Trong thời kì thai nghén có một chế độ ăn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng là rất cần thiết. Đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi phát triển toàn diện và có một thai kì khỏe mạnh. Ăn uống đa dạng rất quan trọng, tuy nhiên cần tránh một số thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bài viết dưới đây của BlogAnChoi sẽ cung cấp 10 loại thực phẩm bà bầu cần kiêng trong thời kì mang thai.

1. Rau ngót

Rau ngót là loại rau khá phổ biến trong bữa cơm của người Việt, nó rất giàu dinh dưỡng, chất xơ, vitamin B1, B6, magie, vitamin C… rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, bà bầu nhất là trong ba tháng đầu cực kì cẩn thận vì rau ngót chứa hợp chất papaverin gây co thắt tử cung ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đặc biệt là phụ nữ có tiền sử sảy thai tuyệt đối không dùng rau ngót. Các bà bầu có cơ địa và thể trạng tốt một tuần ăn một bữa rau ngót cũng không sao.

2. Măng tươi và măng chua

Măng là món ăn không còn xa lạ với cách chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn như canh măng vịt, măng xào, măng nộm… và đặc biệt món măng cực kì hấp dẫn các bà bầu vì mùi vị ngon thơm, rất nhiều mẹ đã thắc mắc có ăn được măng không?

Măng chứa lượng chất xơ rất lớn, tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên ngày nay các mẹ bầu lạm dụng ăn quá nhiều măng trong bữa ăn gây nên hậu quả xấu khi mang thai, và lại dùng quá nhiều măng chua ngâm hóa chất cưc kì không tốt cho bà bầu.

3. Ngải cứu

Ngải cứu là loại rau có vị đắng, cay, tính ấm với công dụng ôn bào cung, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, cầm máu… được coi là thuốc bổ hay hầm với gà, chim, tim để tẩm bổ rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nó chứa một lượng lớn methanol rất dễ gây sảy thai nếu dùng quá liều lượng cho phép 80 – 150mg/ngày.

Bà bầu không nên ăn ngải cứu (Ảnh: Internet)
Bà bầu không nên ăn ngải cứu (Ảnh: Internet)

Ngoài 3 tháng đầu có thể ăn một chút rau ngải cứu để bớt cảm giác thèm ăn và đa dạng thực phẩm

4. Đồ ngọt

Các bà bầu rất dễ thèm đồ ngọt và ăn rất nhiều để giảm căng thẳng và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên ăn quá nhiều đồ ngọt từ các loại bánh, kẹo, hoa quả chứa nhiều đường, nước mía, trà sữa… làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kì cho các mẹ bầu.

Tiểu đường thai kì có hậu quả rất nghiêm trọng như thai nhi cân nặng quá lớn, tiền sản giật, gây lưu thai. Vì vậy nên hạn chế ăn đồ ngọt, ăn vừa phải và có kiểm soát để có một thai kì khỏe mạnh.

5. Đồ ăn nhanh, đồ chứa nhiều dầu mỡ

Ngày nay, trên các con phố, lề đường các quán đồ ăn nhanh mọc lên rất nhiều. Các mẹ bầu có thói quen hay ăn đồ ăn nhanh. Thực chất đồ ăn nhanh không hoàn toàn xấu nhưng quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh, chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu, gây béo phì thừa cân cho mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.

Đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

6. Đồ ăn để qua đêm

Đồ ăn để qua đêm hay nấu chín để tủ lạnh chứa các loại vi khuẩn, bà bầu không nên sử dụng dễ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé.

7. Đồ ăn tái chưa chín

Bà bầu cần ăn chín, uống chín, tránh xa các loại thực phẩm tái như trứng gà trần hay bò tái vì có chứa các loại vi sinh vật chưa được tiêu diệt gây ảnh hưởng xấu đến bà bầu.

8. Đồ có ga, cà phê

Đồ uống có ga chứa rất nhiều đường làm tăng nguy cơ thừa cân và tiểu đường thai kì cho phụ nữ mang thai.

Đồ có ga không tốt cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet)
Đồ có ga không tốt cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet)

Cafe gây kích thích thần kinh làm cơ thể mẹ bầu mất ngủ và tăng huyết áp mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

9. Dứa

Dứa chứa rất nhiều vitamin C, magie, vitamin nhóm B, sắt, chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu từ tháng thứ 4 không nên ăn quá 200g dứa/ngày vì có thể gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

10. Đu đủ xanh

Nhựa đu đủ xanh chứa chất papain gây co thắt tử cung dễ gây sảy thai, vì vậy bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng đu đủ xanh trong chế độ ăn.

Tuy nhiên ăn đu đủ chín lại rất tốt cho phụ nữ có thai vì nó chứa nhiều vitamin A, B, C, magie, sắt…

Ngoài các thực phẩm cần tránh như trên, trong thời kì mang bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, ăn các loại hạt, bổ sung thêm sữa chua, sữa hút, ăn thêm trái cây để đa dạng khẩu phần ăn có đủ đạm, rau, chất xơ để có một thai kì khỏe mạnh. Và cần bổ sung thêm các chất:

  • Sắt
  • Canxi
  • Acid folic
  • Vitamin tổng hợp

Để chắc chắn các thực phẩm bổ sung có an toàn cho bản thân hay không, các bà bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn vừa dinh dưỡng vừa khoa học cho một thai kì thật khỏe mạnh.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Ăn trái cây như thế nào để không lo tăng cân?

Trong cuộc sống hiện đại, chế độ ăn lành mạnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng được nhiều người quan tâm. Trái cây với hương vị tuyệt vời và cung cấp nhiều dưỡng chất thường được coi là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những người quan tâm đến việc kiểm soát ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận