Phương pháp bảo quản thực phẩm đã có từ xa xưa. Từ lên men đến ướp muối, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng mọi thứ có sẵn để bảo quản hương vị, màu sắc và tuổi thọ của thực phẩm. Tuy nhiên, theo thời gian, mong muốn này ngày càng tăng nên hàng chục chất phụ gia thực phẩm và chất bảo quản đã được tạo ra. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé.

Sponsor

10. Aspartam

Chất phụ gia gần như có mặt trong mị sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Aspartame là chất ngọt hơn đường 200 lần, có trong bánh pudding, soda dành cho người ăn kiêng, bạc hà, kem không đường,… và bị coi là một trong những tác nhân gây bệnh tiểu đường, ADHD, trầm cảm và thậm chí cả ung thư.

Thực tế, các nhà nghiên cứu kết luận rằng aspartame không liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Bệnh ung thư dường như không liên quan đến aspartame và tất cả các mối liên hệ được tìm thấy trước đó đều có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Các nghiên cứu gần đây cũng bác bỏ việc aspartame có thể gây dị ứng.

9. Đường saccharin

Chất phụ gia gần như có mặt trong mị sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Saccharin là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng để làm ngọt mọi thứ, ngọt hơn đường rất nhiều (gấp 300 lần).

Vào những năm 1970, một nghiên cứu đã liên kết saccharin với bệnh ung thư bàng quang ở chuột thí nghiệm. Mặc dù phát hiện này khá đáng sợ nhưng người ta nhanh chóng khẳng định rằng khối u bàng quang ở chuột không liên quan đến con người. Hiện nay, saccharin được hầu hết các cơ quan y tế coi là an toàn để sử dụng trong thực phẩm.

8. Canxi propionat

Chất phụ gia gần như có mặt trong mị sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Canxi propionate rất an toàn, được sử dụng làm chất bảo quản trong bánh mì để ngăn ngừa nấm mốc và vi sinh vật.

Trong một nghiên cứu, chuột được cho ăn chất bảo quản này trong một năm và không có dấu hiệu tiêu cực nào về mặt sức khỏe. Canxi propionate được FDA chấp thuận và thậm chí còn được các thợ làm bánh tại nhà sử dụng.

7. Tartrazine

Chất phụ gia gần như có mặt trong mị sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Tartrazine là loại màu thực phẩm được cho là có thể gây dị ứng, các vấn đề về hành vi, mất ngủ, hiếu động thái quá và ung thư.

Mặc dù có nhiều tuyên bố về mối nguy hiểm tiềm ẩn của chất này nhưng chưa có nghiên cứu đáng tin nào được thực hiện. Phản ứng dị ứng với chất phụ gia này rất hiếm xảy ra và chưa có bằng chứng nào cho thấy chất này là nguyên nhân của bệnh hen suyễn.

6. Erythrosine

Chất phụ gia gần như có mặt trong mị sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Erythrosine là màu nhuộm thực phẩm bị nghi ngờ là có thể gây cản trở tuyến yên và ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng.

FDA vẫn tuyên bố rằng chất này an toàn. Sau khi thử nghiệm chất phụ gia, người ta kết luận rằng nó không có tác động xấu đến sức khỏe của con người hoặc động vật – đương nhiên vẫn có giới hạn về số lượng mà chúng ta nên ăn.

5. Lecithin đậu nành

Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Lecithin đậu nành là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng làm chất nhũ hóa, chất chống oxy hóa và bảo vệ hương vị. Nhiều người cho rằng chất này có thể dẫn đến dị ứng (do có nguồn gốc từ đậu nành). Nó cũng là một sản phẩm biến đổi gen sử dụng các hóa chất độc hại để chiết xuất.

Sponsor

Đối với trường hợp dị ứng, khi chiết xuất lecithin đậu nành, quá trình này sẽ loại bỏ tất cả các hạt đậu nành, mặc dù có thể còn sót nên nếu bạn bị dị ứng với đậu nành, tốt hơn hết là nên tránh nó hoàn toàn. Ngoài ra, một số người tin rằng việc tiêu thụ lecithin đậu nành có những lợi ích tiềm năng về mặt sức khỏe nên nếu bạn tình cờ nhìn thấy nó trong danh sách thành phần thì có lẽ không cần phải lo lắng.

4. Natri nitrit

Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Natri nitrit là chất bảo quản thịt thường có mặt trong thịt xông khói và giăm bông. Có một số ý kiến ​​cho rằng natri nitrit gây ung thư, tuy nhiên ung thư chỉ có thể hình thành khi tiêu thụ một lượng lớn natri nitrit cùng 1 lúc – có thể tương đương với cả cân thịt xông khói.

Nhìn chung, natri nitrit là một chất phụ gia thực phẩm an toàn. Một số nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố rằng nó có lợi cho sức khỏe, bao gồm điều trị bệnh hồng cầu hình liềm và các vấn đề về mạch máu ở chân.

3. Natri nitrat

Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Natri nitrat là một chất bảo quản khác được sử dụng để bảo quản thịt. Natri nitrat có thể gây ra bệnh tim và ung thư nếu ăn quá nhiều, nhưng với một lượng phù hợp thì nó lại có thể có ích cho sức khỏe, chẳng hạn như hạ huyết áp.

Sponsor

Ngay cả với những tác động tiêu cực tiềm ẩn, natri nitrat vẫn được coi là an toàn để sử dụng trong việc bảo quản thịt.

2. Hydroxytoluen butylat

Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Butylat hydroxytoluene (BHT) được biết đến như một chất bảo quản giúp tăng độ tươi cho thực phẩm. BHT bị coi là mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe như ung thư, hen suyễn và thậm chí cả các vấn đề về hành vi ở trẻ em.

Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy BHT có thể dẫn đến ung thư mà ngược lại, BHT lại được coi là chất chống ung thư. Tuy nhiên, giống như hầu hết các chất phụ gia thực phẩm, BHT có thể có tác động tiêu cực nếu sử dụng với lượng lớn.

1. Bột ngọt (MSG)

Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)
Chất phụ gia gần như có mặt trong mọi sản phẩm ẩm thực ngày nay của chúng ta (Ảnh: Internet)

Bột ngọt (MSG) được tạo ra bởi nhà khoa học Kikunae Ikeda. Ông đã chiết xuất glutamate từ nước dùng để hương vị của nước dùng đậm đà đó có thể hiện diện trong mọi loại thực phẩm.

Sponsor

Tuy nhiên, người tiêu dùng đã phàn nàn về bột ngọt gây đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tê và một số triệu chứng khác. Thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy các triệu chứng này có liên quan đến bột ngọt. Mặc dù vậy, nếu một người tiêu thụ hơn 3 gam bột ngọt khi bụng đói và họ nhạy cảm với chất này thì những triệu chứng này có thể xảy ra.

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

BBPK - Mối quan hệ safezone từ trong phim đến ngoài đời thực mà hủ không thể không biết.

Một mối quan hệ không công khai nhưng cũng không dấu diếm là một trong những điều mà nhiều người cho rằng là khá bất tiện. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đó là một điều khiến họ hạnh phúc. Điển hình là đôi bạn với mối quan hệ safezone nối tiếng của Thái Lan. Khi hai thiếu ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(