Quyết định tái ký hợp đồng hay “dứt áo ra đi” của các nhóm nhạc thần tượng luôn là một quyết định khó khăn nhưng tại sao hầu hết các thần tượng Kpop thường không gia hạn hợp đồng với công ty quản lý cũ? Trong video mới đây của mình, cựu thần tượng Kpop – Tina của nhóm nhạc Blady đã tiết lộ những lý do chính cho việc không tái ký hợp đồng của các idols.

Sponsor

1. Thiếu thu nhập

Hầu hết các thần tượng KPOP đều có thời hạn hợp đồng từ 5-7 năm với công ty quản lý, chưa kể thời gian thực tập, nhiều thần tượng KPOP đã gắn bó với công ty đến cả chục năm trời vẫn quyết định rời bỏ công ty. Giải thích cho việc này, cựu idol KPOP, thành viên Tina của nhóm Blady, tên youtube: Soobeanie cho rằng việc thiếu thu nhập trong thời kỳ hoạt động là lý do chính khiến phần lớn các thần tượng KPOP không tái ký hợp đồng với công ty quản lý của mình.

Theo Soobeanie, nhiều nhóm nhạc Kpop không kiếm được một xu nào trong thời gian hợp đồng của họ diễn ra hoặc kiếm được rất ít so với số tiền họ cần chi hằng ngày. Cựu thần tượng giải thích thêm rằng có hàng nghìn nhóm nhạc KPOP ra mắt mỗi năm và nhiều người hâm mộ thậm chí còn không biết đến họ. Những nhóm nhạc kém nổi thường phải chật vật để kiếm tiền và thường có xu hướng tan rã trước cả thời điểm kết thúc hợp đồng. Theo cô, việc làm một thần tượng KPOP không phải là một công việc ổn định và khó để kiếm tiền.

Thần tượng KPOP Ashley của Ladies Code từng tiết lộ cô không kiếm được khoản tiền nào trong suốt thời gian hoạt động với nhóm. (Ảnh: Internet)
Thần tượng KPOP Ashley của Ladies Code từng tiết lộ cô không kiếm được khoản tiền nào trong suốt thời gian hoạt động với nhóm. (Ảnh: Internet)

Đây là một nhận định khá đúng bởi đối với nền công nghiệp KPOP, để ra mắt một nhóm nhạc thần tượng, các công ty giải trí phải đổ rất nhiều tiền để đào tạo, quản lý, sản xuất,… và khi các thần tượng KPOP bước vào hoạt động, số tiền họ kiếm được sẽ được dùng để trả hết các khoản nợ của công ty đã bỏ ra. Sau khi trả nợ hết khoản tiền công ty đã bỏ ra thì các thần tượng KPOP sẽ bắt đầu nhận được thu nhập chính thức.

Nhiều nhóm nhạc KPOP có tiếng với độ nhận diện công chúng cao như Momoland hay DIA đã hoạt động nhiều năm vẫn chưa nhận được khoản tiền lương nào vì vẫn trong giai đoạn trả nợ cho công ty quản lý. Ngay cả nhóm nhạc nổi tiếng FTISLAND cũng chỉ mới được nhận thù lao sau 5 năm hoạt động.

Nhóm nhạc nổi tiếng KPOP FTISLAND mất 5 năm hoạt động mới được trả khoản thu nhập đầu tiên. (Ảnh: Internet)
Nhóm nhạc nổi tiếng KPOP FTISLAND mất 5 năm hoạt động mới được trả khoản thu nhập đầu tiên. (Ảnh: Internet)

2. Con đường sự nghiệp khác nhau của thần tượng KPOP

Lý do thứ 2 mà cựu thần tượng KPOP Soobeanie đưa ra đó là các nghệ sĩ trong một nhóm nhạc có những hướng phát triển sự nghiệp khác nhau dẫn đến việc không tái ký hợp đồng. Nhiều thần tượng KPOP sau thời gian hoạt động 5-7 năm đã nhận ra việc trở thành một thần tượng không phải là tất cả những gì họ muốn. Có nhiều người mong muốn theo đuổi những lĩnh vực khác nhau như diễn xuất, MC, trở thành Youtuber, người mẫu quảng cáo hay trở thành một nhà kinh doanh. Đó là lý do vì sao nhiều nhóm nhạc tan rã và các thành viên sẽ đi tìm những hướng phát triển khác nhau.

Điển hình có thể kể đến nhóm nhạc gần đây đã không tái ký hợp đồng với JYP đó là GOT7, mặc dù có nhiều lý do đằng sau việc rời công ty của các thành viên nhưng có thể thấy rõ ràng mỗi thành viên của GOT7 đều có hướng phát triển sự nghiệp riêng cho bản thân mình. Thành viên Mark đã lập kênh YouTube riêng và dự định sẽ trở thành một Youtuber chuyên nghiệp trong khi Jinyoung của GOT7 được dự đoán sẽ theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Có lẽ việc theo đuổi con đường sự nghiệp khác nhau là một lý do dễ nhận thấy dẫn đến việc không gia hạn hợp đồng với công ty của các idols.

Cả 7 thành viên GOT7 đều không gia hạn hợp đồng với công ty quản lý JYP. (Ảnh: Billboard)
Cả 7 thành viên GOT7 đều không gia hạn hợp đồng với công ty quản lý JYP. (Ảnh: Billboard)

Theo Soobeanie, việc duy trì một nhóm nhạc không chỉ phụ thuộc công ty quản lý mà còn phụ thuộc vào người trưởng nhóm, nếu một người trưởng nhóm có thể có được sự tin tưởng từ các thành viên và đảm bảo họ có thể vừa hoạt động âm nhạc vừa hoạt động nhiều lĩnh vực khác thì nhóm nhạc đó mới có khả năng tái ký hợp đồng.

APINK là một nhóm nhạc thần tượng KPOP tiêu biểu khi đã hoạt động 10 năm và tái ký hợp đồng với công ty quản lý. (Ảnh: Internet)
APINK là một nhóm nhạc thần tượng KPOP tiêu biểu khi đã hoạt động 10 năm và tái ký hợp đồng với công ty quản lý. (Ảnh: Internet)
Sponsor

3. Quyền lợi gia hạn hợp đồng không phù hợp

Nhiều thần tượng KPOP không gia hạn hợp đồng với công ty vì 2 phía đều không đạt được những thỏa thuận chung khi gia hạn hợp đồng mới. Có nhiều nhóm nhạc nổi tiếng KPOP, có khoản thu nhập đáng kể vẫn quyết định rời công ty vì những khoản chia lợi nhuận không công bằng, nhiều công ty muốn “giữ chân” nghệ sĩ sẽ thay đổi tỷ lệ chia lợi nhuận và các quyền lợi đi cùng khác.

Tuy nhiên, nhiều công ty giải trí lại không đồng ý với những yêu cầu chia lợi nhuận hay quyền lợi từ nghệ sĩ dẫn đến việc không đạt được những thỏa thuận chung và 2 bên không tái ký hợp đồng. Vấn đề quyền lợi khi gia hạn vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm và được hầu hết các idols quan tâm khi tiến tới việc ký hợp đồng mới.

4. Không phải là trụ cột công ty

Lý do thứ 4 mặc dù không phải là một lý do phổ biến nhưng cũng là một trong những điều khiến các thần tượng KPOP cân nhắc khi gia hạn hợp đồng với công ty quản lý. Các idols KPOP sau một thời gian hoạt động từ 5-6 năm sẽ dần dần có sự “hạ nhiệt” để nhường chỗ cho những thế hệ thần tượng mới.

Tại nhiều công ty giải trí lớn họ sẽ quản lý nhiều nhóm nhạc và nghệ sĩ cùng một lúc, các công ty thường có xu hướng tập trung quảng bá các nhóm nhạc được coi là trụ cột, nổi tiếng và kiếm nhiều tiền về cho công ty. Những nhóm nhạc trụ cột sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bởi vậy khi một thần tượng KPOP cảm giác không còn nhận được nhiều sự đầu tư từ công ty và ít các hoạt động quảng bá thì họ sẽ lựa chọn rời đi.

Nhiều nhóm nhạc thần tượng KPOP tan rã và rời công ty ngay sau khi nhóm nhạc "đàn em" debut. (Ảnh: Internet)
Nhiều nhóm nhạc thần tượng KPOP tan rã và rời công ty ngay sau khi nhóm nhạc “đàn em” debut. (Ảnh: Internet)

5. Một thành viên trong nhóm quá nổi tiếng

Tại Hàn Quốc, có rất nhiều nhóm nhạc chỉ có duy nhất 1 thành viên nổi tiếng và các thành viên còn lại thường bị lu mờ hoặc không được biết đến. Nhiều công ty có xu hướng thiên vị và ưu ái một thành viên nổi bật nhất trong nhóm hơn so với các thành viên khác dẫn đến nhóm rơi vào tình trạng mất cân bằng về độ nhận diện so với công chúng, tạo ra nhiều sự lục đục nội bộ và bất hòa trong nhóm.

Nhiều nhóm nhạc nổi tiếng KPOP thường được biết đến với 1 thành viên nổi tiếng hơn cả có thể kể đến Miss A với Suzy, Gugudan với Sejong hay 4Minute với Hyuna, các thành viên này thường được quảng bá nhiều hơn, tham gia nhiều lĩnh vực hơn và có nhiều hợp đồng quảng cáo hơn.

Miss A thường được biết đến như nhóm nhạc thần tượng KPOP "Suzy và những người bạn" vì sự chênh lệch độ nổi tiếng. (Ảnh: Internet)
Miss A thường được biết đến như nhóm nhạc thần tượng KPOP “Suzy và những người bạn” vì sự chênh lệch độ nổi tiếng. (Ảnh: Internet)

Sự chênh lệch về độ nổi tiếng này cũng dẫn đến sự chênh lệch về phân chia lợi nhuận, nhiều nhóm nhạc KPOP chia đều phần lợi nhuận kiếm được từ hoạt động của 1 thành viên cho cả nhóm, nhưng nhiều nhóm nhạc sẽ không chia đều các khoản tiền này, dẫn đến việc các thành viên dù nổi tiếng hay không cũng cảm thấy thiếu công bằng và có bất hòa với công ty hay giữa các thành viên.

6. Khó khăn trong việc hòa hợp giữa các thành viên

Nhiều thần tượng KPOP quyết định rời khỏi công ty và tan rã nhóm vì những bất hòa giữa các thành viên cùng nhóm. Có những nhóm nhạc có sự lục đục nội bộ khi có một thành viên nổi tiếng hơn cả, có những nhóm nhạc có thành viên trở thành mục tiêu bắt nạt hay đơn giản là một vài thành viên trong nhóm không thích nhau.

Thật khó để có sự hòa hợp và một môi trường yên bình giữa các thành viên trong cùng một nhóm nhạc. Ngay cả nhiều nhóm nhạc nổi tiếng về sự thân thiết như Mamamoo hay SEVENTEEN cũng từng chia sẻ về những lần cãi vã nhau của nhóm.

4MINUTE được cho là tan rã vì những bất hòa giữa các thành viên với leader HyunA. 4 thành viên đồng loạt bỏ theo dõi HyunA trên Instagram. (Ảnh: Internet)
4MINUTE được cho là tan rã vì những bất hòa giữa các thành viên với leader HyunA. 4 thành viên đồng loạt bỏ theo dõi HyunA trên Instagram. (Ảnh: Internet)
Sponsor

7. Bất đồng quan điểm/bất hòa với CEO/nhân viên công ty

Bên cạnh việc khó khăn trong việc hòa hợp giữa các thành viên thì nhiều idols KPOP cũng không gia hạn hợp đồng vì những bất đồng với CEO hay các nhân viên công ty. Khi đã lựa chọn ký hợp đồng với công ty quản lý, các thần tượng KPOP sẽ phải chấp nhận hầu hết các yêu cầu từ những người lãnh đạo cho dù đúng hay sai.

Nhiều thần tượng không có cùng quan điểm làm việc với các nhân viên hay CEO của công ty hoặc có nhiều mâu thuẫn dẫn đến nhiều sự bất hòa. Họ quyết định rời công ty khi không thể chịu đựng những môi trường làm việc có sự ganh ghét, khó chịu và thường ký hợp đồng với những công ty giải trí khác vì cảm thấy được đối xử và chăm sóc tốt hơn.

8. Thiếu sự tự do cá nhân, thiếu sự sáng tạo

Đây là một vấn đề mà hầu hết các thần tượng KPOP gặp phải, đặc biệt là những nhóm nhạc tân binh mới ra mắt. Các công ty quản lý thường kiểm soát mọi vấn đề và sự phát triển của nghệ sĩ từ sản phẩm âm nhạc, phong cách, trang phục,… Ngay cả khi phát ngôn bất cứ điều gì các idols KPOP cũng cần thông qua công ty. Đây là một điều dễ hiểu để giúp các công ty quản lý nghệ sĩ dễ dàng hơn nhưng cùng với đó điều này cũng gây ra sự khó chịu và kiểm soát quá đà với nghệ sĩ.

Twice thời gian đầu thường "đóng khung" với phong cách đáng yêu. Nhóm chỉ thật sự có tiếng nói và sự thay đổi khi đã có độ nổi tiếng nhất định. (Ảnh: Internet)
Twice thời gian đầu thường “đóng khung” với phong cách đáng yêu. Nhóm chỉ thật sự có tiếng nói và sự thay đổi khi đã có độ nổi tiếng nhất định. (Ảnh: Internet)

Nhiều thần tượng KPOP vẫn bị kiểm soát mọi động thái dù đã ra mắt được nhiều năm, có nhiều thần tượng thậm chí không được giao lưu nhiều với fan, không được phép đi chơi với bạn bè, họ thiếu sự tự do cá nhân cơ bản. Khi các nhóm nhạc cảm thấy cuộc sống hàng ngày của họ không còn đáng để hy sinh nữa, họ thường quyết định tan rã và rời công ty.

Hiện nay chỉ có một số ít nhóm nhạc như (G)I-DLE, BTS, BLACKPINK hay SEVENTEEN… có sự tự do trong việc sáng tạo sản phẩm và thể hiện cá tính của bản thân trong các sản phẩm âm nhạc hay trong cuộc sống thường ngày.

Sponsor

9. Hợp đồng ban đầu quá “tệ”

Các thực tập sinh trước khi trở thành thần tượng KPOP luôn có khao khát mãnh liệt được ra mắt và đứng trên sân khấu, bởi vậy khi được ký hợp đồng với công ty họ thường không xem xét kĩ các điều khoản hợp đồng mà chỉ mau chóng muốn được debut. Cùng với đó, việc ký hợp đồng khi còn ở độ tuổi khá trẻ khiến idols KPOP không nhận thức hết được những điểm tốt, xấu của một bản hợp đồng.

3 cựu thành viên DBSK rời khỏi nhóm và kiện công ty quản lý SM Entertainment vì những bản hợp đồng nô lệ. (Ảnh: Internet)
3 cựu thành viên DBSK rời khỏi nhóm và kiện công ty quản lý SM Entertainment vì những bản hợp đồng nô lệ. (Ảnh: Internet)

Khi còn trẻ, các thần tượng KPOP thường không dám nói lên tiếng nói vì họ sợ rằng nếu nói ra sẽ mất đi cơ hội ra mắt. Việc đặt bút kí bừa vào các bản hợp đồng với nhiều điều khoản phi lý gây bất lợi cho các thần tượng về sau này và khiến họ không còn muốn tái kí hợp đồng với công ty.

10. Công ty quản lý không muốn gia hạn hợp đồng

Một số thần tượng KPOP không gia hạn hợp đồng vì họ cảm nhận công ty quản lý không còn chú trọng họ nữa. Đây là một lý do khách quan và hiếm khi xảy ra trong thực tế bởi các công ty giải trí thường đầu tư rất nhiều tiền vào một nhóm nhạc thần tượng và luôn mong muốn tái ký để có thể tiếp tục kiếm lợi nhuận từ các hoạt động của nghệ sĩ. M

Tuy nhiên đối với các nhóm nhạc kém nổi hay những công ty giải trí nhỏ không đủ sức duy trì nhóm thì tình trạng công ty không muốn tái ký diễn ra khá nhiều. Nhiều công ty cũng đổi hướng hoạt động hay đơn giản không còn dành nhiều sự chú ý cho những nhóm nhạc cũ mà muốn đầu tư cho những thế hệ thần tượng trẻ hơn.

Trong thời gian sắp tới KPOP sẽ có nhiều nhóm nhạc nổi tiếng đến thời hạn kết thúc hợp đồng cũ như Red Velvet, MAMAMOO hay Winner,… người hâm mộ của các nhóm nhạc này đều đang hy vọng nhóm sẽ duy trì hoạt động và đạt được những thỏa thuận tốt đẹp với công ty quản lý.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Xem chi tiết cựu Idol tiết lộ 10 lý do thần tượng Kpop không tái ký hợp đồng:

Bạn có thể xem thêm một vài bài viết về làng giải trí Hàn Quốc năm vừa rồi tại đây:

Sponsor
Xem thêm

25 idol Kpop có sự nghiệp diễn xuất triển vọng nhất theo người hâm mộ

Trên trang web bình chọn nổi tiếng Ranker, người hâm mộ đã chọn ra 25 idol Kpop không chỉ thành công trong ca hát mà còn có sự nghiệp diễn xuất triển vọng nhất.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 5 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(