Làng gốm Bát Tràng là địa điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách khi đến với vùng đất thủ đô. Dù đã trải qua hàng trăm năm tạo dựng nhưng ngôi làng này vẫn mang nét đẹp truyền thống như lúc ban đầu. Hãy cùng theo chân BlogAnChoi khám phá làng gốm Bát Tràng nhé các bạn!
Những điều bạn nên biết khi đến tham quan làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm ở đâu?
Làng gốm Bát Tràng nằm tại số 204 Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Nằm bên cạnh dòng sông Hồng thơ mộng và cách trung tâm thủ đô khoảng 15km, làng gốm Bát Tràng đã trở thành địa điểm du lịch được nhiều khách du lịch quan tâm và ghé thăm.
Giá vé, phương tiện di chuyển, thời gian mở cửa làng gốm Bát Tràng
- Thời gian mở cửa: 8h00 – 17h30
Làng gốm Bát Tràng mở cửa vào lúc 8h00 – 17h30 từ thứ 2 đến chủ nhật trong tuần. Bạn nên xem kĩ thời gian mở cửa để tránh bị nhầm lẫn nhé. Hiện nay, giá vé để vào làng gốm là dao động khoảng 10.000 VNĐ/người. Nếu bạn muốn tham gia các hoạt động như tô tượng hoặc làm gốm thì giá vé cũng chỉ khoảng 5.000 – 15.000 VNĐ/người.
Đường di chuyển từ Hà Nội đến làng gốm Bát Tràng thì khá ngắn nên bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng một trong ba cách sau. Đầu tiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus nhé. Hoặc nếu bạn muốn ngắm nhìn đường phố Hà Nội thì đừng ngần ngại mà hãy chọn thuê xe máy. Còn không thì bạn cũng có thể lựa chọn xe ô tô để di chuyển một cách nhanh chóng hơn.
Lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng bắt đầu hình thành vào thời nhà Lê, khoảng thế kỉ 14-15. Nơi đây cũng đã được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Nổi tiếng với nghề làm gốm truyền thống, lâu đời, làng gốm đã được xem như là một dấu ấn lịch sử giữa lòng Hà Nội xô bồ, tấp nập. Trải qua hơn 600 năm tuổi đời, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút không chỉ khách trong nước mà còn khách nước ngoài.
Khám phá làng gốm Bát Tràng
1. Nhà thờ cổ Vạn Vân
Đây là nơi lưu giữ các sản phẩm gốm Bát Tràng nhiều nhất. Không chỉ vậy, nhà thờ cổ Vạn Vân còn thu hút nhiều khách đến nơi đây bởi lối kiến trúc cổ độc đáo mang đậm chất làng quê Việt Nam. Thời gian mở cửa nhà thờ cổ Vạn Vân là từ lúc 8h00 – 17h30.
2. Chợ gốm Bát Tràng
Nếu bạn muốn mua quà lưu niệm cho gia đình, người thân thì hãy ghé ngay đến chợ gốm Bát Tràng. Ở đây trưng bày rất đa dạng, phong các loại đồ gốm từ ly, chén, đĩa cho đến đồ trang trí, đồ thờ. Các sản phẩm được chau chuốt rất kĩ lưỡng, cẩn thận qua đôi bàn tay khéo léo, tinh xảo của các nghệ nhân. Ngoài ra, chợ gốm còn có một góc sân nhỏ để du khách có thể thấy tận mắt cách mà các nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm.
3. Bảo tàng cổ Bát Tràng
Nếu vừa đặt chân đến bảo tàng gốm Bát Tràng, bạn chắc hẳn sẽ bị choáng ngợp trước khối kiến trúc độc đáo, mới mẻ ở nơi đây. Ở giữa bảo tàng có 7 vòng xoay hình xoắn ốc tượng trưng cho 7 bàn tay đang làm gốm của các nghệ nhân. Đây cũng là một địa điểm check-in mới lạ rất được giới trẻ yêu thích. Dạo quanh một vòng nơi đây, bạn sẽ được ngắm nhìn vô số sản phẩm được làm từ gốm. Hay bạn cũng có thể tham gia các hoạt động như tô tượng, làm gốm hết sức hấp dẫn, thú vị.
4. Trải nghiệm làm gốm Bát Tràng
Họat động thú vị và hấp dẫn nhiều du khách khi đến với làng gốm Bát Tràng có lẽ là trải nghiệm làm gốm. Bạn sẽ được các nghệ nhân chuyên nghiệp hướng dẫn nặn, tạo hình để cho ra các sản phẩm đẹp nhất. Sau đó các sản phẩm sẽ được mang đi để nung trong lò đốt. Vậy là bạn đã có một món quá nhỏ xinh xinh mang về làm kỉ niệm rồi đấy!
Bỏ túi kinh nghiệm khi tham quan làng gốm Bát Tràng
- Bạn nên lựa chọn trang phục thoải mái để dễ dàng hơn trong việc tham quan làng gốm Bát Tràng.
- Bạn nên mang một ít tiền để có thể mua các sản phẩm gốm để làm quà lưu niệm nhé.
- Bạn nên lưu ý thời gian mở cửa của làng gốm để tránh bị nhầm lẫn.
- Một tip nhỏ cho bạn đó là hãy sạc đầy pin điện thoại trước khi đến đây vì nơi đây có nhiều góc check-in vô cùng xịn xò.
Hãy cùng theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều thú vị bạn nhé!
- Khám phá Trường Quốc Học Huế – Địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Huế
- Những địa điểm du lịch phải ghé thăm khi đến Sa Pa – Lào Cai
cảm ơn bạn vì bài viết ạ
Các bạn có nhận xét gì về bài viết này không? Hãy chia sẻ với mình nhé.