Năm 2022 được coi là năm của Metaverse khi hàng loạt thương hiệu đã dành thời gian và số tiền khổng lồ vào thế giới ảo. Trước sự ra đời của những công nghệ mới nổi như ChatGPT, Midjourney, DALL-E,… liệu Metaverse có thể trở lại vào năm 2023? Bài học nào dành cho những thương hiệu đã thua lỗ với Metaverse năm ngoái?

Nhìn lại bức tranh Metaverse năm 2022

Thương hiệu chuyển mình mạnh mẽ với những bước tiến rõ rệt nhất cùng công nghệ Metaverse phải kể đến gã khổng lồ Facebook – chính thức được đổi tên thành Meta vào tháng 10/2021. Động thái này công khai khẳng định tham vọng chinh phục vũ trụ Metaverse của CEO Mark Zuckerberg. Thế nhưng, Meta đã lỗ đến 13,7 tỷ USD với Reality Labs – bộ phận nghiên cứu chuyên về Metaverse của công ty trong năm 2022. Có thể nói, suốt một năm qua, Meta đã đánh một canh bạc khá tốn kém cho thế giới ảo nhưng vẫn chưa đơm hoa kết trái. Không riêng gã khổng lồ công nghệ, nhiều thương hiệu cũng “đổ xô” mua bất động sản ảo và tạo ra các trải nghiệm tương tác trên hai nền tảng Decentraland và Sandbox. Kết quả, hầu hết chiến dịch đều không thu hút được nhiều người dùng như kỳ vọng.

Meta đã đánh một canh bạc khá tốn kém cho thế giới ảo nhưng vẫn chưa đơm hoa kết trái (Ảnh: Internet)
Meta đã đánh một canh bạc khá tốn kém cho thế giới ảo nhưng vẫn chưa đơm hoa kết trái (Ảnh: Internet)

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022, con người vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc cố gắng tồn tại trong thế giới thực thay vì thế giới ảo mà Meta hay hàng loạt thương hiệu khác tạo nên, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn vì đại dịch, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, ô nhiễm môi trường,… Ông Rob Mills – Giám đốc bộ phận kỹ thuật số tại agency Affinity giải thích thêm: “Metaverse bùng nổ quá nhanh và cũng hạ nhiệt quá nhanh. Ai cũng tò mò về công nghệ này nhưng hầu hết lại không hiểu công nghệ này thực sự có thể làm gì, giúp ích gì cho cuộc sống.

Khi tìm kiếm từ khoá Metaverse trên Internet, người dùng dễ dàng nhận ra định nghĩa và cách giải thích về vai trò của nó còn chưa rõ ràng, thiếu chi tiết và tính thực tế. Chưa kể, khái niệm về Metaverse cũng bao hàm thêm nhiều phạm trù công nghệ khô khan khác như thực tế ảo (AR), thực tế tăng cường (VR), thực tế mở rộng (XR),… Trong khi đó, những thương hiệu theo đuổi Metaverse lại chưa hoàn toàn thuyết phục người tiêu dùng tin vào giá trị thực của công nghệ này để quyết định gia nhập thế giới ảo.

Những thương hiệu theo đuổi Metaverse chưa hoàn toàn thuyết phục người tiêu dùng tin vào giá trị thực của công nghệ này để quyết định gia nhập thế giới ảo (Ảnh: Internet)
Những thương hiệu theo đuổi Metaverse chưa hoàn toàn thuyết phục người tiêu dùng tin vào giá trị thực của công nghệ này để quyết định gia nhập thế giới ảo (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, ông Guy Futcher – Giám đốc Sáng tạo khu vực của VCCP chỉ ra rằng sai lầm của thương hiệu là “nhảy” vào một lĩnh vực mới (như Metaverse) nhưng lại khẳng định mình “đầu tiên”, “nhất”, “dẫn đầu” trong khi ý tưởng mới ở mức trung bình, thậm chí là sơ khai. “Điều quan trọng hơn tất thảy là khách hàng nghĩ gì, họ có thực sự muốn dành thời gian cho những công nghệ mới đó hay không”, ông nhận định.

Liệu năm 2023 có chứng kiến sự trở lại của Metaverse?

Tuy nhiên, tất cả những điều trên vẫn không đủ đặt dấu chấm hết cho Metaverse. Vì xét cho cùng, 2022 là năm mà mọi người đã thừa nhận sự tồn tại của Metaverse trên quy mô rộng lớn và chính thống hơn. Cuộc đua của Metaverse trong tương lai còn lâu mới kết thúc. Người dùng toàn cầu cũng đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt nền tảng thế giới ảo vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, phải kể đến: The Otherside (Bored Ape Yacht Club), Wholeland (The Fabricant), Spatial (Samsung),…

Năm 2022, mọi người đã thừa nhận sự tồn tại của Metaverse trên quy mô rộng lớn và chính thống hơn (Ảnh: Internet)
Năm 2022, mọi người đã thừa nhận sự tồn tại của Metaverse trên quy mô rộng lớn và chính thống hơn (Ảnh: Internet)

Ông Robin Lau – Senior Strategist của Dentsu Solutions tự tin nói rằng thế giới đã có đủ bài học về Metaverse sau thất bại thảm hại năm 2022. Vì thế, năm 2023 là thời điểm các thương hiệu tái xác định chiến lược và sẵn sàng bứt phá với những ý tưởng mới nhằm đem lại trải nghiệm kỹ thuật số sống động hơn cho người tiêu dùng. Trong đó, ông cho rằng những ứng dụng phổ biến của Metaverse trong năm ngoái (như trải nghiệm nhập vai) sẽ quay trở lại và thể hiện thêm nhiều giá trị mang tính thực tiễn hơn.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Học hỏi chiến lược tiếp thị cá nhân hóa từ các thương hiệu nổi tiếng

Tiếp thị cá nhân hóa (Personalized Marketing) là phương thức tiếp thị mà ở đó doanh nghiệp đưa ra thông điệp, nội dung dựa trên thông tin thu thập được từ hành vi và đặc điểm của khách hàng. Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng và gia tăng tỷ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận