Mỗi khi du lịch tới một vùng đất mới có phải bạn luôn muốn thưởng thức những món ăn đặc trưng của nơi đó? Vậy hãy cùng BlogAnChoi khám phá những loại bánh kẹo ngọt đặc sản của đất nước Nhật Bản xinh đẹp và giàu truyền thống trong bài viết này nhé!

Wagashi của Nhật Bản – Không chỉ là bánh kẹo, đó là cả một nghệ thuật tinh hoa

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực lâu đời và phong phú, trong đó bánh kẹo truyền thống của xứ hoa anh đào cũng là những món ngon khó cưỡng đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Những loại bánh được người Nhật làm ra bằng sự tinh tế và khéo léo tuyệt vời (Ảnh: Internet).
Những loại bánh được người Nhật làm ra bằng sự tinh tế và khéo léo tuyệt vời (Ảnh: Internet).

Wagashi là cách gọi của người Nhật để chỉ những loại bánh kẹo ngọt truyền thống, thường được thưởng thức cùng với một tách trà xanh. Chúng được làm ra dưới nhiều hình dạng khác nhau, độ mềm dẻo hay cứng chắc cũng thay đổi, với những nguyên liệu và phương pháp chế biến cực kỳ đa dạng phong phú.

Có vô vàn loại bánh ngọt được người Nhật sáng tạo cực kỳ đa dạng phong phú (Ảnh: Internet).
Có vô vàn loại bánh ngọt được người Nhật sáng tạo cực kỳ đa dạng phong phú (Ảnh: Internet).

Một vài loại bánh kẹo luôn có sẵn ở mọi vùng miền trên khắp nước Nhật vào mọi thời điểm trong năm, trong khi những loại khác chỉ được làm theo mùa ở một vài địa phương nhất định mà thôi.

Một loại nguyên liệu quan trọng chiếm vị trí trung tâm để làm ra nhiều dạng wagashi khác nhau là bột đậu đỏ ngọt, trong tiếng Nhật được gọi là anko. Đậu đỏ sau khi được luộc chín sẽ trộn thêm đường và nghiền nhuyễn để tạo thành dạng bột mịn được gọi là koshian hoặc bột thô có tên là tsubuan.

Đậu đỏ là nguyên liệu dùng làm nhân cho nhiều loại bánh của người Nhật (Ảnh: Internet).
Đậu đỏ là nguyên liệu dùng làm nhân cho nhiều loại bánh của người Nhật (Ảnh: Internet).

Ngoài ra còn có nhiều loại nguyên liệu khác được sử dụng trong các công thức làm bánh kẹo của Nhật Bản như bột gạo, bánh bột nếp (mochi), thạch rau câu Nhật Bản (kanten), bột mè, hạt dẻ…

Thạch rau câu kanten rất được ưa chuộng trong nhiều món ăn vì tạo vẻ đẹp mắt (Ảnh: Internet).
Thạch rau câu kanten rất được ưa chuộng trong nhiều món ăn vì tạo vẻ đẹp mắt (Ảnh: Internet).

Khi du lịch tới Nhật Bản bạn có thể thưởng thức wagashi trong các tiệm cafe, nhà hàng, đền chùa hay công viên, thường những nơi này cũng phục vụ trà xanh để dùng kèm các loại bánh kẹo. Hoặc nếu muốn mua về để ăn dần du khách cũng có thể tìm đến các tiệm tạp hóa, siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, thậm chí là các quầy thức ăn đường phố cũng có bán mặt hàng rất được ưa chuộng này.

Cố đô Kyoto là nơi tập trung rất nhiều tiệm bánh kẹo, trong khi con đường mua sắm Nakamise ở khu phố cổ Asakusa là địa điểm lý tưởng để bạn nếm thử những món ngọt truyền thống của Nhật Bản khi tới thăm thủ đô Tokyo.

Dưới đây là một vài loại wagashi mà bạn dễ bắt gặp nhất khi dạo bước trên những đường phố của xứ hoa anh đào. Chuẩn bị vừa thòm thèm vừa “lác mắt” với vẻ đẹp của bánh kẹo bạn nhé!

Namagashi (生菓子)

Dịch đúng nghĩa đen thì cái tên này có nghĩa là “bánh sống”, có lẽ hàm ý tượng trưng cho sự sống của vạn vật trong tự nhiên.

Bánh namagashi được tạo hình giống như các loài hoa theo mùa (Ảnh: Internet).
Bánh namagashi được tạo hình giống như các loài hoa theo mùa (Ảnh: Internet).

Đây là loại bánh ngọt truyền thống thường được nghĩ tới nhiều nhất khi nói đến wagashi. Namagashi được làm từ bột gạo với phần nhân là bột đậu ngọt, sau đó được nặn tạo hình bằng tay một cách khéo léo sao cho thể hiện được đặc trưng của các mùa trong năm. Loại bánh này thường được người Nhật dùng trong các nghi thức trà đạo.

Thử xem cảnh “đập hộp” một chiếc bánh nhỏ xinh này sẽ như thế nào bạn nhé:

Ngoài ra người ta cũng có thể “biến tấu” namagashi thành những hình dạng rất mới lạ như hình con cá trong video dưới đây:

Daifuku (大福)

Tên của loại bánh này có nghĩa là “đại phúc”, như vậy có thể hiểu bánh daifuku tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc dành cho thực khách nào có dịp thưởng thức.

Bánh daifuku truyền thống khá đơn giản với nhân đậu đỏ và vỏ bột gạo (Ảnh: Internet).
Bánh daifuku truyền thống khá đơn giản với nhân đậu đỏ và vỏ bột gạo (Ảnh: Internet).

Daifuku được làm từ hai phần: vỏ là bánh gạo nếp mochi bọc lấy nhân là bột đậu ngọt hoặc các nguyên liệu khác được nặn thành hình tròn nhỏ xinh. Bên ngoài bánh lại được phủ một lớp bột khoai tây thật mịn để những chiếc bánh không dính vào nhau khi xếp chung trong hộp.

Bánh daifuku nhân dâu tây nhìn thật đẹp mắt (Ảnh: Internet).
Bánh daifuku nhân dâu tây nhìn thật đẹp mắt (Ảnh: Internet).

Những biến thể của bánh daifuku có thể dùng các loại nguyên liệu khác nhau như dâu tây, đậu, thậm chí là kem lạnh. Nếu có dịp thưởng thức loại bánh này thì bạn nên ăn nhanh nhé, vì chúng sẽ cứng lại khi để lâu ngoài không khí đấy.

Dango (だんご)

Dango nhìn giống như thịt viên nhưng được làm từ bột gạo (Ảnh: Internet).
Dango nhìn giống như thịt viên nhưng được làm từ bột gạo (Ảnh: Internet).

Dango là những viên tròn nhỏ, dai, được làm từ bột gạo và hấp chín. Chúng thường được bày bán dưới dạng ba hoặc bốn viên xiên vào que và được rưới xốt ngọt hoặc bột đậu nhão lên trên.

Dango cũng có thể được dùng để cho vào các món ngọt khác như anmitsu và oshiruko. Cũng giống như daifuku, loại bánh này nên được ăn “tươi” chứ không nên để lâu.

Dango được cho vào món chè thập cẩm anmitsu (Ảnh: Internet).
Dango được cho vào món chè thập cẩm anmitsu (Ảnh: Internet).

Dorayaki (どら焼き)

Chiếc bánh "huyền thoại" gắn liền với chú mèo máy Doraemon (Ảnh: Internet).
Chiếc bánh “huyền thoại” gắn liền với chú mèo máy Doraemon (Ảnh: Internet).

Dorayaki được làm bằng cách lấy hai miếng bột bánh hình tròn đã được nướng chín kẹp lấy phần nhân đậu đỏ ở giữa giống như sandwich của phương Tây. Đối với các fan của manga thì loại bánh này đã quá nổi tiếng với “vai trò” là món ăn vặt khoái khẩu của chú mèo máy Doraemon.

Các biến thể hiện đại hơn của dorayaki có thể dùng nhân được làm từ các nguyên liệu khác như kem sữa béo, kem trứng custard hoặc kem bột trà xanh (matcha).

Taiyaki (たい焼き)

Bánh taiyaki có hình con cá không thể lẫn đi đâu được (Ảnh: Internet).
Bánh taiyaki có hình con cá không thể lẫn đi đâu được (Ảnh: Internet).

Đây là loại bánh có hình con cá được làm từ loại bột giống với bột để làm pancake và nhân là đậu đỏ hoặc các nguyên liệu hiện đại hơn có thể thay thế là kem custard, chocolate hay phô mai.

Taiyaki ăn ngon nhất là khi vừa lấy ra khỏi lò nướng, lúc đó bột vỏ bánh vẫn còn giòn tan trong miệng tạo cảm giác rất thú vị.

Manju (饅頭)

Manju giống như những chiếc bánh bao nhỏ xíu với nhân đậu đỏ (Ảnh: Internet).
Manju giống như những chiếc bánh bao nhỏ xíu với nhân đậu đỏ (Ảnh: Internet).

Manju là những viên bánh kích thước nhỏ được hấp hoặc nướng chín với nhân là bột đậu đỏ hoặc các loại đồ ngọt khác.

Theo truyền thống chúng sẽ có dạng hình tròn với lớp vỏ mềm mịn, nhưng ngày nay các biến thể bánh manju nướng với nhiều hình dạng khác nhau cũng rất phổ biến để tạo ấn tượng cho du khách. Một trong những ví dụ tiêu biểu cho các biến thể sáng tạo này là momiji-manju của vùng Hiroshima.

Momiji nghĩa là cây phong, nói lên hình dạng của bánh giống như chiếc lá phong (Ảnh: Internet).
Momiji nghĩa là cây phong, nói lên hình dạng của bánh giống như chiếc lá phong (Ảnh: Internet).

Anmitsu (あんみつ)

Một tô anmitsu có rất nhiều thành phần nguyên liệu vừa đẹp mắt lại tuyệt ngon (Ảnh: Internet).
Một tô anmitsu có rất nhiều thành phần nguyên liệu vừa đẹp mắt lại tuyệt ngon (Ảnh: Internet).

Anmitsu là một món ngọt thập cẩm bao gồm bột đậu đỏ, trái cây, vài viên bánh làm từ bột gạo và những viên thạch rau câu kanten hình vuông, tất cả được ăn kèm với nước đường nâu.

Hãy cùng xem qua món anmitsu được bày bán tại một tiệm lâu đời tại khu phố Ginza sầm uất bậc nhất của thủ đô Tokyo nhé:

Một cách sáng tạo cho món này là thêm ít kem lạnh vào chén, khi đó món ăn sẽ được gọi là “anmitsu kem”.

Món anmitsu phiên bản kem lạnh vừa lạ vừa ngon lại còn đẹp mắt (Ảnh: Internet).
Món anmitsu phiên bản kem lạnh vừa lạ vừa ngon lại còn đẹp mắt (Ảnh: Internet).

Oshiruko và Zenzai (おしるこ và ぜんざい)

Oshiruko của người Nhật giống như chè trôi nước ở Việt Nam vậy (Ảnh: Internet).
Oshiruko của người Nhật giống như chè trôi nước ở Việt Nam vậy (Ảnh: Internet).

Oshiruko là một món ngọt dạng “canh” được làm từ những viên bánh mochi nướng hoặc miếng bột gạo nấu chín ăn cùng với nước đậu ngọt nóng hổi. Nước đậu có thể loãng mịn hoặc đặc và thô tùy khẩu vị của thực khách.

Một món ăn cũng khá giống với oshiruko là zenzai, với phần nước đặc và quánh hơn.

Zenzai và oshiruko khác nhau ở độ đặc quánh của nước đậu đỏ (Ảnh: Internet).
Zenzai và oshiruko khác nhau ở độ đặc quánh của nước đậu đỏ (Ảnh: Internet).

Yokan (羊羹)

Những miếng thạch yokan hình bông hoa rất đẹp mắt mà lại ngon nữa (Ảnh: Internet).
Những miếng thạch yokan hình bông hoa rất đẹp mắt mà lại ngon nữa (Ảnh: Internet).

Yokan là món ăn vặt có vị ngọt và có kết cấu khá chắc giống như xu xoa được làm từ đường và thạch rau câu kanten. Loại “bánh” này có thể mang nhiều hương vị khác nhau như vị đậu đỏ, trà xanh hay đường đen.

Yokan có thể được làm trong cốc với nhiều lớp có hương vị khác nhau (Ảnh: Internet).
Yokan có thể được làm trong cốc với nhiều lớp có hương vị khác nhau (Ảnh: Internet).

Những thanh yokan truyền thống thường được làm với kích thước tương đương thỏi kẹo cao su, nhưng cũng có những thanh lớn đến mức phải cắt ra từng miếng trước khi ăn. Yokan không cần bảo quản trong tủ lạnh và có thể giữ được khá lâu trong điều kiện phòng bình thường.

Monaka (最中)

Bánh monaka gồm 2 mảnh vỏ xốp kẹp lấy nhân ở giữa (Ảnh: Internet).
Bánh monaka gồm 2 mảnh vỏ xốp kẹp lấy nhân ở giữa (Ảnh: Internet).

Monaka bao gồm lớp vỏ bánh nướng xốp giống như wafer và bên trong là nhân đậu đỏ. Vỏ bánh có thể được tạo hình rất đa dạng với nhiều kích thước, từ tròn nhỏ đơn giản cho đến những phiên bản phức tạp và rất đẹp mắt.

Bánh monaka hình vuông lạ mắt (Ảnh: Internet).
Bánh monaka hình vuông lạ mắt (Ảnh: Internet).

Một trong những biến thể hiện đại của món bánh này dùng kem làm nhân thay cho bột đậu truyền thống. Có những nơi còn sáng tạo ra phiên bản monaka với nhân kem đầy ắp và lớp vỏ có hình dạng rất ấn tượng như trong video dưới đây:

Vỏ wafer của bánh monaka sẽ bị mất ngon khi tiếp xúc lâu với không khí, do đó bạn cũng nên ăn bánh thật nhanh nhé!

Các món ngọt wagashi kể trên đã góp phần làm nên tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản, vì vậy nếu có cơ hội ghé thăm đất nước mặt trời mọc bạn hãy tranh thủ thưởng thức vài món trong số đó để cảm nhận hương vị ngọt ngào của truyền thống văn hóa Nhật Bản nhé!

Mời bạn tiếp tục khám phá những điều thú vị khác cùng BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi để biết thêm nhiều tin tức hấp dẫn bạn nhé!

Xem thêm

Những địa điểm có thật trong phim hoạt hình của Ghibli, từ Nhật Bản đến hòn đảo Bắc Âu!

Hãng phim hoạt hình huyền thoại Ghibli là cái nôi của những tác phẩm hàng đầu trong làng anime. Những thế giới trong phim Ghibli đã làm say mê nhiều thế hệ khán giả trên khắp thế giới và chắc chắn sẽ còn sống mãi với thời gian. Nhưng bạn có biết rằng nhiều bối cảnh trong phim của ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận