Điều này khiến khán giả nhớ đến nhân vật Ban Thục cũng lớn lên tại thảo nguyên và không hiểu biết nhiều về lễ nghi chốn kinh thành.
Quốc Tử Giám là nơi bồi dưỡng các nhân tài của quốc gia. Thời phong kiến, Quốc Tử Giám chỉ nhận các nam sinh. Thân là nữ nhi, mục đích Tang Kỳ đến Quốc Tử Giám là vì hoàn thành di nguyện của anh trai.
Trong phim Học viện quân sự Liệt Hỏa, nữ chính Tạ Tương (Bạch Lộc) cải trang vào trường nam sinh vì mục đích hoàn thành di nguyện của anh trai.
Ngoài ra tình tiết một nhân vật nữ học giữa trường nam sinh cũng tương đồng với vai diễn của Cúc Tịnh Y trong phim Thư sinh xinh đẹp. Cả hai bộ phim đều nói về hành trình một nữ tử thời phong kiến được học tập và làm quen với nhiều nam sinh và tìm được chân ái tại trường học.
Nhìn thấu thời cuộc, Tang Kỳ đã bày tỏ rằng nữ tử cũng có thể như nam tử, tài năng của Tô Giải Ngữ hơn rất nhiều nam sinh trong trường học, nếu cô có thể tới Quốc Tử Giám có thể vượt xa họ.
Trong Cẩm Y Chi Hạ, khi nữ chính Viên Kim Hạ (Đàm Tùng Vận) bị mẫu thân giục cưới, cô đã nói rằng cuộc đời nữ nhân ngoài xuất giá, hầu hạ chồng còn có thể làm được nhiều việc bản thân yêu thích!
Chỉ trong vài tập đầu tiên Quốc Tử Giám có một nữ đệ tử đã có nhiều chi tiết tương đồng với nhiều bộ phim như vậy. Vì sao phim vẫn được nhiều khán giả yêu thích?
Tang Kỳ vào học Quốc Tử Giám nhờ thông qua thi cử nghiêm túc, lấy được danh ngạch chính thức của trường. Nhờ đó bộ phim không có những chi tiết vô lý như không ai phát hiện ra vóc dáng, giọng nói của nữ chính sau khi tiếp xúc gần với nữ chính trong một thời gian dài.
Tang Kỳ là con gái của Đại tư mã, Yến Vân Chi là đệ nhất tài tử kinh đô, thân phận và học thức hiển hách, môn đăng hộ đối, thế lực ngang nhau.
Nữ chính không thuộc dạng xuất thân bần hàn cần được nam chính cứu giúp giống motif hoàng tử và lọ lem của các bộ phim Trung Quốc khác. Tuy bộ phim có nhiều tình tiết quyền mưu tranh đấu nhưng tình yêu của Tang Kỳ và Yến Vân Chi vô cùng thuần túy, không hề bị ảnh hưởng bởi thân phận và ánh nhìn thế tục.
Nhân vật nữ chính Tang Kỳ của Triệu Lộ Tư có dũng có mưu, năng lực mưu lược không hề thua nam nhân. Đến cuối phim Tang Kỳ là sẽ là một đại công thần của đất nước. Cô đồng hành cùng Yến Vân Chi vượt qua nhiều âm mưu, không hành xử thiếu suy nghĩ kéo chân sau nam chính.
Quốc Tử Giám có một nữ đệ tử có dàn nhân vật phụ như Tô Giải Ngữ, Tống Giai Âm, Trác Văn Viễn,… có tính cách và tư duy riêng, không bị lu mờ bởi hào quang của hai nhân vật chính giống một số bộ phim cổ trang khác. Tô Giai Ngữ yêu thầm Yến Vân Chi nhưng có quan hệ tốt đẹp với Tang Kỳ, không bị “não tàn hóa” quá tay, vì yêu mà trở nên độc ác giống nữ phụ các phim khác.
Trác Văn Viễn do nam rapper – idol Nhậm Hào thành viên nhóm R1SE thủ vai. Đây là một nhân vật vô cùng đa chiều, khiến khán giả và cả nữ chính có cảm xúc lẫn lộn.
Tang Kỳ và Yến Vân Chi cũng phát triển theo từng giai đoạn, tuy có năng lực nổi bật nhưng không có “bàn tay vàng”.
Triệu Lộ Tư có khuôn mặt trứng ngỗng và “mắt ngọc mày ngài”, tuy không khuynh quốc khuynh thành nhưng được dân mạng Trung đánh giá là “tiếu lệ nhược tam xuân chi đào, thanh tố nhược cửu thu chi cúc” (đẹp như đào nở tháng ba, thanh nhã như cúc tháng chín).
Đặc biệt cách trang điểm của cô phù hợp với tiêu chuẩn mỹ nhân cổ điển của Trung Quốc. Trang phục của Triệu Lộ Tư trong phim vô cùng đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và hoa văn, một tập có thể thay liên tục nhiều bộ khác nhau.
Nhìn chung đây là một bộ phim đáng để xem giải trí trong mùa dịch. Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức mới nhất về bộ phim nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan như:
Rất thích phim