Phim chiếu rạp Việt Nam mới nhất 2023 – Đất Rừng Phương Nam được nhiều nhà phê bình lẫn khán giả đánh giá là “khuôn vàng thước ngọc” của điện ảnh Việt Nam. Liệu có đúng như vậy không, cùng BlogAnChoi review Đất Rừng Phương Nam nhé.
Thông tin phim Đất Rừng Phương Nam
- Đạo diễn: Nguyễn Quang Dũng
- Kịch bản: Trần Khánh Hoàng
- Dựa trên: Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Đất phương Nam của Nguyễn Vinh Sơn
- Diễn viên: Huỳnh Hạo Khang, Tuấn Trần, Trấn Thành, Mai Tài Phến, Tiến Luật, Hứa Vĩ Văn. Đỗ Kỳ Phong, Bùi Lý Bảo Ngọc, Tuyền Mập, Băng Di, Công Ninh, Hồng Ánh
- Dựng phim: Quyền Ngô, Trấn Thành
- Công chiếu: 20 tháng 10 năm 2023
- Thời lượng: 110 phút
Nội dung chính phim Đất Rừng Phương Nam
Đất Rừng Phương Nam được chuyển thể dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi và bộ phim truyền hình Đất phương Nam vào năm 1997.
Đất Rừng Phương Nam kể về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. Trong hành trình tìm cha đầy chông gai không kém phần thú vị cùng người bạn đồng hành tên Cò, cậu có cơ duyên được gặp những người con Nam Bộ hào sảng, chất phác và đầy lòng nghĩa hiệp.
Trailer phim Đất Rừng Phương Nam
Đất Rừng Phương Nam: Cốt truyện nhân văn, giàu cảm xúc
Đất Rừng Phương Nam là một trong những bộ phim gây tranh cãi nhất của nền đện Việt Nam trong năm 2023 này. Từ tạo hình nhân vật bá Ba Phi của Trấn Thành đến poster phim rồi đến trang phục của các diễn viên trong phim không phải là trang phục của nhân dân Nam Bộ trong những năm 90 và thêm nữa là xuất chiếu của Đất Rừng Phương Nam làm “bố của phòng vé” luôn khi mà các phim khác đều bị lép vế hết.
Nhưng tạm thời chúng ta hãy bỏ qua những tranh cãi trên mà hãy cùng review về bộ phim chiếu rạp Đất Rừng Phương Nam vừa mới công chiếu xem chất lượng bộ phim có xứng đáng để bạn bỏ tiền mua vé không nhé.
Dựa trên nguyên tác là cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Đoàn Giỏi, Đất Rừng Phương Nam đặt bối cảnh tại rừng tràm Trà Sư tỉnh An Giang, kể về cuộc đời của cậu bé tên An. An sống cùng ba mẹ tại thành phố nhưng sau ngày 2/9 năm 1945 khi từ dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta thì chúng đã tổng tấn công vào Nam Bộ khiến cho mọi người phải đi di tản khắp nơi. An và mẹ của cậu cũng phải bỏ lại nhà cửa, lang bạt khắp chốn miền Tây Nam Bộ. Thế nhưng đang trên đường di chuyển thì một tai nạn đã khiến cho An trở thành một cậu bé mất mẹ, lang thang cơ nhỡ trôi dạt tha phương trên bước đường đi tìm cha.
Trên chuyến hành trình về phương Nam thì An đã gặp gỡ rất nhiều người tốt bụng đã cưu mang và bảo vệ cậu. Tiêu biểu nhất là Út Lục Lâm – một thanh niên mồ cô cha mẹ từ sớm và sống lưu lạc đó đây, coi trộm cắp là một thứ nghề để mưu sinh. Hai anh em Út Lục Lâm và An cứ thế mà đi dò la tình hình tìm, lại cha cho cậu bé.
Nhưng chính nơi đó lại nổ ra một cuộc bạo loạn chống lại chính quyền thực dân Pháp và tay sai. Sau khi thất lạc Út Lục lâm thì An được một võ sư nhận làm đệ tử, theo người mãi võ kiếm sống. Cứ thế dần dần theo thời gian, An bắt gặp những cảnh đời ngang trái, những mảnh đời lầm than của người nông dân dưới áp bức của địa chủ và thực dân giữa đất trời mênh mông những người nông dân phải chịu cảnh mất mát, bị đẩy vào đường cùng tuyệt vọng. Nhưng cậu vẫn luôn được yêu thương và che chở bởi lòng nhân ái đùm bọc của đồng bào Nam Bộ đầy chân chất hào sảng và nghĩa Hiệp.
Ngoài những yếu tố lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, bộ phim Đất Rừng Phương Nam còn tập trung khai thác tính nhân văn trong tình cảm gia đình, tình bạn, tình đồng bào và tình thầy trò… là những yếu tố thấm sâu vào từng khoảnh khắc trong cuộc sống của An và các người bạn đồng hành trên chuyến phiêu lưu khắp lục tỉnh Nam kỳ. Bên cạnh đó tình yêu quê hương đất nước cũng là một khía cạnh quan trọng được truyền tại trong suốt bộ phim thể hiện qua sự tận tụy và quyết tâm của các nhân vật chống lại ách đô hộ và bảo vệ đất nước.
Đất Rừng Phương Nam xứng danh “trăm tỷ”
Đúng là dự án điện ảnh đầu tư cả trăm tỷ nên từ khâu màu sắc của phim bối cảnh cho đến âm thành đều được làm bài bản và chăm chút đến từng chi tiết nhỏ. Ngay từ đầu bộ phim khán giả đã bị ấn tượng mạnh với hình ảnh chợ nổi miền Tây xưa. Khung cảnh được tái hiện lại hoành tráng và thân quen với hình ảnh tấp nập của thuyền và người qua lại đông đúc, tạo nên một không khí vô cùng nhộn nhịp của khu chợ nổi với bầu không khí đặc trưng của xã hội thời kỳ đó.
Ngoài ra thì khán giả sẽ được chứng kiến sự đẹp đẽ hào nhoáng và yên bình trong từng xã hội của miền sống nước Tây Nam Bộ. Từ phong cảnh của sông Tiền sông Hậu trải dài đến Kiên Giang, Rạch Giá rồi xuống tận rừng U Minh sau đó là dừng lại ở Năm Căn Cà Mau… hiện lên màn ảnh rộng đầy trù phú và rất đỗi bình yên. Khi xem Đất Rừng Phương Nam là chứng kiến cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi với những cánh đồng bát ngát mênh mông, sông nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn, thú rừng hoàng dã đa dạng muôn loài… Mà theo đúng như lời của đội ngũ sản xuất phim từng chia sẻ là trong suốt hai tháng quá trình ghi hình, ekip đã đi qua rất nhiều tỉnh miền Tây như An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và Cần Thơ để lưu giữ những hình ảnh và thước phim đẹp nhất về thiên nhiên Nam Bộ.
Đất Rừng Phương Nam “quá hiện đại”
Tuy được đầu tư trăm tỷ với việc phục dựng đại cảnh chợ nổi hay những thước phim thiên nhiên hùng vĩ, trù phú đến choáng ngợp, thì Đất Rừng Phương Nam lại bị nhận xét là quá Hiện đại, từ bối cảnh đến màu phim, tạo hình nhân vật khiến người xem chưa cảm nhận được trọn vẹn bầu không khí của tiểu thuyết gốc.
Đầu tiên là đại cảnh chợ nổi, với việc xây dưng một cây cầu lớn có chòi gác, nhà cửa 2 bên sông rất khang trang ngăn nắp khiến nhiều người xem cảm thấy phim như sử dụng kỹ xảo CGI, nhìn hơi “ảo”. Cùng với đó là các nhân vật quần là áo lượt, quần mới áo sang cũng không giống người dân Nam bộ chân chất thời kỳ đói kém 1945. Đối với một dự án làm phim về đề tài lịch sử như thế này nên bám sát vào thực tế là cần thiết, Đất Rừng Phương Nam lại làm hơi quá mức khiến khán giả hụt hẫng phần nào.
Dàn diễn viên “ăn tiền” của Đất Rừng Phương Nam
Đạo diễn Quang Dũng đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc casting diễn viên của Đất Rừng Phương Nam. Bởi giá nhân vật là linh hồn của bộ phim và lần này tất cả các diễn viên từ chính đến phụ, từ mới nổi cho đến lão làng đều thể hiện tròn vai và xuất sắc không chút gì chê được.
Diễn viên nhí Hạo Khang trong vai cậu bé An là một gương mặt mới trong làng diễn xuất. Trước đây cậu bé mới chỉ tham gia một số vai phụ trong các dự án phi ngắn, thế nhưng với sự chịu khó tìm hiểu, học hỏi thì cậu đã thể hiện được đúng tinh thần của cậu bé An trong truyện. Hay như bé Kỳ Phong trong vai Cò và Bảo Ngọc vai Sinh, dù tuổi nghề còn rất nhỏ thế nhưng bộ ba đã tạo nên nét đáng yêu dí dỏm trong đất giường Phương Nam, rất ấn tượng.
Đồng hành cùng với An là Út Lục Lâm do nam diễn viên Tuấn Trần thủ vai. Út Lục Lâm là một nhân vật có khá ít đất diễn trong phim truyền hình Đất Phương Nam và lại không có ở trong tiểu thuyết thế nhưng thì phiên bản điện ảnh lần này Út đục Lâm đã có nhiều thời lượng hơn bởi anh ta là người bạn của An trên hành trình tìm cha. Út Lục Lâm hay Út đại ca cũng là người dạy hư cho an bằng nhiều chiêu trò và là người sở hữu nhiều câu hài những pha chọc cười ra nước mắt cho người xem.
Bản điện ảnh của Đất Rừng Phương Nam còn quy tụ những cái tên lão làng trong làn điện ảnh Như Trấn Thành, nghệ sĩ ưu tú Công Ninh, Hứa Vĩ Văn, Huỳnh Đông, Mai Tài Phến hay nữ diễn viên Hồng Ánh, Băng Di, Tuyền mập… Họ là những cái tên hết sức quen thuộc với mọi người và chắc chắn với lối diễn suất tự nhiên thì họ đã thổi hồn vào trong vaii diễn và khiến cho bộ phim kết thúc tuyệt đẹp trong sự mong chờ phần hai của khán giả.
Điểm trừ của Đất Rừng Phương Nam
Tuy nhiên khâu xây dựng và tạo hình nhân vật vẫn còn mắc nhiều sạn, điển hình nhất là tạo hình của bác Ba Phi của Trấn Thành và Võ Tòng của Mai Tài Phến. Bộ râu giả trân cùng lối diễn hơi cường điệu của Trấn Thành đã đánh mất hình tượng của Bắc Ba Phi đầy chững chạc và điềm đạm. Hay Võ Tòng trong truyện là người có sẹo, mắt hoắm sâu, trắng dã và ở trần mặc quần kaki của lính Pháp, khuôn mặt vừa khắc khổ vừa uy nghiêm, toát lên hào khí anh hùng hảo sảng. Còn Mai Tài Phến lại rách rưới, tóc tai bù xù không nhìn ra được khí chất của Võ Tòng.
Một điểm khá là tranh cãi trong phim là phần lời thại của nhân vật. Đồng ý là thay đổi câu thoại sao cho hiện đại và hợp giờ với GenZ để thu hút lượng lớn khán giả là tốt. Thế nhưng để đặt trong bối cảnh của một bộ phim sử thi, lịch sử trong những năm chống Pháp thì không phù hợp cho lắm. Và có lẽ do sự hạn hẹp về thời lượng thế nên các nhân vật chưa được miêu tả sâu về hoàn cảnh, sự hình thành tính cách, tâm lý ra sao để có những hành động như trên phim, khiến cảm xúc khi xem phim bị lưng chừng, đôi lúc trôi tuột và không để lại ấn tượng.
Kết luận
Dù luôn bị so sánh với bản truyền hình nhưng công bằng mà nói, Đất Rừng Phương Nam 2023 vẫn là một bộ phim chất lượng và chuẩn chỉnh đến từng khung hình. Nói không ngoa thì thì đây sẽ là bộ phim Việt đầu tiên xứng đáng từng đồng tiền mua vé của bạn để ra rạp trải nghiệm xem một lần, ít nhất là để chiêm ngưỡng vẽ đẹp hùng vĩ, giàu có và đáng tự hào của đất nước chúng ta.
Đất Rừng Phương Nam là dự án phim có kinh phí khá lớn được xem là bom tấn của điện ảnh Việt, xứng đáng được đánh giá ở mức cao, đáng để các bộ phim Việt Nam khác noi gương và học tập từ khâu sản xuất, casting đến quay phim, biên tập hậu kỳ.
Đất Rừng Phương Nam chính thức ra rạp ngày 13/10, bạn hãy mua vé để thưởng thức ngay nhé!
Thấy chửi cũng nhiều, trấn Thành làm phim thấy lúc nào cũng có việc 🥲
Thấy chửi cũng nhiều mang tiếng Đất rừng phương nam 😂
khen nhiều quá, phim này ko nên dc seeding nhiều như v
Mình muốn biết suy nghĩ của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận và mình sẽ trả lời và phản hồi các bạn sớm nhất có thể.
mình chưa xem phim nên không bàn tới nội dung và nghệ thuật của phim, nhưng mình muốn góp ý về cách viết của bạn. Nhiều câu bạn viết bị dài, thiếu dấu phẩy dấu chấm các thứ nên đọc khó, cá nhân mình không hài lòng khi xem những câu ấy (chỉ là cá nhân mình thôi nha).
Đơn cử là đoạn “Từ tạo hình nhân vật bá Ba Phi của Trấn Thành đến poster phim rồi đến trang phục của các diễn viên trong phim không phải là trang phục của nhân dân Nam Bộ trong những năm 90 và thêm nữa là xuất chiếu của Đất Rừng Phương Nam làm “bố của phòng vé” luôn khi mà các phim khác đều bị lép vế hết.
Nhưng tạm thời chúng ta hãy bỏ qua những tranh cãi trên mà hãy cùng review về bộ phim chiếu rạp Đất Rừng Phương Nam vừa mới công chiếu xem chất lượng bộ phim có xứng đáng để bạn bỏ tiền mua vé không nhé”. Bạn dùng văn nói trong bài viết – một điều tối kỵ, một chữ sai chính tả và thiếu nhiều dấu phẩy. Mình xin phép được đề xuất viết lại như thế này: “Từ tạo hình nhân vật bá Ba Phi của Trấn Thành, poster phim, đến trang phục của các diễn viên trong phim không phải là trang phục của nhân dân Nam Bộ trong những năm 90; thêm nữa, suất chiếu của Đất Rừng Phương Nam vươn lên làm bá chủ phòng vé khi mà các phim khác đều bị “lép vế”.
Bỏ qua những tranh cãi trên, chúng ta hãy cùng review bộ phim chiếu rạp Đất Rừng Phương Nam vừa mới công chiếu, xem chất lượng bộ phim có xứng đáng để bạn bỏ tiền mua vé không nhé”.