Chế độ ăn thực dưỡng những năm gần đây đang dần trở thành một trào lưu phổ biến trong cộng đồng từ giới trẻ đến lớp trung niên. Ăn thực dưỡng được biết đến như là chế độ ăn kiêng hợp mốt, một chế độ dinh dưỡng vì sức khỏe. Tuy nhiên cũng có không ít người hiểu sai về chế độ ăn thực dưỡng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy thực dưỡng là gì và chế độ ăn thực dưỡng như thế nào mới là khoa học? Hãy cùng khám phá với BlogAnChoi trong bài viết này nhé!
1. Nền tảng của chế độ ăn thực dưỡng
Chế độ ăn uống thực dưỡng thuở ban đầu dựa trên ý tưởng cân bằng âm dương. Chế độ ăn uống này đưa ra kế hoạch ăn uống sao cho đạt tỷ lệ âm dương là 5:1.
Thực dưỡng sử dụng nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt (như đậu, gạo nguyên cám), rau củ quả, trái cây, các chế phẩm từ đậu nành lên men và rong biển. Các loại nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo thành bữa ăn theo nguyên tắc cân bằng của Trung Quốc cổ đại được gọi là cân bằng âm dương.
2. Các loại thực phẩm nên ăn và không nên trong chế độ ăn thực dưỡng
Các loại ngũ cốc được khuyến khích dùng nhiều trong thực dưỡng, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và các chế phẩm từ chúng (gạo lứt, gạo đỏ, gạo nâu), mì soba của Nhật Bản (làm từ hạt kiều mạch), các loại rau củ, trái cây, đậu và các sản phẩm từ đậu, gia vị không quá nặng, cá, các loại hạt, đồ uống không có chất kích thích.
Các thực phẩm mang tính dương thường cứng, đặc, nặng và có tính nóng, trong khi những thực phẩm mang tính âm thì có tính giãn nở, nhẹ, có tính hàn và dễ khuếch tán. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính tương đối, vì trong mỗi loại thực phẩm đều mang cả 2 tính dương và âm, nếu tính dương mạnh hơn thì xếp nó vào thực phẩm mang tính dương, ngược lại nếu tính âm mạnh hơn thì xếp nó vào loại thực phẩm mang tính âm.
Có một số loại thực phẩm có tính cân bằng giữa âm và dương được khuyên dùng là gạo lứt, hạt kê, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, hạt yến mạch, diêm mạch.
Một số loại rau củ mang tính cực kỳ âm, không nên sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn thực dưỡng như: cà chua, ớt, khoai tây, cà tím, rau bina, củ cải đường, bơ.
3. Thực hành chế độ ăn thực dưỡng
Chúng ta có thể tham khảo chế độ ăn thực dưỡng theo kiểu Nhật Bản như sau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý và điều kiện của mỗi người mà chế độ ăn này có thể thay đổi.
- Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là gạo lứt: 40 đến 60%
- Rau củ: 25 đến 30%
- Các loại đậu: 5 đến 10%
- Rong biển: 5%
- Súp miso: 5%
- Thực phẩm được chế biến theo kiểu truyền thống hoặc thực phẩm tự nhiên: 5 đến 10%
- Thủy hải sản, các loại hạt và bơ hạt tách vỏ, gia vị, chất tạo ngọt, trái cây và đồ uống không có chất kích thích có thể được sử dụng từ hai đến ba lần mỗi tuần.
- Các sản phẩm thịt từ động vật được nuôi lớn lên trong tự nhiên có thể được thêm vào theo nhu cầu của cá nhân.
Bên cạnh việc lên một chế độ ăn theo tiêu chuẩn thì cách ăn cũng cần được chú ý.
- Ăn chậm, nhai kỹ, nhai ít nhất 50 lần trước khi nuốt.
- Ăn 2 – 3 lần trong ngày và tâm trạng phải thật vui vẻ, thoải mái khi ăn.
- Nên uống nước khi nào thấy khát.
- Ăn vừa đủ, không nên ăn uống quá no.
- Tránh sử dụng thực phẩm chế biến hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, lò viba, bếp điện từ.
Khi thực hiện chế độ ăn thực dưỡng, chúng ta nên kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý để đạt kết quả tốt nhất.
4. Chế độ ăn thực dưỡng có đảm bảo đủ dưỡng chất?
Nhìn chung, chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Tuy chưa có số liệu chứng minh thực tế nhưng từ các nguyên liệu và cách thực hành ăn uống của nó chúng ta đều có thể thấy được.
Thành phần rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp hạ thấp nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch và ung thư. Do đó đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc mắc bệnh lý tim mạch thì thực dưỡng là một chế độ ăn khá lý tưởng bởi nó hạn chế thành phần chứa đường và hạn chế chất béo.
Đồng thời, nguyên liệu của chế độ ăn thực dưỡng cũng đa dạng giúp đảm bảo đầy đủ dưỡng chất theo tháp cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn thực dưỡng là phương pháp không chỉ mang lại sự khỏe mạnh cho con người mà còn giúp tinh thần thoải mái, tất nhiên với điều kiện rằng bạn hiểu đúng và áp dụng đúng phương pháp ăn thực dưỡng nói trên nhé!
Mời bạn đọc tiếp những bài viết lý thú khác của BlogAnChoi:
- Tại sao khi uống cà phê lại đi vệ sinh “dễ hơn”?
- 6 loại thực phẩm bổ dưỡng cho làn da khỏe đẹp, các chị em nên ăn mỗi ngày
Chúc bạn luôn có sức khỏe như ý và theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết bổ ích nhé!
Mình đang theo chế độ thực dưỡng, sức khoẻ tốt lên rất nhiều
muốn bắt đầu ăn chế độ này thì có cần tham khảo ý bác sĩ trc ko ạ?
ăn ít ko bằng ăn đủ chất, thế thì sức khỏe mới tốt lên đc
mình có bạn giảm cân bằng chế độ này nè
bài viết rất hay, cảm ơn tác giả