Tại phiên điều trần ở Châu Âu, nhà sản xuất chip cho iPhone, Qualcomm đã bị cáo buộc vi phạm luật kinh doanh khi “loại bỏ” đối thủ cạnh tranh nhà sản xuất phần mềm điện thoại của Anh, Icera 10 năm trước.

Cuộc điều tra và cáo buộc từ 10 năm trước

Ngay trong ngày 18/7, nhà sản xuất chip số 1 thế giới Qualcomm đã chính thức phải nhận án phạt 272 triệu USD trong một phiên điều trần tại Châu Âu vì vi phạm luật chống độc quyền kinh doanh.

drag2ondsadafly-art.jpg
Ủy viên của EC Margrethe Vestager phát biểu trong phiên điều trần. Ảnh: AP.

Cuộc điều tra này bắt nguồn từ cáo buộc phía Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan quản lý cạnh tranh của EU. Cụ thể, cơ quan này cho rằng Qualcomm đã “chèn ép” và có hành vi “phá giá” thị trường sản xuất thiết bị chip 3G và sẽ phải nộp khoản tiền 272 triệu USD.

Chi tiết vụ án được đề cập xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2011. Lúc này, Qualcomm đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị Icera trong việc tạo ra những con chip vừa có kích thước nhỏ hơn và mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn.

Uỷ ban đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Qualcomm đã bán những con chip với giá rẻ hơn đối thủ cho Huawei và ZTE để “nuốt chửng” Icera. Chiến lược đã thành công mỹ mãn và giúp Qualcomm giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường. Icera sau đó rơi vào cảnh khó khăn và đã được NVIDIA mua lại vào năm 2011 nhưng phải rút lui khỏi thị trường 4 năm sau đó.

“Mục tiêu của việc giảm giá bán được thực hiện bởi Qualcomm đã tạo ra những tác động tiêu cực cho hoạt động kinh doanh của Icera. Điều này đã làm giảm áp lực cạnh tranh cho Qualcomm và khiến lợi nhuận từ việc bán chip diễn ra thuận lợi”, Ủy ban mô tả về hành vi “ép giá” của Qualcomm.

Một án phạt quá “quen thuộc” với Qualcomm

Đây không phải lần đầu tiên mà EC phạt Qualcomm về hành vi cản trở kinh doanh. Năm 2018, công ty đã bị phạt số tiền kỷ lục 1,23 tỷ USD về hành vi tương tự với dòng chip LTE. Cụ thể, Qualcomm đã có những “thỏa thuận ngầm” với Apple để các sản phẩm iPhone chỉ sử dụng chip của họ.

nexus2cee-dsc09412-1
Con chip Snapdragon X24 LTE của Qualcomm được giới thiệu với tốc độ kết nối 4G vượt trội. Ảnh: Android Police.

Cuộc điều tra cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016, nhà sản xuất chip của Mỹ đã độc quyền cung cấp những con chip 4G trên iPhone và iPad. “Điều này khiến Qualcomm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và mặc kệ quyền lợi của người tiêu dùng”, Uỷ viên của EC Margrethe Vestager phát biểu.

Nhiều giấy tờ nội bộ từ chính phía Apple cho thấy hãng đã từng cân nhắc về khả năng chuyển sang hợp tác với Intel thay vì Qualcomm. Tuy nhiên, chiến lược của Qualcomm đã khiến cho sự hợp tác giữa 2 “ông lớn” công nghệ này không bao giờ thành hiện thực. Hồi tháng 6, Intel đã tuyên bố sẽ đấu giá các bằng sáng chế thiết bị và những con chip được sử dụng trong công nghệ 4G.

Trước đó, năm 2017, Ủy ban Thương mại Đài Loan cũng đã phạt Qualcomm 774 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền trong công nghệ chip. “Hồ sơ bị phạt” của Qualcomm còn dày đặc thêm nếu bổ sung các án phạt năm 2017 của giới chức Hàn Quốc (854 triệu USD) và năm 2015 ở Trung Quốc (975 triệu USD) với cùng một hành vi vi phạm luật kinh doanh.

Ngoài án phạt mới nhất từ EC, Qualcomm tiếp tục vướng vào kiện tụng và lần này là “cuộc chiến” với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC). Cụ thể, thẩm phán liên bang cáo buộc rằng nhà sản xuất chip này đã độc quyền những công nghệ của mình, cụ thể là công nghệ sạc pin với số phí bản quyền quá cao. Hồ sơ của vụ án vẫn đang được mở và trong quá trình điều tra.

Xem thêm

Trải nghiệm Xperia 5 trong năm 2024: Mức giá 2 triệu hấp dẫn, nhưng không đáng mua ở thời điểm hiện tại

Điện thoại của Sony luôn có một điều gì đó khác biệt so với các điện thoại còn lại, tạo nên một nét đặc trưng của hãng. Trong năm 2024 này, Xperia 5 với mức giá cực kỳ hấp dẫn, khoảng 2 triệu đồng, bạn đã sở hữu một chiếc điện thoại với con chip Snapdragon 855 khá mạnh ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận