Google khuyến cáo người dùng không nên nhập bất kỳ thông tin nhạy cảm nào vào ứng dụng chatbot Gemini, bao gồm thông tin cá nhân, nội dung bất hợp pháp hoặc dữ liệu bạn không muốn người khác nhìn thấy.
Google thu thập dữ liệu từ người dùng Gemini như thế nào?
Google thu thập dữ liệu từ các cuộc trò chuyện với Gemini, ngay cả khi những cuộc trò chuyện này không liên kết với Tài khoản Google cụ thể. Chuyên gia của Google sẽ chú thích, đọc, dán nhãn và xử lý các cuộc trò chuyện này. Google lưu trữ các cuộc trò chuyện này tối đa ba năm, cùng với dữ liệu liên quan như ngôn ngữ, thiết bị và vị trí của người dùng.
Người dùng có thể kiểm soát dữ liệu Gemini của họ như thế nào?
Trong bảng điều khiển “Hoạt động của tôi” (My Activity), người dùng được cung cấp tính năng quan trọng để duyệt và quản lý các hoạt động liên quan đến ứng dụng Gemini. Một trong những tính năng quan trọng nhất mà bạn có thể tận dụng là tính năng “Gemini Apps Activity”. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn bất kỳ hoạt động trò chuyện nào trong tương lai được lưu trữ trên Tài khoản Google. Ngoài ra, người dùng cũng có khả năng xóa từng lời nhắc và cuộc trò chuyện cá nhân với Gemini một cách đơn giản và hiệu quả bằng cách click vào ba chấm các nội dung được thu gọn ở bảng bên trái rồi bấm “delete”.
Một số điểm khác mà người dùng cần nên lưu ý
Khi tính năng “Hoạt động của ứng dụng Gemini” được tắt, người dùng vẫn cần lưu ý rằng các cuộc trò chuyện với ứng dụng này sẽ tiếp tục được lưu trữ trong Tài khoản Google khoảng thời gian tối đa là 72 giờ.
Google đề xuất rằng người dùng nên cẩn trọng và tránh nhập bất kỳ thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm nào vào các cuộc trò chuyện với ứng dụng này. Điều này giúp bảo vệ sự riêng tư và an toàn dữ liệu của bạn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.
Khi so sánh chính sách thu thập dữ liệu của Google với các đối thủ khác như OpenAI, Microsoft và Amazon, ta thấy rằng so với các đối thủ khác thì chính sách Google không khác biệt gì mấy. Về cơ bản Google và các đối thủ của mình như OpenAI lưu trữ toàn bộ cuộc trò chuyện với GenAI (AI thế hệ mới) trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 30 ngày).
Ngoài ra, các công ty này cũng cung cấp một số phiên bản GenAI dành cho doanh nghiệp không lưu trữ dữ liệu cá nhân cho mục đích khác ngoài việc cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng thì lại không được hưởng đặc quyền tương tự.
Lo ngại về quyền riêng tư gia tăng khi công cụ GenAI nở rộ
Một khảo sát mới của Cisco đã phát hiện ra rằng trong số các công ty được khảo sát, 63% đã áp đặt giới hạn về dữ liệu có thể được nhập vào công cụ GenAI, trong khi 27% đã hoàn toàn cấm sử dụng GenAI. Thêm vào đó, khảo sát cũng cho thấy rằng 45% nhân viên đã nhập các dữ liệu được xem là “có vấn đề” vào công cụ GenAI. Điều này đề cao sự quan ngại về việc quản lý và kiểm soát dữ liệu được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Kết luận
Việc sử dụng các ứng dụng GenAI đòi hỏi người dùng phải cẩn thận và chỉ chia sẻ thông tin mà bạn cảm thấy thoải mái. Đồng thời, cần thiết lập một sự cân bằng hợp lý giữa việc tiến bộ trong công nghệ GenAI và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Mình hy vọng các bạn sẽ tìm thấy được những thông tin hữu ích từ bài viết này. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay ý kiến đóng góp nào, hãy để lại comment để mình trao đổi cùng bạn nhé!