Bạn thích dùng ốp lưng cứng hay ốp lưng mềm cho điện thoại của mình? Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng và đều được sử dụng phổ biến, nhưng bạn có biết loại nào có tác dụng bảo vệ điện thoại tốt hơn? Có phải ốp lưng to và dày hơn sẽ bảo vệ tốt hơn? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Sponsor

Dù bạn sở hữu chiếc điện thoại của thương hiệu nào, bền chắc đến đâu thì cũng nên có một chiếc ốp lưng tốt để bảo vệ nó. Hãy cùng xem sự khác biệt giữa ốp lưng cứng với ốp lưng mềm và nên chọn loại nào để tốt nhất cho điện thoại của bạn nhé.

Ốp lưng cứng

Loại ốp cứng thường được làm bằng chất liệu nhựa ABS (acrylonitrin butadien styren) và PC (polycarbonate). Hỗn hợp này mềm hơn nhựa PC thông thường vốn được dùng để sản xuất mắt kính và cửa sổ chống vỡ. Một số loại ốp cứng cũng có thêm kính cường lực hay các chi tiết bằng kim loại.

Ốp cứng nhìn rất chắc chắn nhưng có bảo vệ điện thoại tốt hay không? (Ảnh: Internet)
Ốp cứng nhìn rất chắc chắn nhưng có bảo vệ điện thoại tốt hay không? (Ảnh: Internet)

Nhìn bên ngoài, ốp cứng thường mỏng hơn và vẻ đẹp bóng bẩy đặc trưng khiến nhiều người ưa chuộng. Ốp cứng có bề mặt trơn nhẵn nên cũng dễ gắn các phụ kiện như ví điện thoại hay móc dán ở mặt lưng.

Tuy nhiên bề mặt nhẵn bóng rất dễ nhìn thấy vết trầy xước và ít ma sát nên dễ bị trượt khi bỏ điện thoại ở những nơi như trong túi, đặt trên tay ghế và những bề mặt không vững chắc có thể bị rơi. Nếu thích dùng ốp lưng cứng, tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc có vân nổi ở mặt lưng để tăng độ bám dính vào các bề mặt.

Ốp cứng có chịu lực tốt không? (Ảnh: Internet)
Ốp cứng có chịu lực tốt không? (Ảnh: Internet)

Khi bị rơi hay va chạm, chất liệu nhựa cứng giúp ngăn lực mạnh tác động tới điện thoại bên trong nhưng cũng không hấp thụ lực tốt. Tác dụng chính của ốp cứng là phân tán lực thay vì tập trung vào một điểm, nhờ đó điện thoại không bị va đập quá mạnh nên sẽ giảm mức độ hư hại, nhưng không tốt bằng việc hấp thụ lực ngay từ đầu.

Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ốp lưng cứng có khả năng bảo vệ điện thoại rất tốt nhờ đặc tính cách nhiệt. Tuy nhiên điều này cũng chính là nhược điểm vì nhiệt từ pin của điện thoại khó thoát ra ngoài làm cho điện thoại dễ bị nóng khi sử dụng.

Ưu điểm

  • Chất liệu cứng không bị biến dạng
  • Thiết kế mỏng
  • Cách nhiệt tốt

Nhược điểm

  • Hấp thụ lực kém
  • Tản nhiệt kém
  • Dễ bị trượt

Bạn có thể mua ốp cứng cho điện thoại tại đây

Ốp lưng mềm

Ốp mềm có thể trong suốt hoặc có màu và hình vẽ (Ảnh: Internet)
Ốp mềm có thể trong suốt hoặc có màu và hình vẽ (Ảnh: Internet)

Loại ốp mềm thường được làm từ chất liệu silicone, da hoặc nhựa mềm TPU (thermoplastic polyurethanes). Nhựa TPU và silicone có thể được tái chế hoàn toàn, trong khi da thật có độ bền cực cao, vì vậy đây là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn sử dụng ốp lưng lâu dài và bảo vệ môi trường.

Ốp lưng mềm thường khá mỏng, trong đó loại bao da thường mỏng nhất nhưng có thể được chế tạo thêm nắp che mặt trước điện thoại để bảo vệ màn hình tốt hơn, đồng thời có thêm ngăn đựng thẻ và giấy tờ của người dùng.

Bao da có nắp đóng mặt trước để tăng cường bảo vệ (Ảnh: Internet)
Bao da có nắp đóng mặt trước để tăng cường bảo vệ (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên loại ốp silicon thường bị đổi màu theo thời gian. Chất liệu này dễ bị bám bụi và các chất bẩn từ bên ngoài, bị ngả màu nâu do tiếp xúc với mồ hôi và các chất hữu cơ trên tay người dùng. Chúng cũng có thể bị đổi màu do khói trong không khí hoặc bị trầy xước khi đặt trên những bề mặt thô ráp.

Khi sử dụng lâu, ốp lưng silicon dễ bị biến dạng do lực của tay hoặc làm rơi, va chạm, dẫn đến bị mài mòn và giảm độ bám khi cầm trên tay. Trái lại, chất liệu da thật sẽ ngày càng mềm hơn và bám tay tốt hơn khi sử dụng lâu, nhưng da giả sẽ bị mòn và trơn giống như nhựa thường.

Ốp lưng trong suốt bằng silicon rất nhanh bị đổi màu (Ảnh: Internet)
Ốp lưng trong suốt bằng silicon rất nhanh bị đổi màu (Ảnh: Internet)

Ốp lưng mềm có độ ma sát cao khi đặt trong túi, cầm trên tay hoặc ở trên các bề mặt không vững chắc. Khả năng chống va đập cũng tốt hơn, kể cả khi va chạm mặt lưng trực tiếp vì vật liệu mềm có đặc tính hấp thụ lực tốt thay vì phân tán lực như ốp cứng. Tuy nhiên để đảm bảo màn hình không bị hư do rơi thì bạn nên chọn ốp lưng mềm nhô cao hơn mặt trước của điện thoại.

Sponsor

Đặc biệt, tính mềm dẻo của vật liệu còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng là ốp lưng có thể bị rời ra khỏi điện thoại khi va chạm. Lý do là vì ốp sẽ hơi rung lắc khi hấp thụ lực tác động, nếu rung đủ mạnh sẽ làm tách rời hoàn toàn. Để tránh hiện tượng này, bạn nên chọn những chiếc ốp lưng mềm có phần góc được làm dày hơn để bám chắc hơn.

Ưu điểm

  • Độ bám tay tốt
  • Hấp thụ lực tốt
  • Dẫn nhiệt tốt

Nhược điểm

  • Dễ bị đổi màu khi dùng lâu
  • Có thể bị tách rời khỏi điện thoại khi va chạm
  • Dễ bị biến dạng theo thời gian

Bạn có thể mua ốp mềm cho điện thoại tại đây

Bạn có thể mua bao da cho điện thoại tại đây

Ốp lưng cứng và mềm kết hợp

Ốp có cả phần cứng và phần mềm (Ảnh: Internet)
Ốp có cả phần cứng và phần mềm (Ảnh: Internet)

Đây là loại ốp hỗn hợp cấu tạo gồm nhựa cứng ở mặt lưng và hai bên, còn mặt trước và các góc được làm bằng chất liệu mềm hơn. Cách kết hợp này được cho là giúp tăng khả năng hấp thụ lực va chạm ở những điểm quan trọng của điện thoại, trong khi những phần khác vẫn được bảo vệ bằng lớp vỏ cứng ít bị mài mòn qua thời gian. Nếu bạn là người thích cầm điện thoại to thì loại ốp này cũng phù hợp vì có nhiều lớp dày hơn.

Những chiếc ốp kết hợp này thường được lắp gồm 2 phần: lớp mềm ở bên trong và lớp cứng bọc bên ngoài. Lớp ngoài có tác dụng tăng thêm cách nhiệt để tránh nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hưởng đến điện thoại nhưng cũng làm cho nhiệt của pin khó thoát ra ngoài hơn, điện thoại dễ bị nóng.

Sponsor
Loại ốp kết hợp có cả ưu điểm của ốp cứng và mềm (Ảnh: Internet)
Loại ốp kết hợp có cả ưu điểm của ốp cứng và mềm (Ảnh: Internet)

Lớp mềm bên trong giúp cho lớp cứng bên ngoài phân tán lực tác động tốt hơn nếu xảy ra va chạm hay rơi. Khi điện thoại bị va đập vào phần góc, chất liệu mềm sẽ hấp thụ lực mà không bị biến dạng toàn bộ chiếc ốp. Nếu va đập vào phần vỏ cứng, lực sẽ được phân phối lại vào lớp mềm. Như vậy sự kết hợp 2 loại chất liệu giúp cân bằng giữa đặc tính hấp thụ lực tốt của ốp mềm và khả năng phân tán lực hạn chế của ốp cứng.

Loại ốp lưng kết hợp cũng thường để lộ lớp mềm dọc theo các cạnh giúp tăng độ bám tay và hấp thụ lực ở vị trí này nhưng không tốt bằng những chiếc ốp lưng mềm hoàn toàn. Lớp mềm bên trong cũng giúp bảo vệ điện thoại khỏi nước và bụi, càng tốt hơn nữa nếu lớp vỏ cứng bên ngoài có đệm cao su dọc theo các đường nối. Nhiều loại ốp kết hợp còn tăng cường bảo vệ khi có thêm những miếng che lỗ cắm tai nghe và lỗ cắm sạc.

Ưu điểm

  • Hấp thụ lực tối ưu
  • Bám tay tốt
  • Chống nước và chống bụi tốt

Nhược điểm

  • Nặng và cồng kềnh hơn
  • Khó tản nhiệt

Tóm lại: Ốp lưng kết hợp là tốt nhất

Đối với hầu hết các điện thoại, nên sử dụng ốp lưng kết hợp có cả chất liệu cứng và mềm là tốt nhất về mọi mặt. Chúng vừa có lớp vỏ cứng bền chắc vừa có khả năng hấp thụ lực và chống va đập tốt của lớp mềm. Tuy nhiên nhược điểm của ốp kết hợp là to và nặng, vì vậy nếu điện thoại của bạn chỉ cần bảo vệ ở mức vừa phải thì nên chọn ốp lưng mềm là hợp lý, nhưng sẽ phải thay mới sau một thời gian sử dụng.

Trên đây là so sánh về ưu nhược điểm của ốp cứng, ốp mềm và ốp kết hợp. Bạn thích dùng loại ốp lưng nào cho điện thoại của mình? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Sponsor
Xem thêm

iPhone 14 có dùng được ốp lưng của iPhone 13 hay không?

Hàng năm khi Apple ra mắt thế hệ iPhone mới thì họ cũng sản xuất kèm theo một số phụ kiện dành cho iPhone, trong đó ốp lưng là món rất cần thiết để bảo vệ chiếc điện thoại đắt tiền khỏi bị hư hại. Nhưng nếu bạn đang sử dụng iPhone 13 có ốp lưng và muốn nâng ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 14 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(