Hằng ngày chúng ta đều phải cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh. Và chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng cho cơ thể chúng ta đó chính là protein. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem cơ thể sẽ như thế nào nếu bạn không cung cấp đủ lượng protein cần thiết nhé!

Protein là gì?

Protein rất cần thiết cho sức khỏe bởi đây là một chất dinh dưỡng đa lượng – chất dinh dưỡng mà cơ thể rất cần và sử dụng với số lượng lớn.

Protein được tìm thấy khắp cơ thể, có trong cơ, xương, da, tóc và hầu như mọi bộ phận hoặc mô khác của cơ thể. Chúng tạo nên các enzym cung cấp năng lượng cho nhiều phản ứng hóa học và huyết sắc tố mang oxy trong máu. Có ít nhất 10.000 loại protein khác nhau tạo nên con người bạn và giữ cho cơ thể được duy trì.

Cơ thể chúng ta không thể khỏe mạnh nếu thiếu protein (Ảnh: Internet)
Cơ thể chúng ta không thể khỏe mạnh nếu thiếu protein (Ảnh: Internet)

Protein được cấu tạo từ hơn 20 đơn vị cơ bản được gọi là axit amin. Có 9 loại axit amin – histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine – được gọi là các axit amin thiết yếu, phải cung cấp từ thực phẩm.

Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu protein?

Không có một con số cố định áp dụng cho tất cả mọi người vì lượng protein cần thiết cho mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất của cơ thể.

Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ thì với người trưởng thành, chế độ ăn uống khuyến nghị hiện tại (RDA) đối với protein là 0,8g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Trong đó, RDA được hiểu là chế độ ăn uống khuyến nghị hoặc nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày về một chất dinh dưỡng nào đó mà cơ thể chúng ta cần đảm bảo một lượng phù hợp để duy trì sức khỏe.

BlogAnChoi gửi đến bạn các khuyến nghị về việc bổ sung protein như sau:

  • Các chuyên gia gợi ý rằng những người hoạt động thể chất nên ăn lượng protein từ 1,2-2,0g trên mỗi kg mỗi ngày.
  • Một số người, như vận động viên, có thể cần nhiều protein hơn để duy trì khối lượng cơ bắp và hỗ trợ sức khỏe. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu protein của vận động viên có thể vượt quá 2g trên mỗi kg cho một người.
  • Người đang mang thai hoặc đang cho con bú, người lớn tuổi và người mắc các bệnh lý làm tăng nhu cầu protein như ung thư cũng có nhu cầu protein cao hơn so với khuyến nghị hằng ngày.
Bảng khuyến nghị về lượng protein cần nạp vào cơ thể (Ảnh: Internet)
Bảng khuyến nghị về lượng protein cần nạp vào cơ thể (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, không phải ai cũng nên tiêu thụ nhiều protein trong chế độ ăn của mình. Ví dụ, quá nhiều protein có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận và các tình trạng khác. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về định lượng mà cơ thể bạn có thể nạp protein mỗi ngày nhé.

Dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu protein

Mất cơ

Để duy trì khối lượng cơ bắp, bạn cần tiêu thụ đủ protein hàng ngày. Đặc biệt là với những ai đang theo đuổi những bộ môn liên quan đến thể hình thì protein là vô cùng cần thiết.

Nếu bạn không đáp ứng nhu cầu tối thiểu về protein, bạn sẽ bắt đầu mất khối lượng cơ bắp. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ rơi vào tình trạng chậm trao đổi chất, mất cân đối và thậm chí là làm giảm sức mạnh của bạn.

Lượng protein không được nạp đủ thì cơ bắp của bạn sẽ dần bị mất đi (Ảnh: Internet)
Lượng protein không được nạp đủ thì cơ bắp của bạn sẽ dần bị mất đi (Ảnh: Internet)

Nếu lượng protein thiếu hụt quá nhiều thì năng lượng của bạn cũng sẽ giảm dần bởi vì sự thiếu hụt này có thể dẫn đến thiếu máu, các tế bào trong cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết thì bạn sẽ trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến mọi hoạt động hằng ngày.

Hệ miễn dịch suy yếu

Protein tạo nên một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Cung cấp đủ chất đạm vô cùng quan trọng đối với quá trình sản xuất kháng thể – một loại protein liên kết với vi khuẩn và vi rút để bảo vệ bạn khỏi bị bệnh.

Hệ thống miễn dịch suy yếu dẫn đến tăng khả năng nhiễm bệnh (Ảnh: Internet)
Hệ thống miễn dịch suy yếu dẫn đến tăng khả năng nhiễm bệnh (Ảnh: Internet)

Thiếu protein có thể làm giảm chức năng miễn dịch. Ví dụ, thiếu protein có thể khiến kháng thể được tạo ra với số lượng thấp hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Giảm sự phát triển và mật độ xương

Xương của chúng ta được cấu tạo chủ yếu từ collagen – cũng là một loại protein. Đối với trẻ em, thiếu protein có thể làm giảm sự phát triển của xương. Còn đối với người cao tuổi, không đủ protein có thể ảnh hưởng đến mật độ khoáng và sức mạnh của xương. Điều này đồng nghĩa với xương của bạn có thể yếu hơn, mỏng manh hơn.

Thiếu protein làm giảm mật độ xương (Ảnh: Internet)
Thiếu protein làm giảm mật độ xương (Ảnh: Internet)

Các nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi tiêu thụ lượng protein nhiều hơn có mật độ khoáng xương cao hơn và ít có khả năng bị gãy xương hơn so với những người lớn tuổi ăn ít protein hơn.

Da và tóc bị tổn thương

Ngoài những điều trên thì chế độ ăn thiếu protein có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tóc, bởi vì cả hai đều được tạo ra từ protein. Protein rất quan trọng cho sự phát triển và duy trì mái tóc và làn da khỏe mạnh. Nếu bạn không bổ sung đủ lượng chất có thể dẫn đến các triệu chứng như da khô, lão hóa sớm và tóc mỏng.

Tóc hư tổn là dấu hiệu của thiếu protein (Ảnh: Internet)
Tóc hư tổn là dấu hiệu của thiếu protein (Ảnh: Internet)

Hãy lưu ý rằng nếu lượng protein quá thấp có thể kích hoạt telogen effluvium – tình trạng rụng tóc quá nhiều.

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến tóc gãy rụng hoặc không rõ nguyên nhân vì sao rụng thì bạn nên tìm hiểu xem cơ thể của mình có đang thiếu protein hay không nhé.

Mua sản phẩm phục hồi tóc từ protein

Làm thế nào để cung cấp đủ protein cho cơ thể?

Protein rất quan trọng đối với sức khỏe và thiếu protein có thể tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, xương,… Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo bổ sung đủ lượng protein hàng ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm chức năng.

Mặc dù nhu cầu protein thay đổi đáng kể dựa theo các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động, nhưng hầu hết mọi người có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu protein bằng cách thêm nguồn protein vào mỗi bữa ăn. Có rất nhiều nguồn protein từ động vật và thực vật để bạn lựa chọn.

Nguồn protein động vật bao gồm:

  • Trứng
  • Thịt gà
  • Thịt đỏ như thịt bò và thịt nai
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai
  • Bột protein làm từ váng sữa và lòng trắng trứng
Nguồn thực phẩm chứa protein (Ảnh: Internet)
Nguồn thực phẩm chứa protein (Ảnh: Internet)

Nguồn protein từ thực vật bao gồm:

  • Các loại đậu
  • Các loại hạt
  • Các sản phẩm đậu nành như đậu phụ
  • Bột protein từ thực vật
  • Một số loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, áp dụng chế độ ăn có cả nguồn protein từ động vật và thực vật là vô cùng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến thì chỉ nên ăn vừa đủ, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Mua viên uống tổng hợp protein

Tham khảo video chia sẻ về các thực phẩm giàu protein:

Tham khảo chia sẻ về tầm quan trọng của chất dinh dưỡng này:

Mời bạn đọc thêm các bài viết liên quan:

Tài liệu tham khảo:

  • National Institutes of Health
  • Health
  • Harvard – Nutrition Source
  • Tài liệu chuyên môn Viện dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh

Cảm ơn độc giả đã quan tâm đến bài chia sẻ trên, hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Lợi ích của rau thơm đối với sức khoẻ giúp tăng cường dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh tật

Chắc hẳn mỗi chúng ta không còn xa lạ gì với những loại rau thơm trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là món ăn kèm được nhiều người yêu thích, rau thơm còn có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như vitamin A, canxi,… Dưới đây là một số lợi ích của rau thơm rất tốt ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận