khi rượu bia vào trong cơ thể, sẽ có một vài loại enzyme (hoặc các chất chuyển hóa) giúp phân tách phân tử ethanol thành các hợp chất khác để giúp cơ thể xử lý dễ dàng hơn. Hầu hết ethanol trong cơ thể bị phá vỡ ở gan bởi một loại enzyme gọi là alcohol dehydrogenase (ADH), chất này biến ethanol thành một hợp chất độc hại gọi là acetaldehyd (CH3CHO) (đây là một chất có thể gây ung thư và gây độc rất lớn cho cơ thể). Tuy nhiên, acetaldehyd thường có thời gian tồn tại ngắn, nó nhanh chóng bị phân hủy thành một hợp chất ít độc hơn gọi là acetate (CH3COO- ) bởi một enzyme khác mang tên aldehyd dehydrogenase (ALDH). Acetate sau đó được phân hủy thành carbon dioxide (CO2) và nước, từ đó thải ra môi trường qua hơi thở và nước tiểu.
Sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ mới ban hành đã áp những mức phạt nặng hơn rất nhiều so với nghị định 46 trước đây. Theo đó, mức phạt nhẹ nhất khi nồng độ cồn không vượt mức 50mg/ 100ml máu. Vậy làm sao để biết sau uống rượu bao lâu thì được lái xe, bạn uống rượu từ đêm qua liệu sáng nay có sợ bị phạt? Câu trả lời là chúng ta cần biết được nồng độ cồn trong máu tại thời điểm bạn muốn tính.
Để biết được nồng độ cồn trong máu cách chính xác nhất là làm xét nghiệm, nhưng rõ ràng chẳng ai lại đi làm xét nghiệm máu trước khi tham gia giao thông sau mỗi lần uống rượu bia. Thật ra, chúng ta còn một cách tính tương đối khác được đưa ra bởi nhà khoa học Thụy Điển Eric P. Widmark từ năm 1932. Mặc dù không chính xác 100%, nhưng bạn cũng có thể áp dụng để ước lượng tương đối thời gian sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe. Công thức này gồm 3 bước cơ bản:
- Bước 1: Tính lượng rượu nguyên chất trong chai rượu bạn đã uống theo công thức :
- A = 0,79 * V * (c / 100)
- Trong đó : A là lượng rượu nguyên chất cần tính; V là thể tích (ml) lượng rượu bạn đã uống; c là nồng độ rượu tính theo % ghi trên chai.
- Bước 2: Tính nồng độ cồn trong máu tại thời điểm ngay sau khi uống rượu xong theo công thức :
- C = (1,056 * A) / (10 * W * r)
- Trong đó: W là trọng lượng cơ thể tính theo kg; C là nồng độ cồn trong máu cần tính; r theo quy ước là 0,7 đối với nam và 0,6 với nữ.
- Bước 3: Tính thời điểm hết nồng độ cồn trong máu theo công thức C = 0,015 * t (Trong đó, C là nồng độ cồn trong máu sau khi vừa uống xong tính được ở trên, t là thời gian để nồng độ trong máu bằng 0 đơn vị giờ). Hay rút gọn lại tất cả các phép tính trên, ta có thế áp dụng công thức đơn giản sau:
- t (thời gian hết cồn trong máu) = (0,0556 * V * c) / (W * r)
- Trong đó: V là lượng rượu đã uống (ml); c là nồng độ rượu trên nhãn mác (%), W là cân nặng người dùng (kg), r = 0, 7 đối với nam và 0,6 đối với nữ
Nếu bạn muốn biết nồng độ cồn trong máu của bạn ở thời điểm bất kì có thể thực hiện thêm bước thứ 4:
- Bước 4: Tính nồng độ cồn trong máu ở thời điểm bất kì theo công thức Ci = C – 0,015t (Ci là nồng độ cồn trong máu sau khoảng thời gian t kể từ khi uống rượu)
Lấy ví dụ để bạn dễ hiểu hơn về các công thức này. Một người đàn ông 70kg vừa uống một chai rượu trắng 500ml nồng độ cồn 42% cùng với anh em tại nhà lúc 21h. Vậy khi nào bạn có thể yên tâm lưu thông không sợ thổi nồng độ cồn?
- Bước 1: Tính lượng rượu nguyên chất A= 0,79 * V * (c / 100) = 0,79 * 500 * (42 / 100) = 165,9g;
- Bước 2: Tính nồng độ cồn trong máu tại thời điểm ngay sau khi uống rượu xong theo công thức C = (1,056 * A) / (10 * W * r) = (1,056 * 165,9) / (10 * 0,7 * 70) = 0, 36 gam trong 100ml máu;
- Bước 3: Thời gian để không còn nồng độ cồn trong máu là: t=0,36 / 0,015= 24 tiếng. Có nghĩa là phải đến 21h ngày hôm sau bạn mới không còn nồng độ cồn trong máu;
- Tính bằng công thức t = (0,0556 * V * c) / (W * r) = (0,0556 * 500 * 42) / (70 * 0,7) =23.8 giờ cũng cho kết quả tương tự như trên;
Để nồng độ cồn hết nhanh chóng, bạn có thể giảm về lượng rượu uống vào, uống rượu có nồng độ nhẹ hơn hoặc thay rượu bằng bia cũng giảm nồng độ cồn đáng kể.
Ví dụ điển hình thường gặp
Lấy trọng lượng trung bình của đàn ông Việt Nam vào khoảng 60 kg, phụ nữ Việt Nam nặng khoảng 45 kg, 1 lon bia thông thường có 5% độ cồn và dung tích 330 ml, ta sẽ có bảng ước tính thời gian hết nồng độ cồn như sau:
Số lon bia đã uống | Thời gian hết cồn đối với Nam (giờ) | Thời gian hết cồn đối với Nữ (giờ) |
1 | 2,2 | 3,4 |
2 | 4,4 | 6,8 |
3 | 6,6 | 10,2 |
4 | 8,7 | 13,6 |
5 | 10,9 | 17,0 |
6 | 13,1 | 20,4 |
7 | 15,3 | 23,8 |
8 | 17,5 | 27,2 |
9 | 19,7 | 30,6 |
10 | 21,8 | 34,0 |
11 | 24,0 | 37,4 |
12 | 26,2 | 40,8 |
13 | 28,4 | 44,2 |
14 | 30,6 | 47,6 |
15 | 32,8 | 51,0 |
16 | 34,9 | 54,4 |
17 | 37,1 | 57,8 |
18 | 39,3 | 51,2 |
19 | 41,5 | 64,6 |
20 | 43,7 | 68,0 |
Một sồ bài viết liên quan có thể hữu ích với bạn:
- Triệu chứng và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu bia tại nhà
- 5 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe mà bạn cần biết
- Các biện pháp xử trí ngộ độc thực phẩm
Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe?”. Chúc quý độc giả có thật nhiều sức khỏe, tham gia giao thông tự tin, an toàn! Đừng quên tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!