Trong cuộc chiến thương mại Nhật-Hàn, Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc ba loại hóa chất đang được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn và màn hình hiển thị. Điều này đã làm cho các “ông lớn” công nghệ của Hàn Quốc lao đao vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất.

Sự leo thang căng thẳng mới nhất giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn quan trọng toàn cầu có thể bị phá vỡ. Điều đó làm tăng thêm mối lo ngại về nền kinh tế thế giới sẽ có dấu hiệu phát triển chững lại.

Những hóa chất này được các nhà sản xuất Hàn Quốc sử dụng để sản xuất chất bán dẫn và đóng vai trò quan trọng để chế tạo các linh kiện bao gồm chip nhớ, bộ vi xử lý và mạch tích hợp có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm điện tử hiện đại.

Động thái của Nhật Bản

Nhật Bản đã tuyên bố vào ngày 1/7 rằng họ sẽ hạn chế xuất khẩu ba loại hóa chất sang Hàn Quốc bao gồm fluorinated polyimide, resist (chất cản màu) và hydrogen fluoride. Những vật liệu công nghệ cao này được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình hiển thị của smartphone.

ama1zon-adasdar-big
Thương chiến giữa Nhật Bản và Hàn Quốc mới là cuộc chiến có ảnh hưởng nhất đến thế giới công nghệ. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Các điều luật có hiệu lực từ ngày 4/7 và các doanh nghiệp Nhật Bản phải xin phép mỗi lần họ muốn gửi bất kỳ hóa chất nào trong số 3 loại hóa chất trên đến Hàn Quốc. Quá trình đó có thể mất đến khoảng 90 ngày.

Ngoài ra, Tokyo cho biết họ cũng đang lên kế hoạch tước bỏ một số ưu đãi của Hàn Quốc trong quan hệ thương mại giữa 2 nước. Trong một động thái khác, dự kiến vào tháng 8, Hàn Quốc sẽ bị loại bỏ khỏi “danh sách trắng” của các quốc gia được Nhật Bản coi là đáng tin cậy.

Nếu Tokyo thực hiện kế hoạch của mình, các nhà xuất khẩu Nhật Bản sẽ cần giấy phép để chuyển đến Hàn Quốc khoảng 850 mặt hàng có thể được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến vũ khí, theo IHS Markit.

Những hậu quả

Nhật Bản đóng góp đến khoảng 90% nguồn cung cấp fluorinated polyimide và chất cản màu trên thế giới. Trong khi đó, con số đó là khoảng 70% với hydrogen fluoride. Sự thống trị toàn cầu của Nhật Bản đối với các loại hóa chất trên sẽ khiến các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thay thế khi nguồn cung của họ bị phá vỡ bởi các quy định xuất khẩu từ phía Tokyo.

ama1zon-adasdaasdar-big
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều không có lợi nếu tiếp tục để căng thẳng kéo dài. Ảnh: The Economist.

Ngay cả khi họ tìm được nguồn thay thế, các doanh nghiệp Hàn Quốc này có thể gặp phải vấn đề về chất lượng hoặc không có đủ nguồn cung để thực hiện các đơn đặt hàng sản xuất, theo một báo cáo của Lloyd Chan và Shigeto Nagai, 2 chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn Oxford Economics.

Hàn Quốc lại là quê hương của 2 “ông lớn” trong lĩnh vực bán dẫn là Samsung Electronics và SK Hynix. Theo IHS Markit, cả hai cung cấp đến 61% linh kiện được sử dụng trong chip nhớ trên toàn cầu vào năm 2018. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong khâu sản xuất sẽ là tin xấu cho các khách hàng của họ, bao gồm những công ty công nghệ lớn như Apple và Huawei.

Hiện tại, 2 nhà cung cấp của Hàn Quốc vẫn còn dự trữ một lượng chất bán dẫn mà họ có thể tạm thời sử dụng trong lúc chờ giấy phép từ phía Nhật Bản, theo các nhà phân tích từ Citi. Nhưng một khi trữ lương này cạn kiệt, các nhà sản xuất chip có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng thời hạn sản xuất nếu họ không tìm được nhà cung cấp thay thế 2 loại hóa chất trên kịp thời.

Tranh chấp thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xảy ra vào thời điểm căng thẳng kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục làm giảm hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.

Suy thoái đã ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và những nền kinh tế dọc theo chuỗi cung ứng điện tử, bao gồm cả Nhật Bản cùng Hàn Quốc. Đây là một lý do khiến các nhà phân tích cho rằng họ không mong đợi 2 nước tiếp tục đẩy xung đột leo thang và gây tổn hại cho nền kinh tế tương ứng của họ.

Xem thêm

TikTok: Cứ mỗi 3 phút lại xuất hiện thêm nội dung xấu độc

Nội dung độc hại trên TikTok không còn là điều gì đó quá mới mẻ, bản thân nền tảng MXH này cũng đã có những biện pháp nhất định để kiểm soát và hướng tới một môi trường lành mạnh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp đó tới đâu vẫn còn là một dấu hỏi.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận